Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mùa đông bàn thêm về phòng trị cúm A/H1N1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.8 KB, 8 trang )

Mùa đông bàn thêm về phòng -
trị cúm A/H1N1

Bác sĩ Vinay Goyal, MBBS, DRM, DNB (chuyên viên hồi sinh và tuyến
giáp trạng) đã có trên 20 năm kinh nghiệm. Ông đã làm việc tại các bệnh viện
Hinduja, Bombay, Saifee, Tata Memorial Hiện ông là khoa trưởng khoa y
học hạt nhân và trưởng phòng tuyến giáp trạng thuộc Trung tâm tim và khẩn
cấp Ridhivinayak, Malad (India). Lời nhắn sau đây của ông, có thể rất hữu lý
và quan trọng mà mọi người nên biết:
Lời khuyên tốt để ngừa cúm
Lối xâm nhập thường nhất của virus cúm là qua hai lỗ mũi và miệng. Đối
diện với cơn dịch cúm A/H1N1 toàn cầu như hiện nay, thật khó mà tránh không
tiếp xúc với virus H1N1 dẫu cho chúng ta có cẩn thận đến đâu đi nữa. Vấn nạn ở
đây không phải là sự tiếp xúc với siêu vi A/H1N1 mà là sự sinh sôi nảy nở của
chúng.
Trong khi bạn còn khỏe mạnh và không có triệu chứng bị nhiễm siêu vi
A/H1N1 và nếu bạn muốn ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của chúng, cùng các biến
chứng trầm trọng và các sự nhiễm khuẩn phát sinh khác, bạn có thể áp dụng một
số biện pháp rất đơn giản sau đây, không được nêu rõ ràng trong các thông tư y
học chính thức (thay vì chú trọng đến việc tàng trữ thuốc N95 hoặc Tamiflu…):
- Thường xuyên rửa tay (được nói đến rõ ràng trong các thông tư y học
chính thức).
- Nguyên tắc “Không sờ tay vào mặt”. Tự chế mọi ý muốn đụng vào bất cứ
phần nào trên mặt (trừ trường hợp bạn muốn ăn, rửa hoặc tát mặt).
- Súc miệng hai lần mỗi ngày bằng nước ấm với chút muối (dùng nước súc
miệng khử trùng nếu bạn không tin muối). Virus A/H1N1 cần từ 2 tới 3 ngày kể từ
khi xâm nhập vào họng/mũi, để sinh sôi nảy nở và gây triệu chứng tác hại. Chỉ cần
súc miệng đủ để ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của chúng.
Nói cách khác, súc miệng bằng nước muối có cùng tác dụng đối với người
khỏe mạnh như Tamiflu đối với người nhiễm bệnh. Xin chớ coi thường cách thức
ngừa bệnh đơn giản, rẻ tiền mà hữu hiệu này.


- Tương tự như điều 3, “Chùi lỗ mũi tối thiểu một lần mỗi ngày bằng nước
muối ấm”. Không phải ai cũng rành Jala Neti hoặc Sutra Neti (các thế yoga rất
công hiệu cho việc tẩy sạch lỗ mũi), nhưng “hỉ mũi thật mạnh mỗi ngày một lần,
cùng chùi hai lỗ mũi bằng que bông gòn chấm nước muối ấm là một cách rất hữu
hiệu làm giảm thiểu số lượng virus”.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng thức ăn giàu vitamin C (các loại trái
cây họ cam, quýt, xơ ri) và kẽm. Có thể uống thêm mỗi ngày 1 viên kẽm gluconat
và 200 mg vitamin C giúp kẽm hấp thu tốt cho hệ miễn dịch.
- Uống tối đa nước ấm mà bạn có thể uống (trà, nước chín).
- Uống nước ấm có cùng công hiệu như việc súc họng, nhưng về hướng đối
nghịch, nó cuốn các virus đang sinh sản trong họng vào bao tử - nơi mà chúng
không thể sống sót, sinh sản hoặc gây bất cứ tác hại nào.

Điều trị cúm càng sớm càng dễ
Siêu vi khuẩn cúm thường không làm chết người nếu cơ thể người bệnh có
sức đề kháng tốt, vì sức đề kháng của cơ thể luôn ức chế không để siêu vi phát
triển. Vì thế cảm, cúm kể cả cúm A/H1N1sẽ tự lành sau vài ba ngày, nhờ cơ chế
nóng sốt để ức chế sự sinh sản siêu vi, đồng thời hệ miễn dịch tấn công siêu vi. Do
đó việc đầu tiên là nâng cao sức đề kháng bằng cách uống ngày 1 viên đa sinh tố
khoáng chất. Nếu trong viên thuốc ấy không có kẽm thì uống kèm thêm 1 viên
kẽm 15 mg và 200 – 500 mg sinh tố C với nhiều nước ấm và nằm nghỉ.
Biện pháp nồi xông cổ truyền với vài ba thứ lá (như Sả, Bạch đàn, Tràm,
Kinh giới, Ổi, Mận, Chanh, Bưởi…) rồi ăn cháo giải cảm nóng với nhiều Hành,
Tỏi, Ngò, Gừng, Nghệ… cũng rất hữu hiệu.
Thuốc nam: có thể dùng 3 - 4 loài có tính kháng siêu vi như:
Mận (Roi) 50 g lá tươi.
Khuynh diệp hoặc Tràm 30 g lá tươi.
Thù lù cạnh (Physalis angulata) 50 g cành lá tươi.
Rau Sam (Portulaca oleracea) 50 g cây tươi.
Phèn đen (Phyllanthus reticulatus) 50 g cành lá tươi.

Diệp hạ châu (cây Chó đẻ) 30 g cây tươi.
Tràm bông vàng (Keo lá tràm) 30 g cành lá tươi.
Gừng già 30 g củ tươi.
Nghệ già 30 g củ tươi.
Đinh hương 6 g (đinh hoa khô).
Chọn 3 - 4 thứ trong 7 dược liệu tươi trên cùng, rửa sạch, chặt nhỏ, giã
nhuyễn, cho vào nồi, chế 1 lít nước đang sôi vào. Xong giã nát 3 gia vị dưới cùng,
cho vào sau. Trộn đều, hãm 20 phút rồi chiết nước ra, chia làm 3 lần uống trong
ngày.
Xác thuốc còn lại, thêm 4 lít nước đang sôi, đậy nắp để trùm mền xông
người bệnh. Xong lau mình, ăn cháo giải cảm với thật nhiều Hành, Tỏi giã nát.
Dùng trong 3 ngày. Trẻ con dùng 1/2 hoặc 1/3 liều.
Lưu ý: không cần dùng thuốc hạ nhiệt giảm đau paracetamol
(acetominophen), aspirin hay ibuprofen, vì theo quan niệm của y học thiên nhiên,
sốt cũng có lợi cho cơ thể (để ức chế sự sinh sản siêu vi). Tỏi tươi có tác dụng
phòng chống nhiều siêu vi gây cảm cúm. Cho uống nhiều nước cam, chanh để
chống mất nước và chất điện giải do sốt là rất tốt nhưng chỉ thêm 3% đường (so
với ly nước) vì nếu thêm đường ngọt quá sẽ làm giảm sức đề kháng.
Trong trường hợp bị sốt cao (không phải do cảm cúm) thì dùng biện pháp
lau mình bằng nước ấm để hạ nhiệt tạm thời trước khi đến y tế.
Ăn vài ba tép Tỏi tươi mỗi bữa ăn hoặc uống 4 viên thuốc tỏi Dogarlic,
hoặc 4 viên Tragutan (Tràm Gừng Tần) để chận đứng hoặc ngăn ngừa cảm cúm là
cách hữu hiệu, tuy không bằng biện pháp thuốc sắc và xông vừa nêu nhưng tiện
dụng hơn (có thể mua sẵn để dành).
Thuốc chống dị ứng hay thuốc trị nghẹt mũi có thể làm giảm triệu chứng
nhưng nên cẩn thận khi dùng những thuốc này vì những phản ứng phụ có thể xảy
ra. Thuốc chống dị ứng làm bệnh nhân buồn ngủ, có nguy hiểm nếu phải lái xe.
Thuốc chống nghẹt mũi thường có ảnh hưởng tới bệnh cao máu, bệnh tim, bệnh
tuyến giáp trạng và bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh suyễn nên tránh thuốc
chống dị ứng vì nó có thể làm giảm thể tích và làm đặc những nhày nhớt trong

cuống phổi gây trở ngại cho đường hô hấp.
Cơ thể của chính mình là khí giới tốt nhất để đối chọi với bệnh cảm cúm do
siêu vi. Nên nhớ không bao giờ tự uống thuốc kháng sinh để trị cảm cúm (có thể
ăn tỏi, uống viên tỏi). Cách tốt nhất là ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ăn thêm chất
béo nếu ở vùng khí hậu lạnh, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, để cơ thể tự dần dần tạo nên
kháng thể để đặc biệt chống lại mầm bệnh siêu vi, nghỉ ngơi hoàn toàn, mặc đủ
ấm, uống nhiều nước để phòng ngừa cơ thể mất nước lúc bị sốt hay bị lạnh.
Dùng trong vài ngày nếu những triệu chứng không bớt sau những cách
chống trả ở trên, thì nên đến cơ sở y tế để được điều trị triệt để hơn.

Lời khuyên cho các bà mẹ để phòng ngừa cúm
Muốn tránh cúm:
Rửa tay sạch thường xuyên. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Tránh dụi
tay vào mắt, mũi, miệng. Giữ bếp, phòng tắm và đồ chơi trẻ con sạch.
Tránh những chỗ đông người trong mùa cúm cao điểm.
Uống nhiều nước, ngủ nhiều, tập thể dục nhiều và ăn uống đầy đủ, nhiều
chất béo nếu ở vùng lạnh mùa đông. Giảm căng thẳng.
Dấu hiệu và triệu chứng cúm:
Sốt, ho, đau họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, đau nhức, ê ẩm cơ thể, nhức
đầu, rét run, mệt mỏi, có khi tiêu chảy, ói mửa.
Cúm mùa và cúm A/H1N có thể làm nặng thêm các bệnh mãn tính.
- Dấu hiệu cảnh báo phải đưa cấp cứu cho trẻ em: thở nhanh hay khó thở,
da tím tái hay tái xanh, không uống đủ nước, ói mửa trầm trọng hay kéo dài,
không chịu thức dậy hay đáp ứng, trẻ bứt rứt và không cho bồng ẵm. Triệu chứng
giống như cúm cải thiện nhưng trở lại với sốt và ho nhiều hơn.
- Dấu hiệu cảnh báo cấp cứu cho người lớn: khó thở hay hơi thở ngắn, đau
hay nặng ở ngực hay bụng, choáng váng bất ngờ, lẫn lộn, ói mửa nặng hay kéo
dài. Triệu chứng giống cúm cải thiện nhưng trở lại với sốt và ho nhiều hơn.
DS. LÊ VĂN NHÂN
DS. PHAN CHI

DS. PHAN ĐỨC BÌNH



×