Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bả đậu ta - Bả đậu nam - Bả đậu tây pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.45 KB, 5 trang )

Bả đậu ta - Bả đậu nam - Bả đậu tây


Dầu lai (Bả đậu nam) - Jatropha curcas
Trong dân gian thường có sự lầm lẫn về tên gọi và cách dùng của 3 cây
Bả đậu thường dùng làm bả giết chuột, chó và cũng có khi dùng làm thuốc
cho người, có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng
Cây Bả đậu (Croton tiglium L.) còn gọi là cây Ba đậu, Bả đậu ta, cây Hoắt,
Mần để, Mác vát (Thổ), Purging Croton hay True Croton (Anh), thuộc họ Thầu
dầu (đại kích - Euphorbiaceae).
Tiểu mộc cao 3 - 6 m, không lông. Phiến to vào 6 - 8 x 4 - 5 cm, đầu tà có
mũi ngắn, đáy có 3 gân chính và 2 tuyến gần nơi ngắn của cuống, bìa có răng cưa
thấp, mỏng.
Chùm hoa ở chót nhánh, đứng cao đến 20 cm; hoa đực có 5 cánh hoa 2
mm; 15 - 17 nhị (đực); hoa cái không cánh hay 1 - 2 cánh hoa, vòi nhụy 6. Nang
cao 2 cm; hột nâu xám, bầu dục, cao khoảng 1 cm. Trồng hay mọc hoang đến cao
độ 600 m: Hà Nội, Bắc Thái, Hà Sơn Bình, miền Trung. Hoa tháng 4 - 6, trái
tháng 8 - 9, chứa 3 hột.
Lá, hột và vỏ cây có độc (thời xưa dùng trị sung huyết phổi, nay ít nơi
dùng), trị viêm, bướu, đau răng, táo bón nặng; mủ dính da gây phù và tạo thẹo
vĩnh viễn. Hột trị nọc rắn, táo bón nặng, nhưng cũng có thể gây ung thư.
Dầu hột (dầu bả đậu) chứa phorbol 12-O-decanoat-13-O-acetat, acid tiglic,
xổ mạnh và nhanh (1 giờ sau khi uống), độc (chỉ sử dụng khi bị bón lâu ngày, khó
trị với liều 1/2 - 1 giọt dầu bả đậu trong một ngày). Chữa phù thũng - hạt giã ép bỏ
dầu: 1 đến 5 centigram (0,01 - 0,05 g) sắc uống.
Người Trung Quốc, gọi là “Bã dòu”, dùng với liều lượng rất nhỏ, trị kinh
phong, sung huyết phổi. Hột chứa phorbol este chống HIV.
Nhớ là tất cả các bộ phận của cây Bả đậu đều rất độc.
Cây Bả đậu tây, còn có tên Mã đậu, Sandbox Tree (Anh), Arbre du Diable
(cây của quỷ - Pháp), tên khoa học Hura crepitans L., cùng họ Euphorbiaceae với
Bả đậu ta. Có nơi còn gọi là cây Vông đồng (nhưng Vông đồng là tên một cây


khác có dáng tương tự cây Vông nem, lá kép gồm 3 lá chét chứ không phải cây
này).
Bả đậu tây là đại mộc, có thể cao 30 mét, di thực từ Trung Mỹ, thân có gai,
bẻ nhánh chảy nhiều nhũ dịch (mủ trắng), cành lá sum suê nên trước kia thường
được trồng lấy bóng mát ở sân trường hay dọc lộ.
Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây (hoa đơn phái, đồng chu). Có lẽ vì
cây dễ bị gãy đổ khi có mưa to, gió lớn và hột Bả đậu có tính xổ mạnh, có thể gây
chết người nếu ăn hột, nhất là khi trẻ con ưa lấy trái và hột để chơi rồi ăn phải, nên
nay ít được trồng.
Cũng như Bả đậu ta, Bả đậu tây có độc tính cao. Trong thuốc nam có dùng
hột Bả đậu tây sao tồn tính, tán bột làm thành viên bằng hột tiêu để làm thuốc
nhuận trường, xổ với liều 1 - 2 viên. Nhưng coi chừng dùng liều cao bị ngộ độc.
Cây Bả đậu nam, còn gọi cây Dầu lai, cây Dầu mè, Đậu cọc rào, Purging
nut tree (Anh), Pourghère (Pháp), tên khoa học Jatropha curcas L.
(Euphorbiaceae).
Bả đậu nam (Dầu lai) là tiểu mộc, cao 1 - 5 m, có nhũ dịch trong, nhiều.
Phiến không lông, đáy hình tim, có thùy; cuống dài 5 - 12 cm. Tảng phồng lưỡng
phân, đồng chu; lá đài 5; cánh hoa 5, trắng; nhị 5 dính nhau, 5 rời. Trái nang to 2,5
cm, vàng lúc chín, chứa 3 hột cao 18 mm, đen, mòng trắng.
Gốc Brasil, mọc hoang hoặc trồng khắp nước ta để lấy hột ép dầu.
Hột có dulcitol. Dầu từ hột độc (chứa curcin là một toxalbumin), có khi
dùng để xổ mạnh (độc), chỉ dùng bôi ngoài da trị ghẻ và lở loét ngoài da. Nhũ dịch
(mủ) dùng thuốc cá. Vỏ cây chứa b-amirin, taraxerol, b-sitosterol; lá, chồi chứa? -
amirin, campesterol. Lá già độc, có tính chống ung thư bạch huyết (leukemia),
nhưng đọt có khi luộc ăn và có nơi dùng như trà hay đắp vú lợi sữa. Mủ cầm máu
tốt, trị nhọt, lở miệng.
Dầu ép từ hột Dầu lai ngày nay được pha 5 - 20% thế dầu diesel chạy máy.
Tóm lại, cả ba cây Bả đậu (Bả đậu ta, Bả đậu nam, Bả đậu tây) đều rất độc,
phải cẩn thận vì có thể gây chết người.
DS. PHAN ĐỨC BÌNH



×