Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

THẢO LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.11 KB, 7 trang )

THẢO LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Tuần học thứ 10

I. NỘI DUNG THẢO LUẬN
- Lớp chia làm 6 – 8 nhóm thảo luận.
- Làm slide: Mỗi tổ thảo luận làm slide một câu hỏi lý thuyết và một câu
hỏi phần bài tập tình huống đã đựợc phân công.
- Bài viết: Mỗi tổ thảo luận làm chung 01 bài (tất cả các câu hỏi phần bài
tập tình huống trong chương trình thảo luận) và nộp lại vào buổi học thảo luận.
- Điểm bài viết sẽ được tính chung cho cả nhóm.
1.1 Câu hỏi phần lý thuyết:
Câu 1: Vấn đề cải cách hành chính trong tổ chức và hoạt động của các cơ
quan hành chính trong giai doạn hiện nay? ( Tổ 1)
Câu 2: Vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp người phạm tội cùng
lúc thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo qui đinh của Bộ luật Hình sự 1999?
( Tổ 2 )
Câu 3: So sánh giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết? ( Tổ 3)
Câu 4: So sánh giữa tội phạm hình sự và vi phạm hành chính? ( Tổ 4)
Câu 5: Căn cứ xác định diện và hang thừa kế theo qui định của pháp luật
hiện hành? ( Tổ 5)
Câu 6: Có cần qui định thêm về chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và
gia đình không? Tại sao? ( Tổ 6)
Câu 7: Anh (chị) có ý kiến gì về điều kiện kết hôn theo qui định của Luật
hôn nhân gia đình năm 2000? ( Tổ 7)
Câu 8: Tại sao nói quan hệ pháp luật thừa kế thể hiện ý chí của nhà nước
và ý chí của người để lại di sản? ( Tổ 8 )
1.2. Phần bài tập tình huống
Tình huống 1: Trên đường đi làm về, anh Nguyễn Viết Chung đã vào một
quán nước ven đường để nghỉ. Sau khi ngồi uống nước khoảng 15 phút, anh
Chung nghe thấy tiếng người kêu “cướp”. Khi quay ra anh Chung nhìn thấy một
thanh niên cầm trong tay một túi sách, chạy rất nhanh về quán nước nơi anh


ngồi.
Đoán biết đây là tên cướp mà mọi người đang đuổi, anh Chung đã ném
chiếc ghế băng về phía trướcmặt tên cướp. Kết quả là tên cướp đã bị vấp ngã
gẫy một tay và hai chiếc răng, tỷ lệ thương tật khoảng 35%.
Anh(chị) hãy cho biết trong trường hợp trên, hành vi gây tổn hại sức khoẻ
của người khác của anh Chung có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tại
sao? ( Tổ 1)
Tình huống 2: A (SN 12/1990), năm 2002, do điều kiện hoàn cảnh gia
đình khó khăn A phải lên Hà Nội kiếm sống. Sau đó A bị một số bạn bè xấu dụ
dỗ, đã theo đồng bọn lừa đảo khách đi chợ ở một chợ đầu mối tại Hà Nôi. Vào
cuối năm 2005, A bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi. Tại biên bản kết
luận điều tra cho biết: Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2002 cho đến lúc bị
bắt giữ (2005) A đã thực hiện tổng cộng 12 vụ lừa đảo với số tiền chiếm đoạt
được là 315 triệu trong đó từ tháng 6/2004 đến năm 2005 A đã thực hiện 5 vụ.
Trong vụ việc này, Tòa án xác định A chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm cho
nên chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính đối với A. Anh (chị) có nhận xét gì
về quyết định trên của Tòa án. ( Tổ 2 )
Tình huốn 3: Trần Văn Tùng và Nguyễn Công Dũng là hai thanh niên
thuộc thôn X huyện Y chơi rất thân với nhau. Tối ngày 20/7/2004 trong buổi
cùng đi sang nhà chị Nguyễn Thị Nhung sinh năm 1985 ở xã bên về, Tùng đã
nói với Dũng về ý muốn cưỡng đoạt đối với Mai đồng thời xây dựng kế hoạch
cụ thể để thực hiện hành vi của mình.
Mặc dù biết Tùng có ý định và sẽ thực hiện những gì mà Tùng nói, song
Dũng cho rằngkhông liên quan gì đến mình nên đã không tố giác ý định của
Tùng.
Ngày 25/7/2004, Tùng đã mời Nhung đi uống café, trên đường về Tùng
đã thực hiện hành vi hiếp dâm với Nhung. Sau đó Nhung đã đến cơ quan công
an để trình báo về sự việc nói trên.
Anh (chị) hãy cho biết trong trường hợp trên Dũng có phải chọi trách
nhiệm hình sự không? Nếu có thì với tội danh nào? ( Tổ 3 )

Tình huống 4: Ngày 12/7/2009, Nguyễn Văn A (SN 1973) và Nguyễn
Văn B (1969) cá cược độ bóng đá, mỗi bên bỏ ra 200.000.000 đồng (2 trăm triệu
đồng) với nội dung bên nào thắng sẽ được toàn bộ tài sản của bên kia. Việc thỏa
thuận được giao kết thành văn bản, các bên ký tên và mời Nguyễn Văn C (SN
1992) làm chứng, bên thắng sẽ được hưởng toàn bộ số tiền của bên kia và trích
cho C số tiền là 5%. Sau khi trận đấu diễn ra A đã thắng và chia cho C
20.000.000 đồng (5% theo thỏa thuận) và nhận số tiền 180.000.000 đồng (ba
trăm tám mươi triệu đồng).
Ngày 14/7/2009, Sau khi trân đấu kết thúc, B không muốn mất tài sản cho
nên đã rủ Nguyễn Văn D (SN 1992) và Nguyễn Thị E (SN 1980), Nguyễn Văn
F (SN 1983) (là bạn trong nhóm hội của B) đến nhà và bàn bạc cách chiếm lại
tài sản. Theo kế hoạch B đưa ra, vì biết trên đường về nhà A có đi qua một đoạn
đường vắng ít người qua lại cho nên D, E và F sẽ nấp tại đoạn đường đó chờ A
đi qua thì bất ngờ dùng gậy tấn công và chiếm đoạt lại số tiền trên. Trần Thị H
(SN 1974) (là vợ của Nguyễn Văn B) đang nấu ăn trong bếp nghe được toàn bộ
sự việc nhưng không tố giác hành vi vi phạm của H. E không muốn thực hiện vụ
việc nhưng do A biết một số các bí mật gây ảnh hưởng không tốt cho E nên ép
buộc E phải thực hiện.
Ngày 15/7/2009, Trước thời điểm thực hiện kế hoạch F thông báo có lý
do đột xuất nên không thể thực hiện được kế hoạch, D và E có mặt và đã thực
hiện theo kế hoạch. Lúc A đi qua đoạn đường vắng D lao ra dùng gậy đánh vào
đầu A và lấy toàn bộ số tiền của A, E có mặt tại hiện trường vụ án nhưng chỉ
ngồi trên xe nhìn. Sau khi thực hiện xong hành vi gây án D, E đã lên xe bỏ đi. E
đã sử dụng điện thoại gọi đến cấp cứu 115 thông báo có người bị thương và yêu
cầu xe cấp cứu đến. Do có mâu thuẫn cá nhân với A từ trước nên F vờ có việc
bận không tham gia kế hoạch, tuy nhiên F có mặt chứng kiến vụ án chờ cho E và
D đi khỏi, liền dùng dao đâm nhiều nhát vào bụng A, làm A chết tại chỗ.
Sau khi chiếm đoạt được số tài sản trên B chia cho D 100.000.000 đồng
(một trăm triệu động) và E 50.000.000 đồng tuy nhiên E từ chối không lấy.
Ngày 20/7/2009, E đầu thú.

Ngày 21/7/2009, B, C, D, E, F bị bắt giữ và bị tạm giam. B, C, D, E, F đã
thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình và đã tự nhờ gia đình liên hệ
đền bù cho gia đình A. Các đối tượng B, C, E, F phạm tội lần đầu. D đã có tiền
sự về tội trộm cắp tài sản.
Anh (chị) hãy cho biết:
1. Việc C làm chứng cho A và B trong việc cá độ bóng đá có phạm tội
hay không?
2. Việc H không tố giác hành vi phạm tội của B và các đối tượng đồng
phạm có phạm tội hay không?
3. Những đối tượng nào là đồng phạm trong vụ cướp tài sản nói trên?
4. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành hãy thực hiện việc định
tội danh và quyết định hình phạt với các đối tượng trong vụ án trên. ( Tổ 4 )
Tình huống 5: Bà Tô Ngọc Yến và ông Trần Đức Thanh kết hôn năm
1967, sinh được 3 người con là chị Trần Thị Lan, chị Trần Thị Hạnh và anh
Trần Minh Quang. Năm 1990 anh Quang lấy vợ và sinh được hai con là Trần
Minh Đức và Trần Đức Lâm. Năm 2000, ông Thanh và anh Quang đi thăm
người thân ở thành phố Hồ Chí Minh trên đường trở về thì bị tai nạn giao thông
và cả hai đều qua đời cùng một lúc. Ông Thanh qua đời và để lại khối di sản
thuộc sở hữu cá nhân là khoản tiền 600 triệu gửi ngân hang. Trước đó ông đã
viết một bản di chúc trong đó xác định: Chia cho chị Lan 150 triệu, chị Hạnh
150 triệu, anh Quang 300 triệu. Còn bà Yến không được hưởng di sản.
Yêu cầu: Hãy phân định phần di sản cho từng người thừa kế trong trường
hợp trên. ( Tổ 5)
Tình huống 6: Năm 1940, Ông Nguyễn Văn A kết hôn với bà Nguyễn
Thị B. Ông A và bà B sinh được 3 người con: Nguyễn Văn C (SN 1942),
Nguyễn Thị D (SN 1944) và Nguyễn Vă E (SN 1947). Năm 1945, Ông Nguyễn
Văn A kết hôn với bà Nguyễn Thị H sinh được một người con là Nguyễn Văn
L(SN 1947). Năm 1954, sau Cách mạng, Ông A và bà H cắt đứt hôn nhân (có
thủ tục pháp lý), bà H dắt con vào nam sinh sống, sau đó không thấy có tin tức
và cũng không liên lạc gì với gia đình ông A. Năm 1970, C kết hôn với N sinh

được 1 người con trai là T (SN 1973) và một người con gái là Q (SN 1977).
Năm 1985, A bị tai nạn giao thông chết. Năm 1772, D lấy chồng sinh được một
người con là R (SN 1977). Năm 1964, E mắc bệnh tâm thần sau đó không lập
gia đình.
Năm 2006, Ông A chết. Di sản để lại của A để lại được xác định bao gồm:
- Một ngôi nhà đồng sở hữu mang tên Ông A và bà B trị giá 3,6 tỷ đồng.
- Tài sản góp vốn của Ông A vào công ty TNHH 1 thành viên X (ông A
làm chủ) trị giá 2,2 tỷ đồng.
- Tài khoản mang tên Ông A tại NH Công thương Việt Nam (do ông A
được thừa kế riêng) trị giá 2,5 tỷ đồng.
Ông A chết để lại di chúc cho T số tiền 3 tỷ đồng, cho E 2 tỷ đồng.
Sau khi ông A chết, Công ty CP Y đến yêu cầu bà B thanh toán khoản nợ
tiền hàng trị giá 500 triệu đồng.
Năm 2008, sau khi ông A chết được 2 năm, bà H và P (P là con trai của L,
L đã chết từ năm 2002) đến yêu cầu bà B và gia đình chia thừa kế cho bà H và P
Anh (chị) cho biết:
1. Bà B có nghĩa vụ trả nợ cho Công ty CP Y hay không?
2. Yêu cầu của bà P đòi chia thừa kế cho bà B là hợp pháp hay không?
3. Anh (chị) hãy giải quyết tình huống chia kế trên. ( Tổ 6 )
Tình huống7: Năm 2001, anh Đinh Quang Tiến và chị Bùi Thị Thu kết
hôn với nhau. Trước khi kết hôn anh Tiến được bố mẹ cho 200 triệu để làm vốn
kinh doanh, chị Thu được bố mẹ cho một chiếc xe máy và 5 cây vàng làm của
hồi môn.
Tháng 10 năm 2003 anh Tiến đã dung số tiền bố mẹ cho cùng với số tiền
300 triệu anh có được từ việc kinh doanh của hai anh chíau khi kết hôn để mua
một ngôi nhà trị giá 500 triệu đồng. Trong quá trình chung sống anh chị đã mua
được một chiếc xe máy Spacy, một tivi, một tủ lạnh, một máy điều hoà và một
số tài sản khác.
Tháng 5/ 2004, chị Thu được hưởng thừa kế từ bố chị là 500 cổ phần tại
công ty cổ phần TCT trị giá 150 triệu. Tháng 6/ 2004 chị Thu chuyển nhượng

100 cổ phần của mình cho một cổ đông trong công ty. Sau khi rút số tiền tương
ứng vơi số cổ phần trên chị Thu đã dung số tiền trên để mua vé số và đã trúng
bộ vé trị giá 400 triệu đồng. Ngay sau đó chị Thu đã yêu cầu Toà án chia taìi sản
chung của vợ chồng và đã được Toà án chấp nhận.
Anh( chị) hãy xác định tài sản chung, tài sản riêng trong trường hợp trên
và chia số tài sản đó theo qui định của pháp luật. ( Tổ 7 )
Tình huống 8: Năm 1950, ông A và bà B kết hôn. Ông bà sinh được hai
người con gái là chị X (1952) và chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống
giữa ông A và bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 ông A chung sống như vợ
chồng với bà C ( sống tại nhà bà C). Ông A và bà C đã sinh được anh T (1960)
và chị Q (1963). Tháng 8/1978 chị X lấy anh K. Anh chị sinh được hai cháu là
M và N sinh năm 1979 ( sinh đôi). Năm 1990 trên đường về quê chị X bị tai nạn
chết. Năm 1993 ông A mắc bệnh hiểm nghèo và đã qua đời. Trước khi chết ông
A có để lại bản di chúc với nội dung cho anh T hưởng toàn bộ số tài sản ông để
lại. Không đồng ý với bản di chúc trên, chị Y đã yêu cầu Toà án chia lại di sản
thừa kế của bố mình. Qua điều tra Toà án xác định khối tài sản của ông A và bà
B là 100 triệu đồng
Anh (chị) hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng di
sản thừa kế của chị X và ông A. ( Tổ 8 )


×