Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 4) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.42 KB, 5 trang )

Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm
(Kỳ 4)

Dầu gội đầu (shampoo)
Tuyến bã ở mỗi chân tóc liên tục tiết ra bã nhờn để bao phủ mặt ngoài sợi
tóc để bảo vệ chống mất nước từ lớp giữa và lõi trong của sợi tóc. Nước trong lõi
(tủy) tóc giữ cho sợi tóc được mềm mại và dẻo dai. Thêm vào đó bã nhờn làm cho
sợi tóc trở nên óng ả. Nhưng vì tích lũy mãi trên tóc, bã nhờn trở nên là chất giữ
bụi, gàu và vi khuẩn khiến mái tóc trở nên u ám và dơ bẩn. Shampoo thật ra là dầu
gội đầu để lấy đi chất nhờn thừa ấy và chất dơ. Dầu gội đầu lý tưởng là sau khi gội
đầu xong phải để lại một lớp nhờn mỏng và không làm thay đổi pH của tóc (bình
thường tóc có pH acid). Nếu tóc quá kiềm vì hầu hết các shampoo đều làm từ
detergent kiềm, khiến những vảy nhỏ làm nên vỏ bọc sợi tóc bị tróc ra và sợi tóc
thay vì mượt mà, sẽ trở nên gồ ghề, bắt ánh sáng không đều nên mất óng ả. Một số
shampoo nạp tĩnh điện vào tóc làm cho những sợi tóc rời rạc ra (tích điện tử cùng
dấu nên đẩy nhau). Những loại shampoo quá kiềm, hoặc do gội quá nhiều lần, có
thể làm hỏng vỏ bọc sợi tóc khiến nó lòi lõi tóc ra nên tóc bị gãy đôi, sù sì khó
chải, bị chẻ ngọn. Đó chính là lỗi của shampoo, thế mà họ lấy đó làm điều quảng
cáo cho người ta dùng shampoo!
Những loại shampoo đầu tiên làm từ dầu dừa. Hiện nay vẫn còn vài loại
này trên thị trường, lợi điểm của shampoo thiên nhiên là ít có nguy cơ lấy đi tất cả
chất nhờn của tóc. Nhưng khuyết điểm là có thể tạo đám ghét khoáng mà ngày nay
các nhà sản xuất đã khắc phục được bằng cách thêm vào detergent làm sạch mà
không để lại ghét khoáng. Vài loại detergent lại kiềm hơn xà bông và vì vậy hại
tóc nhiều hơn. Vài loại detergent mạnh nhất như lauryl sulfat natri hay amonium
cho bọt nhiều dù nước mềm hay cứng, rất dễ gội sạch, lại rất rẻ. Vì vậy các nhà
sản xuất thường dùng hai loại này cho shampoo (do đó người sử dụng phải coi
chừng kẻo hư tóc) - gội đầu xong, xả nước thật sạch, lau hay quạt khô tóc, rất khó
chải tóc vì rít. Phải dùng lược thưa chải trước rồi mới dùng lược dày.
Ít kiềm hơn là sulfat laureth. Loại nhẹ nhất “ít kiềm nhất” gọi là lưỡng tính
(amphoteric), nó không lấy hết tất cả bã nhờn trên tóc và không hại vỏ sợi tóc. Vì


nó không làm cay mắt như detergent kiềm nên cũng dùng làm dầu gội đầu trẻ con
(baby shampoo).
Một số sản phẩm như Johnson’s baby shampoo chỉ gồm detergent lưỡng
tính, những loại khác có một trong những laureth hòa lẫn trong ấy. Loại shampoo
giữ pH acid bình thường của tóc thường chứa một acid như acid citric, để trung
hòa tính kiềm của detergent. Những loại shampoo điều hòa (conditioner) thường
chứa dầu hay protein động vật được “thủy giải” (hydrolized), đó là từ mà nhà sản
xuất dùng cho có vẻ “khoa học” mà thôi. Mục đích của shampoo để loại chất nhờn
và gàu, vì vậy nó còn có nghĩa là tiêu hóa hay phân hủy hiệu lực của những chất
“điều hòa” thêm vào đó rất đáng nghi ngờ! Loại shampoo tẩy gàu chứa hóa chất
chống vi khuẩn như pirithion kẽm, được coi như để tẩy bỏ cơ chế làm nhanh tiến
trình sừng hóa da đầu. Dù cho kẽm là chất cần thiết để chống sự sừng hóa, nhưng
shampoo chỉ ở lại trên da đầu một thời gian ngắn thôi nên tác dụng của nó rất
mỏng manh.
Nước gội đầu (hair rinses) và điều hòa tóc (hair conditioner)
Những sản phẩm này dùng để giải quyết hai vấn đề. Một là hậu quả của
shampoo làm tóc bị kiềm và sạch mất lớp bã nhờn bảo vệ. Hai là khắc phục
thương tổn gây ra bởi thuốc nhuộm tóc, sấy tóc Vấn đề này có vẻ quan trọng
hơn. Người ta cho vào loại này những chất làm dày sợi tóc, giúp che lấp những
chỗ nứt nẻ của vỏ bọc sợi tóc và làm cho tóc bóng mượt… Nhưng chính những
chất này làm tóc mau dơ bẩn, tróc ra thành gàu. Như vậy chính chúng sinh gàu mà
nhà phân phối lại lấy đó làm quảng cáo: “shampoo chuyên trị gàu!”.
- Gội chua (acid rinses): đưa tóc trở lại pH acid tự nhiên, giảm sưng phồng
nơi sợi tóc và làm cho vỏ tóc trở nên mượt mà. Gội đầu bằng nước acid (sau khi
gội shampoo đã sạch) còn thay đổi điện tích trên tóc nên tóc ít bị rời rạc và còn lấy
đi ghét khoáng do shampoo gây nên. Gội acid là cách cổ điển nay vẫn còn hữu
dụng như dùng acid acetic của giấm hoặc acid citric của nước cốt chanh tươi.
- Gội điều hòa (conditioning rinses) để tạo lại lớp bã nhờn đã bị shampoo
lấy đi. Những sản phẩm loại này trên thị trường thường có clorur stearalkonium
nhằm chống lại hậu quả do điện tích của detergent có ion âm. Nước gội này cũng

có thể chứa chất kiềm, làm sợi tóc sưng phồng để chất điều hòa thấm vào bên
trong sợi tóc, thêm dầu hay chất béo, chất làm dày, chất bảo quản, làm ẩm và chất
tạo mùi, màu. Các loại shampoo này gội xong làm tóc óng mượt nhưng chính
chúng là shampoo mau làm dơ tóc, sinh gàu nhiều nhất!
Dầu gội điều hòa nhẹ nhất như Tame, trong đó có clorur stearakonium và
chất làm mềm nhẹ. Một loại sữa Sil kience extra body kết hợp clorur
stearalkonium và protein động vật thủy giải. Loại mạnh nhất như Flex extra body
có thêm chất dính như balan hay sáp mềm như cồn cetil, cồn cetearil, PEG 100,
stearat và polisorbat 60, chỉ làm tóc mau dơ, nên phải gội mỗi ngày - và thế là tốn
tiền cho mái tóc hơn cái bao tử.
Nếu tóc bạn bình thường mạnh khỏe, không nhờn không khô, ít rời rạc thì
có thể gội shampoo rồi gội điều hòa lại bằng nước chanh (để trung hòa tính kiềm
của shampoo) xong gội lại bằng nước sạch. Tóc đã bị thương tổn bởi thời tiết, hóa
chất có thể nhờ đến chất điều hòa mạnh để lấp các khe nứt của sợi tóc và tạo nên
lớp nhờn che chở. (Không có chất điều hòa thì sau khi gội shampoo, xả nước sạch,
gội lại với nước chanh rồi chờ khô chải tóc với ít dầu phộng hay vaselin).
Bạn có thể điều hòa quá độ tóc của bạn không? Dùng quá nhiều chất điều
hòa không gây nguy hại cho tóc nhưng có thể làm cho tóc dính lại, mau dơ, nhiều
gàu nên phải gội hoài như nêu trên. Có một chất điều hòa không dính vào sợi tóc
lành. Vì vậy một số sản phẩm ấy được quảng cáo rằng “chỉ cho sợi tóc cần nó
thôi”…

×