Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cẩm nang an toàn sức khỏe - Phần 21 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.35 KB, 7 trang )

Cẩm nang an toàn sức khỏe
Phần 21
Bệnh tiểu ra máu
Thông thường, khi nói đến tiểu máu là người ta nghĩ ngay rằng nước
tiểu có màu đỏ, màu đỏ là do nhiều hồng cầu bị vỡ ra, hoặc khi tiểu ra cả cục
máu thì sẽ thấy màu đỏ sậm. Trường hợp này trong y khoa gọi là tiểu máu
đại thể. Còn trong thực tế, nước tiểu không có màu đỏ, thậm chí còn hơi vẩn
đục nhưng các thầy thuốc vẫn gọi là tiểu máu. Nếu làm xét nghiệm soi loại
nước tiểu này qua kính hiển vi thấy có nhiều hồng cầu gọi là tiểu máu vi thể.
Tại sao lại đi tiểu ra máu? Chúng ta có thể xác định chắc chắn rằng khi có
tiểu máu, nghĩa là thận và đường tiểu gồm niệu quản, bọng đái và niệu đạo
đều có thể bị tổn thương.
Nguyên nhân
- Do sỏi ở thận và đường tiểu. Những viên sỏi nhỏ dễ di động làm xây
xát niêm mạc dễ gây chảy máu. Thường tiểu máu do sỏi làm cho người bệnh
bị những cơn đau quặn thận.
- Do những tổn thương ở đường tiểu vì bị viêm nhiễm trùng, nhất là
viêm do lao thận.
- Do ung thư gây ra tiểu máu, đây là dạng tiểu máu nguy hiểm nhất, vì
đôi khi đột nhiên xuất hiện và tự nhiên hết, dễ làm bạn bỏ qua.
- Do những chấn thương ở đường tiểu như vỡ thận, giập bọng đái,
niệu đạo
Khi tiểu ra máu, có thể nào xác định vị trí gây chảy máu không? Câu
trả lời là có. Từ quả thận đến niệu quản, bọng đái và cuối cùng là niệu đạo
đều nấp ở trong cơ thể, không nhìn thấy được chỗ nào chảy máu, nhưng
trong y khoa có một phương pháp có thể xác định được vị trí tổn thương, đó
là nghiệm pháp ba ly. Nghĩa là sử dụng ba cái ly nhỏ, cho người bệnh tiểu
vào lần lượt ba ly.
Có thể xuất hiện ba trường hợp:
- Nếu ly đầu tiên có máu đỏ, các ly sau không có máu đỏ, gọi là tiểu
máu đầu dòng, có thể nghĩ trường hợp này do chảy máu ở vùng niệu đạo.


- Nếu chỉ có ly cuối cùng thấy đỏ, gọi là tiểu máu cuối dòng, có thể
nghĩ là do bọng đái chảy máu.
- Nếu cả ba ly đều có máu, trường hợp này có thể nghĩ tới tổn thương
ở thận.
Làm sao phân biệt được nước tiểu đỏ nhưng không phải tiểu máu?
Một số thuốc có chứa chất màu khi uống vào làm cho nước tiểu có màu đỏ,
thí dụ như loại thuốc có tính chất sát trùng đường tiểu là Mictasol bleu có
màu xanh, làm cho nước tiểu màu xanh. Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh
nguyệt, máu từ âm đạo có thể rỉ ra lẫn vào nước tiểu, nhưng đây là trường
hợp nước tiểu dính máu, chứ không hoà lẫn máu trong nước tiểu.
Khi có những dấu hiệu đi tiểu ra máu, bạn cần đến khám ngay nơi bác
sĩ.
BS Lê Thiện Anh Tuấn
Đau thận
Một số người mỗi khi thấy đau lưng thường hay nghĩ tới bệnh thận.
Điều này có hoàn toàn đúng? Thực chất chỉ bị đau lưng hay đau bụng thôi
thì không thể khẳng định bệnh gì ngay được, cần phải biết được một số biểu
hiện đi kèm. Triệu chứng mang tính đặc hiệu có thể nghĩ tới bệnh thận là
cơn đau quặn ở vùng thắt lưng được y khoa gọi là cơn đau quặn thận.
Thông thường, cơn đau quặn thận xảy ra đột ngột sau một cử động
mạnh, sau khi làm việc mệt mỏi, hoặc có sự thay đổi về tư thế như đang nằm
đột nhiên bật đứng dậy, cơn đau cũng hay xuất hiện khi đang sử dụng các
loại thuốc có tính lợi tiểu hoặc nước khoáng Một số người có những dấu
hiệu báo trước như đau ngang vùng thắt lưng, đi tiểu khó hoặc tiểu ra máu.
Trong cơn đau, người bệnh cảm thấy đau đến mức quằn quại, có khi đau
ngang bụng chạy xuống dưới tận bộ phận sinh dục. Cơn đau có thể kéo dài
từ một đến hai giờ, có khi kéo dài hơn. Biểu hiện đi kèm: Đau làm vã mồ hôi,
sốt, buồn nôn, tâm trạng lo lắng, có cảm giác muốn đi tiểu mặc dù không có
nước tiểu. Một đặc điểm đáng chú ý là trong cơn đau nếu dùng một số thuốc
giảm đau thông thường như Paracetamol (thường có tên Panadol,

Efferalgan ) sẽ không thấy giảm đau.
Một nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi thận và sỏi ở niệu quản
(là đường dẫn nước tiểu từ thận đưa xuống bọng đái hay còn gọi là bàng
quang). Trong thực tế, những viên sỏi nhỏ nằm trong thận hay niệu quản lại
gây đau quặn nhiều hơn sơ với viên sỏi lớn, vì sỏi nhỏ dễ di động cọ xát và
gây chảy máu. Do đó, trong cơn đau quặn thận, người bệnh hay gặp chứng
đái ra máu. Chính vì vậy mà những người thấy đau nhiều không nên lo quá
bởi viên sỏi nhỏ có thể được làm tan sau khi uống thuốc mà không cần phải
mổ lấy sỏi. Lao thận cũng có thể gây cơn đau quặn thận, nhưng ít gặp hơn
(biểu hiện chủ yếu của lao thận là đi tiểu ra máu).
Ngoài ra, cơn đau quặn thận có thể thấy ở người bị ung thư thận và
chủ yếu phát hiện triệu chứng tiểu ra máu đi kèm với cơn đau.
Làm sao phân biệt cơn đau quặn thận với cơn đau khác?
Đặc tính điển hình của cơn đau quặn thận là cơn đau xảy ra đột ngột
dữ dội và lan xuống bộ phận sinh dục vùng thắt lưng phía sau rất đau. Trong
cơn đau, người bệnh đi tiểu rất nhiều hoặc tiểu khó, có thể thấy mủ trong
nước tiểu hoặc nước tiểu có máu. Cần lưu ý, tiểu ra máu có thể nhận thấy là
nước tiểu có màu đỏ gọi là tiểu máu đại thể, còn đi tiểu không có màu đỏ
nhưng xét nghiệm nước tiểu có nhiều hồng cầu gọi là tiểu máu vi thể. Cần
phân biệt với đau vùng bụng trong các bệnh sau đây:
- Cơn đau quặn gan: Thường đau dưới mạn xương sườn bên phải sau
khi đau có sốt và vàng da.
- Cơn đau do viêm ruột thừa: Đau nhiều ở vùng gần bẹn phía bên phải
(gọi là hố chậu phải). Khi đau cũng có sốt, nhưng nếu ấn tay vào vùng bị đau
thì làm cho người bệnh giật nảy lên hoặc thót bụng lại khi thả tay ra.
- Cơn đau do loét hay thủng dại dày: Thường đau vùng bụng ở giữa,
phía trên rốn (người dân hay gọi vùng này là vùng chấn thủy). Đau không
lan xuống bộ phận sinh dục. Cơn đau do loét hay thủng dạ dày gặp ở người
có loét bao tử từ trước hoặc sau một đợt uống quá nhiều rượu.
- Cơn đau bụng do tắc ruột: Đây cũng là biểu hiện của đau bụng cấp

tính. Thường có thể phát hiện được dấu hiệu nổi cộm ngoằn ngoèo như có
sóng ở bụng.
- Một số trường hợp của cơn đau thắt ngực trong bệnh tim mạch
không rõ ràng, tức là đau không lan lên trên vai mà lan xuống dưới bụng làm
dễ lầm với cơn đau quặn thận nhưng không bao giờ lan xuống bộ phận sinh
dục. Trong khi đó, có những cơn đau quặn thận lại đau lan lên trên làm cho
người ta dễ nhầm với cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, những trường hợp này ít
gặp.
Trên đây là một số trường hợp dễ lầm với cơn đau quặn thận. Trong
thực tế có nhiều cơn đau bụng đi kèm với cơn đau vùng thắt lưng lại là
những cơn đau không phải do bệnh thận. Việc tìm đến các thầy thuốc sẽ
giúp cho bạn một lời xác định chắc chắn hơn khi bạn còn đang nghi ngờ
chưa rõ.
BS Lê Thiện Anh Tuấn
Sỏi đường niệu
Một bệnh nhân nam 46 tuổi chỉ đau sơ sơ ở thắt lưng gần một năm
nay. Nhân dịp lên thành phố, ông đi khám bệnh và được biết là bị sạn thận
dạng san hô, cần phải phẫu thuật. Sau khi mổ lấy sạn, bác sĩ cho biết thận
của ông ứ nước và giảm chức năng; nhưng may mắn là ông đến khám và
chữa bệnh không quá trễ nên thận chưa bị hư hại hoàn toàn.
Nguyên nhân
Sỏi thận (còn gọi là sạn thận) là một dạng của sỏi đường niệu, có thể
gặp ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ niệu. Có hai nguyên nhân gây sỏi đường
niệu:
- Rối loạn chuyển hóa: U lành tuyến cận giáp làm tăng canxi trong
máu và nước tiểu; nước tiểu chứa nhiều canxi nên dễ tích tụ lại và sinh ra sỏi.
Nguyên tắc điều trị loại sỏi này là cắt bỏ u lành tuyến cận giáp.
- Tắc nghẽn đường tiểu bẩm sinh hay mắc phải ở đài thận, bể thận,
niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt; có bệnh tại bộ niệu hay
chung quanh bộ niệu làm nghẽn đường tiểu, nước tiểu không chảy được và

sinh ra sỏi. Nguyên tắc điều trị là loại bỏ nguyên nhân gây bế tắc đường tiểu.
Triệu chứng
70% trường hợp sỏi thận một bên chỉ có triệu chứng đau lưng đơn
thuần; vì thế cần hết sức lưu ý và nên đi khám bệnh ngay để phát hiện và
điều trị sớm nhằm tránh các tác hại xấu và nặng do sỏi gây ra. Ngoài ra,
bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đái buốt, đái ra sỏi, đái ra máu, đái
đục như mủ.
Sỏi thận nếu nhỏ, khu trú ở một đái thận rất ít khi gây biến chứng.
Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, sỏi niệu sẽ gây tổn thương cho thận,
làm giãn nở hoặc gây hẹp đường tiểu do phản ứng xiêm xơ hóa và càng làm
tăng hiện tượng tắc nghẽn đường tiểu. Tắc nghẽn đường tiểu lại càng ảnh
hưởng xấu đến chức năng thận, dễ gây nhiễm trùng và viêm đường tiểu, lâu
dần đường tiểu bị xơ hóa và tắc nghẽn càng nặng, gây vô niệu hoặc làm
giảm chức năng thận trầm trọng.
Điều trị
Nếu sỏi nhỏ, không có gai sẽ có cơ may được dòng nước tiểu tống
thoát ra ngoài, không cần uống thuốc, chỉ cần uống nhiều nước. Sỏi nhỏ còn
có thể thoát ra ngoài bằng cách uống thuốc lợi tiểu, thuốc làm giãn đường
tiểu hoặc thuốc làm tan sỏi (với sỏi urat ta dùng thuốc làm kiềm hóa nước
tiểu, với sỏi phosphat ta dùng thuốc làm acid hóa nước tiểu). Sỏi còn có thể
được lấy ra bằng các thủ thuật như nong đường tiểu, lôi sỏi qua nội soi, tán
sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da Nếu các phương pháp trên thất bại thì phải
mổ (hay còn gọi là mổ hở).
Bệnh nhân cần đến thầy thuốc chuyên khoa khám và chữa bệnh để
được theo dõi và đánh giá định kỳ về chức năng thận và tình trạng nước tiểu
về phương diện vật lý - mô học, vi khuẩn học
BS Nguyễn Ngọc Tiến (Bệnh viện Bình Dân TP HCM)

×