Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.24 KB, 5 trang )

Những điều cần biết về ung thư gan
(Kỳ 2)


Triệu chứng
Ung thư gan đôi khi là chứng bệnh “thầm lặng” vì những giai đoạn đầu
thường không có triệu chứng nào. Khi ung thư phát tán, có thể có các triệu chứng
sau:
• Đau tại bụng trên, bên phải; sự đau đớn có thể lan ra sau lưng và bả vai.
• Trướng bụng.
• Sụt cân.
• Giảm sự thèm ăn, luôn cảm thấy “no”.
• Mất sức, mệt mỏi.
• Buồn nôn và ói mửa.
• Vàng da và mắt, nước tiểu sậm màu.
• Sốt.
Những triệu chứng này không chắc chắn là do ung thư gan, những chứng
bệnh khác cũng có thể có triệu chứng tương tự. Khi có các triệu chứng này, cần đi
khám bệnh để tìm nguyên nhân, càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư gan qua những thử nghiệm sau:
• Khám tổng quát để tìm kiếm dấu vết của sự sưng to gan, lá lách, tìm kiếm
những khối u trong khoang bụng, tìm kiếm dấu vết của nước tích tụ trong khoang
bụng, khám da.
• Thử máu nhiều loại kể cả đo lượng alpha-fetoprotein (AFP). Một lượng
AFP cao có thể là dấu hiệu của ung thư gan. Những loại thử nghiệm khác về chức
năng gan cho biết tình trạng hoạt động của gan.
• CT scan chụp hình và đo kích thước của gan và các bộ phận lân cận trong
khoang bụng. Bác sĩ có thể dùng thuốc nhuộm để tạo hình ảnh rõ hơn khi chụp


hình.
• Siêu âm: âm thanh của những làn sóng khi dội lại tạo ra hình ảnh của các
bộ phận trong khoang bụng. Khối u có thể tạo những hình ảnh khác biệt với bộ
phận bình thường.
• MRI chụp hình các bộ phận trong khoang bụng.
• Angiogram: bác sĩ chích thuốc nhuộm vào động mạch để nhìn rõ các
mạch máu tại gan, tìm kiếm dấu vết ung thư. Bệnh nhân được thử nghiệm tại bệnh
viện.
• Sinh thiết: bác sĩ lấy ra một mảnh mô gan và gửi đến phòng thí nghiệm.
Bác sĩ giải phẫu bệnh lý sẽ khảo sát các tế bào gan dưới kính hiển vi xem những tế
bào có bình thường hay không.

Bác sĩ sinh thiết bằng nhiều cách:

+ Dùng kim nhỏ xuyên qua da bụng để rút ra một ít mô gan, cách này gọi là
chọc hút FNA. Bác sĩ có thể dùng CT hoặc siêu âm để thăm dò vị trí của khối u
trước khi đâm kim.

+ Dùng cách nội soi (đặt ống có kính hiển vi và dao mổ) vào khoang bụng
để sinh thiết qua nội soi.

+ Mổ và lấy mô.

Bệnh nhân có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ làm sinh thiết:
- Sinh thiết ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao?
- Bác sĩ chọn phương thức nào để sinh thiết?
- Việc sinh thiết kéo dài bao nhiêu lâu? Có đau đớn lắm không?
- Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không?
Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng?
- Chừng nào thì tôi biết kết quả?

- Nếu tôi bị ung thư, việc điều trị như thế nào?

×