Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.71 KB, 9 trang )

Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 2
Tăng nhãn áp cấp
Tăng nhãn áp cấp (còn gọi là cườm nước, thiên đầu thống, cườm xanh,
glaucoma là một bệnh phổ biến ở Việt Nam, có tỷ lệ gây mù loà cao. Đây là
một bệnh khẩn cấp trong nhãn khoa, diễn tiến bệnh nhanh chóng, cần phải
điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu không, các thần kinh mắt bị hủy hoại, thị
lực giảm không tái tạo được. Mắt có thể mờ sau 24 giờ và mù hoàn toàn từ 1
đến 7 ngày.
Bệnh thường gặp nhiều ở phụ nữ trên 50 tuổi (3/4) thuộc người hay lo
lắng, suy nghĩ. Bệnh thường khởi phát sau một đêm mất ngủ hay lo buồn.
Biểu hiện đầu tiên là mắt nhức dữ dội, lan dần lên đỉnh đầu, nhức đầu bên
mắt bị đau, buồn nôn, mắt nhìn rất mờ, đôi khi thấy các vòng màu. Mắt đỏ,
con người nở lớn, ấn vào mắt thấy cứng, đôi khi thấy con ngươi mắt màu
xanh.
Khi thấy những dấu hiệu trên, nên đưa bệnh nhân đến chuyên khoa
mắt điều trị. Không nên tự uống thuốc đau nhức, thuốc chóng nôn hoặc lười
đi khám vì sẽ rất có hại cho thị lực sau này.
Người trên 50 tuổi nên kiểm tra mắt hàng năm để phát hiện yếu tố
nghi gây tăng nhãn áp ở một thể khác, âm thần nhưng nguy hiểm hơn, làm
người bệnh mù dần mà không đau nhức.
Bệnh tăng nhãn áp có yếu tố di truyền; gia đình có người bị bệnh này
phải cẩn thận hơn. Ở người từng bị lên cơn đau nhức một lần đã điều trị khỏi,
cần theo dõi thường xuyên để phát hiện sự tiến triển và biến chứng sau mổ.
Bệnh này không lây, nhưng nếu đã bị ở một mắt, mắt bên kia cũng có thể bị
lên cơn tăng áp bất cứ lúc nào.
BS Tô Quang Định
Điều trị mắt cận thị
Nếu thị lực kém đi, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt khám
để xác định có bị các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị không. Nếu
có thì cần đeo kính điều chỉnh thị lực. Ngoài ra, thị lực yếu còn có thể do


nhiều nguyên nhân khác và phải được điều trị bằng thuốc.
Thuốc Difrarel E và vitamin E giúp tăng cường dinh dưỡng và tuần
hoàn máu ở võng mạc nên thường được bác sĩ cho dùng khi mắt cận thị và
một số bệnh khác.
Để bảo vệ tốt thị lực, chúng ta cần ăn uống đầy đủ các chất dinh
dưỡng, nhất là các loại trái cây chứa nhiều carotène, thường có màu vàng
cam như cà rốt, đu đủ, cà chua Lưu ý khi học hành, đọc sách hoặc phải
làm việc bằng mắt một cách chăm chú, cần phải có đủ ánh sáng.
Kỹ thuật điều trị mắt bằng Lasik
Trong phẫu thuật cận thị, ngoài các phương pháp thường làm như rạch
giác mạc hình nan hoa, phẫu thuật Laser excimer, hiện nay, thế giới đang
phổ biến một loại phẫu thuật mới là phẫu thuật Lasik. Sau phẫu thuật, thị lực
có thể đạt 9/10 hoặc 10/10; một số trường hợp viễn hoặc loạn thị thì cần đeo
kính ± 1 Ds (Điốp) để đạt thị lực tối đa. Kỹ thuật Lasik là bước nâng cao của
kỹ thuật Laser excimer. Laser excimer là loại Laser đẩy, phát ra trong tia cực
tím có bước sóng rất ngắn (193 nano meters) nhưng đủ mạnh để cắt giác
mạc, làm cho các mảnh vụn giác mạc bốc hơi và cho phép tránh các tác
dụng của nhiệt và động. Tuổi tốt nhất để thực hiện kỹ thuật này là từ 18 đến
26, thị lực mắt phải từ -5 độ đến -15độ. Nếu cận từ -5 độ đến -12 độ thì phẫu
thuật cho kết quả khả quan; sau một tháng thị lực mắt có thể đạt 9/19 hoặc
10/10. Còn cận từ -12 độ đến -15 độ thì phải sau từ 6 đến 12 tháng mới đánh
giá được kết quả.
Kỹ thuật Lasik (Laser in situ Keratomileusis) dùng Laser excimer
phẫu thuật phía ngoài hủy bỏ biểu mô giác mạc; có thể đưa sâu xuống cắt
một phần của giác mạc hình thấu kính (hơi lõm). Sau đó, phần giác mạc cắt
ra sẽ được đặt lại vị trí cũ. Khi phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm yên trên ghế
tựa hoặc bàn phẫu thuật, sau khi sát trùng mắt và nhỏ thuốc tê (Tetracain
1%) vài phút, bác sĩ sẽ đặt vành mi cố định mi mắt ở trạng thái mở rồi tiến
hành phẫu thuật. Điều cần lưu ý là trong lúc phẫu thuật, bệnh nhân phải nhìn
vào một điểm cố định.

Sau phẫu thuật, bác sĩ cho bệnh nhân nhỏ thuốc kháng sinh và dùng
thuốc kháng viêm không steroide trong một tuần. Kỹ thuật Lasik tránh được
cảm giác đau nhức sau phẫu thuật ở giác mạc; nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ,
khoảng 5%, gặp biến chứng. Bệnh nhân có thể bị loạn thị do nắp giác mạc bị
nhăn hoặc bị đặt lệch, hay có biểu mô xâm lấn dưới vạt nên nhìn thấy có
vòng màu hoặc thấy mờ mờ như có màn sương
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý: để việc tái tạo biểu mô mắt
không bị chậm lại và nắp giác mạc không bị lệch, cần tránh dụi mắt trong
những ngày đầu. Nếu lỡ dụi mắt hoặc có sự cố xảy ra, cần đến bác sĩ khám
để đặt nắp giác mạc vào đúng vị trí và khâu lại. Trường hợp biểu mô xâm
nhập mặt trong nắp giác mạc, các mối chỉ khâu không thật khít hoặc khi có
cảm giác lạ, cần đến bác sĩ khám lại để có thể sớm can thiệp và tránh các tai
biến.
Điều chỉnh lé
Đa số các trường hợp lé (dù ở trẻ em hay người lớn) không bao giờ tự
khỏi nếu không được điều trị, ngoại trừ hai trường hợp sau:
- Tình trạng giả lé do nếp bẹt mí hoặc do khuôn mặt có dạng đặc biệt,
nhìn giống lé.
- Lé tạm thời do liệt thần kinh điều khiển cơ hoặc cơ vận nhãn sau
sang chấn hoặc do nhiễm virus. Trường hợp này thường xảy ra sau một chấn
thương đầu hoặc sau một đợt cảm cúm, kéo dài không quá 6 tháng. Nếu sau
6 tháng vẫn tồn tại thì phải điều trị, mắt mới ngay trở lại.
Tình trạng lé mắt trong một thời gian dài (trên 2 năm) có thể dẫn tới
các tổn thương chức năng mắt trầm trọng: nhược thị ở mắt lé (thường xuyên
nhìn mờ hơn mắt kia), mất thị giác hai mắt. Ở trẻ nhỏ, các chức năng này chỉ
có thể hồi phục nhờ tập luyện. Người trên 15 tuổi nếu đã mất các chức năng
này thì không thể hồi phục được, chỉ có thể phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh lại
mắt lé mà thôi.
Điều trị lé trên nguyên tắc có 5 bước:
1. Điều chỉnh kính ở các bệnh nhân lé có kèm tật khúc xạ để đạt được

thị lực cao nhất, giúp quá trình điều trị lé trở nên dễ dàng hơn.
2. Tập để khắc phục nhược thị nếu có mắt bị nhược thị.
3. Tập hồi phục thị giác hai mắt nếu chức năng này yếu hoặc đã mất.
4. Các bài tập cơ giúp làm mạnh cơ yếu hoặc làm giãn cơ cường.
5. Phẫu thuật chỉnh cơ nếu bệnh chưa hết với các phương pháp trên.
Đối với người trên 15 tuổi, chỉ điều trị với các bước 1 - 4 - 5.
Không có kính điều chỉnh lé, chỉ có kính điều chỉnh tật khúc xạ đi
kèm với lé.
Lưu ý khi mang kính sát tròng
Những người bị các tật về mắt nếu đeo kính thông thường sẽ gặp
nhiều bất tiện khi làm việc, hoạt động thể thao. Nếu là phái nữ, cặp kính quá
dày và to sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy, kính sát tròng (hay
còn gọi là kính tiếp xúc - contactlens) có thể cải thiện được những bất tiện
trên. Tuy nhiên, khi sử dụng kính sát tròng, cần lưu ý những điểm sau:
1. Khi nào thì được sử dụng kính sát tròng?
Người muốn sử dụng kính sát tròng phải được bác sĩ chuyên khoa
chẩn đoán để xác định chính xác việc sử dụng kính sát tròng có thật cần thiết
không, độ kính bao nhiêu thì vừa, đồng thời khảo sát độ cong, đường kính
của tròng Độ cong của kính rất quan trọng. Kính có độ cong lớn sẽ dễ làm
cho người mang khó chịu, đỏ mắt; kính có độ cong nhỏ sẽ dễ bị tuột, rơi.
2. Sử dụng loại kính sát tròng nào?
Nên sử dụng loại mềm vì dễ tạo sự tiếp xúc giữa giác mạc và mí mắt.
Hơn nữa, loại kính sát tròng mềm có tính ẩm cao giúp cho mắt dễ thích ứng.
3. Ưu điểm của kính sát tròng
Khi đeo kính sát tròng, mắt sẽ không cảm thấy khó chịu vì khoảng
cách giữa mắt và tròng kính gần như không có. Sử dụng kính sát tròng sẽ
thấy được những hình ảnh trung thực hơn so với kính thường.
4. Nên thận trọng khi ngủ và bơi lội
Khi tắm biển có thể sử dụng contactlens loại dẻo, đường kính tròng
lớn để lớp giác mạc và mi mắt được nâng đỡ và che chở tốt. Tuy nhiên, các

hồ bơi thường có nhiều fluor và vi khuẩn có thể gây viêm kết mạc nếu khi
bơi bạn vẫn sử dụng contactlens.
Khi ngủ vẫn có thể đeo kính sát tròng. Tuy vậy, lúc ngủ nên tháo ra vì
giác mạc trong đêm thường giảm khả năng hấp thụ ôxy.
5. Vài điều cần chú ý
- Rửa sạch kính trước khi cho vào mắt, rửa tay trước khi sử dụng kính.
- Khi đeo kính sát tròng, tuyệt đối không phun keo xịt tóc. Nếu cần,
phải nhắm mắt lại cho đến khi xịt xong.
- Không sử dụng contactlens ngay sau khi dùng thuốc nhỏ mắt.
DS Duy Cường
Chương 2: Bệnh tai mũi họng
Điếc và giảm thính lực
Tiếng ồn đối với tai:
- Quá trình phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, giao thông,
vận tải, đô thị hoá làm cho tiếng ồn ngày càng lớn, ảnh hưởng tới sức nghe
và gây bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. Tiếng ồn cũng là trong những tác
nhân gây ô nhiễm mà từ trước đến nay ít người chú ý hoặc chú ý nhưng
không có hướng giải quyết triệt để.
- Ô nhiễm tiếng ồn là sự tồn tại các loại âm thanh khiến người nghe
cảm thấy khó chịu. Tiếng ồn gây mất ngủ, stress, ảnh hưởng tới tim mạch,
giảm tuổi thọ, tăng huyết áp, nghễnh ngãng, điếc.
- Tiếng ồn phổ biến hiện nay thường phát ra từ các máy móc công
nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải (xe hơi, xe lửa, máy bay), hộp
gây ồn (cassette, tivi, máy đĩa) Đơn vị đo tiếng ồn là décibel (dB). Ví dụ:
tiếng xe chạy trên đường phố 70-90 dB, tiếng búa máy 90 dB, tiếng xe lửa
90-95 dB, máy bay phản lực cất cánh 130 dB Theo qui định của Hiệp hội
Chống tiếng ồn quốc tế (AICB) thì tiếng ồn cho phép trong sản xuất là 95
dB ±5, ở Việt Nam là 85 dB.
- Mức ảnh hưởng của tiếng ồn còn phụ thuộc vào cường độ, thời gian
tiếp xúc và độ nhạy cảm của cơ thể. Tai có chức năng nghe và thăng bằng,

dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh, nhất là người trên 40 tuổi. Khi
tiếng ồn đạt 100 dB, phải chịu đựng thường xuyên thì một phần của tế bào
có tiêm mao trong tai bị phá hủy, mê lộ tổn thương không có khả năng hồi
phục.
Tai gặp âm thanh quá cao có nguy cơ thủng màng nhĩ, sai các khớp,
lâu dài có thể điếc. Lúc đầu tiếp xúc với tiếng ồn, ta chỉ thấy ù tai, sức nghe
và khả năng phân biệt tiếng động giảm. Ra khỏi nơi ồn thì hết. Nhưng nếu
cứ kéo dài như vậy, tai sẽ nghe kém dần rồi điếc. Thời gian tiếp xúc với
tiếng ồn tới khi bị điếc nghề nghiệp là 3-6 tháng. Gọi là điếc nghề nghiệp khi
thính lực ở tai nghe rõ nhất giảm 35 dB, đó là điếc tiếp âm đối xứng.
Các loại điếc và giảm thính lực
Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có nhiệm vụ
khuếch đại và hướng âm thanh vào màng nhĩ. Tai giữa gồm màng nhĩ và 3
xương nhỏ có nhiệm vụ truyền âm thanh từ môi trường không khí vào môi
trường nước của tai trong. Tai trong có các tế bào thần kinh thính giác biến
đổi sóng âm thanh cơ học thành những xung động điện thần kinh, truyền
theo dây thần kinh thính giác về não. Các bệnh lý ở tai ngoài và tai giữa có
thể ảnh hưởng đến cơ chế dẫn truyền âm thanh, đấy là loại điếc và giảm
thính lực dẫn truyền. Các bệnh lý ở tai trong trở đi có thể ảnh hưởng đến
phần thần kinh nhận cảm âm thanh, đấy là loại điếc và giảm thính lực tiếp
nhận, hay còn gọi là điếc và giảm thính lực thần kinh. Ngoài ra còn có loại
điếc và giảm thính lực hỗn hợp có bệnh lý ở cả hai loại trên.
Điếc và giảm thính lực dẫn truyền nói chung có thể phẫu thuật. Đó là
các phẫu thuật can thiệp vào cơ chế dẫn truyền cơ học của âm thanh ở tai
ngoài hay tai giữa. Điếc và giảm thính lực tiếp nhận nói chung không thể
phẫu thuật để điều trị, thuốc men cũng tác dụng hạn chế. Dẫu sao trường hợp
điếc hoàn toàn cả hai tai cũng còn hy vọng ở việc cấy ốc tai. Và trong đại đa
số các trường hợp, máy trợ thính có thể hữu ích.
Lão thính là gì?
Là dần dần nghe kém khi tuổi ngày một cao; khoảng 30% người hơn

65 tuổi và 50% người hơn 75 tuổi bị nghe kém. Thường họ nghe kém nhiều
ở các âm cao như giọng phụ nữ hoặc trẻ con, tiếng chim kêu, chuông điện
thoại; còn những âm trầm như là giọng nam, động cơ xe thì lại nghe được.
Thường bệnh nhân nghe kém cả 2 tai, bệnh đến một cách từ từ nên họ không
biết là mình nghe kém.
Triệu chứng của lão thính: Âm thanh dường như không rõ, trầm đi,
gây nên nghe kém và không hiểu lời nói. Người bệnh thường than phiền
người khác nói líu ríu, nghe nhưng không hiểu người khác nói gì, đặc biệt là
ở chỗ ồn. Bệnh nhân nghe của giọng nam giới rõ hơn giọng nữ giới, có thể
kèm theo ù tai.
Nguyên nhân của lão thính: Lão thính là điếc tiếp nhận, do hư hỏng
những tế bào lông ở tai trong. Rất nhiều nguyên nhân như:
- Tiếng ồn lặp đi lặp lại lâu ngày;
- Kém máu nuôi dưỡng tai trong do bệnh tim, cao huyết áp, bệnh
mạch máu, tiểu đường;
- Một số thuốc như sspirine và kháng sinh.
- Do di truyền, do tuổi già

×