Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Xử trí trường hợp đau bụng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.71 KB, 5 trang )

Xử trí trường hợp đau bụng

Đau bụng có thể thay đổi từ khó chịu nhẹ tới mức độ nặng. Có nhiều
nguyên nhân gây đau bụng. Đa số không nghiêm trọng nhưng một số khác có thể
chỉ ra tổn thương nghiêm trọng như xuất huyết nội, cấp cứu tiềm tàng như viêm
ruột thừa hoặc lóet dạ dày, hoặc một bệnh của cơ, ví dụ, thóat vị hoặc căng cơ.
Nếu đau bụng ở trẻ nhũ nhi có kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc nôn ói, nên cần sự trợ
giúp của nhân viện y tế ngay lập tức. Điều quan trọng là phải tham vấn bác sĩ nếu
cơn đau bụng tái phát, thậm chí nó xảy ra rất ngắn.
Lọai đau :
Đau bụng chung chung
Đau đột ngột làm trẻ khóc thét và co rút chân, đau dữ dội gần rốn rồi di
chuyển xuống bên phải
Những triệu chứng khác :
Mệt mỏi, chảy nước mắt, viêm họng, sốt, nghẹt mũi. Trẻ dưới 4 tháng tuổi :
sốt, chán ăn, nôn ói
Những nguyên nhân có thể :Stress, nhiễm trùng họng, cảm lạnh, cơn co
thắt, viêm ruột thừa
Điều trị đau bụng:
1. Hỏi tiền căn đau để loại trừ chấn thương gần đây, ngộ độc tiềm
tàng (xem hoặc bệnh tiềm ẩn.
2. Giúp đỡ bệnh nhân ở tư thế dễ chịu và chườm nóng để giảm đau.
3. Nếu đau nặng hoặc không giảm trong nửa giờ, cần sự trợ giúp của
nhân viên y tế.
Cần sự trợ giúp của nhân viên y tế sớm hoặc gọi xe cứu thương nếu đau có
kèm với:
· Nôn ra máu đỏ (loét dạ dày xuất huyết tiềm tàng)
· Sốt cao (có thể nhiễm trùng, như viêm phúc mạc, gây ra do vỡ
ruột thừa)
· Bụng cứng (có thể chỉ ra xuất huyết nội)
· Những dấu hiệu của sốc



ĐAU QUẶN
Đau quặn là một lọai đau bụng mà trẻ thường bị trong 4 tháng đầu của cuộc
đời, hay xảy ra vào buổi tối. Trẻ nhỏ, người khỏe mạnh, sẽ bị những cơn đau làm
cho nó khóc thét và có rút chân về phía bụng. Đau quặn không phải là một bệnh và
biến mất đi không cần điều trị khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi. Nguyên nhân của
đau quặn thì chưa được rõ nhưng người ta nghĩ là do co thắt ruột.
thuốc thì không cần thiết cho điều trị đau quặn và điều trị tốt nhất là tạo
cảm giác dễ chịu cho trẻ. Hoạt động nhịp nhàng như đu đưa hoặc bế trẻ có thể làm
xoa dịu cơn đau.

THOÁT VỊ
Thoát vị xảy ra khimột phần các cơ quan trong ổ bụng xuyên qua khỏi
thành bụng tạo ra một khối căng rõ ràng. Đôi khi gây ra đau, nhiều thoát vị tự khỏi
khi nghỉ ngơi. Một số khác có thể cần phải được phẫu thuật sửa chữa.
Đôi khi thoát vị trở nên bị xoắn, ngăn cản dòng máu tới nuôi phần nhô ra
đó. Đây là một tình trạng nguy hiểm tiềm tàng và cùng với căng, người bệnh nhân
có thể bị nôn ói và đau nhiều.

ĐIỀU TRỊ
1. Để người bệnh ở tư thế dễ chịu. Nếu thoát vị không đau, đề nghị
bệnh nhân nên cần được giúp đỡ bởi nhân viên y tế càng sớm càng tốt. Khuyên
bệnh nhân không nên cố gắng đẩy khối thoát vị về chỗ cũ và bạn cũng đừng làm
như vậy.
2. Nếu thoát vị gây đau, giúp đỡ bệnh nhân ở tư thế dễ chịu và gọi ngay
bác sĩ. Nếu đau nặng hoặc có kèm với nôn ói hoặc dấu hiệu của shock, gọi xe cứu
thương.

×