Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

CHỦ ĐỀ VỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.56 KB, 2 trang )

Các vùng khí hậu Việt Nam
Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu
phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ, và miền khí hậu biển Đông.
[sửa] Miền khí hậu phía Bắc
Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa
với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất
ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.
• Vùng Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía
Bắc (phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình tương
đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao
lắm (1000 m ÷ < 3000 m), nằm theo hình nam quạt trên các hướng Đông Bắc -
Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía
dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn,Ngân Sơn, sông Gâm, và
kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), không ngăn
cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về
mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn
bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3000 m), nên chịu ảnh hưởng của
khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió
Lào (gió foehn).
• Vùng Tây Bắc Bắc Bộ
[sửa] Miền khí hậu phía Nam
Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh
năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
• Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên)
• Vùng đồng bằng Nam Bộ
[sửa] Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ
Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới
Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên. Miền này lại
có thể chia làm hai vùng:


• Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có
những thời kỳ khô nóng do gió foehn gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng
này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với
hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đông Bắc. Lại bị hệ dãy
núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía
Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc.
Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc
mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do
gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi
khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa
Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh
hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh
thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết
mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi
sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời
tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió
foehn.
• Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía
Nam đèo Hải Vân nóng quanh năm.
Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc
với mùa mưa và khô của hai miến khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng
mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.
[sửa] Miền khí hậu biển Đông
Biển Đông Việt Nam mang đặc tính hải dương và tương đối đồng nhất.

×