Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐÊ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.19 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9- HỌC KỲ II
NĂM HỌC : 2009 - 2010
A.VĂN:
I /Văn bản nghị luận hiện đại:
- Đọc kỹ 3 bài văn bản: Bàn về đọc sách – Chu Quang tiềm ; Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi;
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông
Ten. Nêu được nội dung nghệ thuật. Học thuộc phần ghi nhớ.
II/. Văn học hiện đại Việt nam:
1/ Thơ hiện đại:
1.1. Học thuộc phần tác giả: Chế Lan Viên, Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Y Phương,
1.2. Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ Con cò, Mùa xuân nho nhỏ,
Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con của các tác giả trên. Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
2/ Truyện hiện đại:
1. Học thuộc phần tác giả: Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê.
2. Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các truyện Bến quê, Những ngôi sao xa xôi
các tác giả trên. Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
3/ Kịch: Nắm được đặc điểm của kịch hiên đại Việt Nam, nhớ nhân vật, diễn biến, nội dung, nghệ
thuật và ý nghĩa của mỗi vở kịch: Bắc Sơn, Tôi và chúng ta.
III. Văn học nước ngoài:
1. Nắm tiểu sử tác giả: Tago, D. Đi phô, Mô pa xăng, G, Lân đơn.
2. Nắm nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm:Mây và sóng, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Bố của
Xi-mông, Con chó Bấc của các nhà văn trên. Học thuộc phần ghi nhớ.
B. TIẾNG VIỆT:
1. Học thuộc lòng nội dung bài học các bài: Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Nghĩa tường minh
và hàm ý, các bài tổng kết ngữ pháp bao gồm kiến thức từ lớp 6->lớp 9. Học thuộc phần ghi
nhớ.
2. Làm tất cả các bài tập có trong các bài trên.
C.TẬP LÀM VĂN:
I.Lý thuyết:
1. Nắm được một số phép lập luận trong văn nghị luận như: phân tích, tổng hợp. Học ghi nhớ.
2. Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề


tưởng đạo lí, nghị luận văn học ( Nghị luận thơ và nghị luận về tác phẩm truyện.)
3. Biết liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản đê viết được đoạn văn, bài văn mạch lạc có liên
kết .
4. Thực hành viết các kiểu văn bản hành chính công vụ: Biên bản, hợp đồng, thư điện chúc mừng
thăm hỏi. Học thuộc lòng phần ghi nhớ của các bài trên.
B.Thực hành:
1. Tập làm tất cả các đề văn có trong SGK.
2. Tập kể tóm tắt 2 truyện ngắn.
3. Phân tích nhân vật, khía cạnh nội dung, nghệ thuật của các truyện
4 Học thuộc và phân tích đoạn thơ, bài thơ của các bài thơ trên.
☻LƯU Ý:
• Các bài ôn tập
• Bài kiểm tra Văn đã làm - Phần hướng dẫn kiểm tra học kỳ II.
MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THỰC HÀNH TIÊU BIỂU
Câu 1: Chép nguyên văn khổ thơ cuối của bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Cho biết
nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ đó.
Câu 2: Chép khổ thơ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh. Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của
khổ thơ.
Câu 3: Những hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” trong bài thơ Viếng lăng
Bác của Viễn Phương có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối
với Bác Hồ.
Câu 4: Suy nghĩ về tình cha con trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Câu 5: Phát biểu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định ttrong truyện ngắn Những ngơi sao xa
xơi.
Câu 6: Em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “ Bài thơ Mùa xn nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện tình
u và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
Câu 7: Suy nghĩ của em về nhan đề bài thơ: “Mùa xn nho nhỏ”.
Câu 8: Nêu những nét chính về tác giả Thanh Hải và hồn cảnh ra đời bài thơ “Mùa xn nho
nhỏ”.
Câu 9: Thế nào là nghĩa tường minh, thế nào là hàm ý? Xác định hàm ý trong các câu sau:

a/ Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi
với vầng trăng bạc.
b/ Làm thế nào có thể rời mẹ mà đến được.
( Mây và sóng - Ta-go)
Câu 10: Khởi ngữ là gì? Em hãy chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó
trong câu : “Tơi đã đọc xong quyển sách này”.
Câu 11: Thế nào là thành phần biệt lập, kể tên các thành phần biệt lập đã học.
Câu 12: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề Trường em trong đó có sử dụng ít nhất 2 thành phần
biệt lập và một thành phần khởi ngữ.
Câu 13: Tìm và chỉ rõ thành phần biệt lập và nêu tác dụng của từng thành phần biệt lập đó
trong mỗi trường hợp: (2 đ)
a. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm
gì cho nó nhục. (Kim Lân, Làng)
b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ só ghi xong lần đầu gương mặt của
người thanh niên. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 14: Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học về liên kết câu, em hãy xác đònh phép liên kết có
trong đoạn văn sau: (2 đ)
“Trí thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng
trí thức (1). Họ coi mục đích của việc học là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc
thăng quan tiến chức (2). Họ không biết rằng muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết
bao nhiêu nhà trí thức trên mọi lónh vực (3).”
Câu 15: Thêm thành phần phụ chú vào các câu sau:
a/ Cái mạnh của người Việt Nam là sự cần cù, sáng tạo.
b/ Mỗi ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần.
Câu 16: Trong bài “Chuẩn bò hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan viết: “Sự chuẩn bò bản thân
con người là quan trọng nhất” . Em hãy bình luận ý kiến trên.
***


×