Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài nguyên đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.32 KB, 7 trang )

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Đại học Sao Đỏ
29
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hiện nay, ÐBSCL là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi,
trong đó có tài nguyên đất sẵn có, ÐBSCL có nhiều lợi thế để phát triển bền vững trong bối
cảnh hội nhập.
ÐBSCL thuộc châu thổ sông Mê Kông có diện tích đất tự nhiên gần 4 triệu ha
1
, chiếm
12% diện tích của cả nước, trong đó khoảng 2,6 triệu ha được sử dụng để phát triển nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng
năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu
và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha,
khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. Đất đai tại vùng ÐBSCL vừa đóng vai trò là nguồn lực, vừa
đóng vai trò là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của vùng. Trong các
ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và
vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất. Trong các ngành
nông - lâm nghiệp, đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ
1. vi.wikipedia.org/wiki/, truy cập lúc 9h, ngày 14 tháng 8 năm 2013
Một số giải pháp cơ bản hướng đến quản lý tài
nguyên đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long
trong giai đoạn hiện nay
Some solutions towards basic land resources
management area during current period
TS. Trần Mai Ước*
* Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Thực tiễn đã chứng minh rằng, Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất


có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với lợi
thế về đất đai, ĐBSCL đang từng bước phát
triển để khẳng định mình. Giai đoạn sắp tới, để
thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của vùng theo hướng bền vững, theo chúng
tôi, ĐBSCL cần chú trọng vào công tác quản
lý đất đai. Bài viết đi vào những vấn đề cơ bản
về công tác quản lý đất đai của vùng ĐBSCL
trong giai đoạn hiện nay.
Abstract
Mekong Delta has been proved
naturally to be a specially important area for
the process of socio-economic development
of country. With the advantage of the land,
the Mekong Delta is taking steps to assert
its development. In our opinions, to perform
the orientation for the socio-economic
development steadily, Mekong Delta should
be focus on land management. This article
raises fundamental issues about the land
managements of the Mekong Delta in the
current period.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Đại học Sao Đỏ
30
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động và công cụ hay phương tiện lao động. Trong
tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói
riêng, tài nguyên đất đai vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý, sử dụng còn lãng phí và kém
hiệu quả, ở nhiều nơi đất đai bị suy thoái, ô nhiễm, phá hoại đến mức báo động; tranh chấp,

khiếu nại về đất đai vẫn là vấn đề nóng của vùng ĐBSCL; đóng góp về kinh tế của vùng cho cả
nước chưa tương xứng với tiềm năng của tài nguyên đất sẵn có…. Do vậy, việc phát triển bền
vững nguồn tài nguyên đất vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển bền vững của vùng.
2. Nội dung
2.1. Quản lý và sử dụng đất đai vùng ĐBSCL: Những bất cập và hạn chế
Hiện nay, vùng ĐBSCL có các nhóm đất chính, bao gồm: Đất phù sa sông (1,2 triệu
ha) tập trung ở vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên
cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác
được trên nền đất này; Đất phèn (1,6 triệu ha) có đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố
nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm
mặn nặng và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long
Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau; Đất nhiễm
mặn (0,75 triệu ha), các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô và khó
có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu
vực người ta nuôi tôm trong mùa khô; Các loại đất khác (0,35 triệu ha) gồm đất than bùn
(vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của Đồng bằng sông Cửu Long) và
đất đồi núi (phía Tây - Bắc Đồng bằng sông Cửu Long)
2
.
2. Số liệu được lấy từ Báo cáo đã được chỉnh sửa theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm
định Nhà nước về vùng ĐBSCL, họp ngày 15/7/1997 tại Hà Nội
Bản đồ Đồng bằng Sông Cửu Long (Map of the Mekong Delta)
Nguồn: />Giai đoạn vừa qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những tiến
bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường
3
, từng bước phân cấp
và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thu hồi đất
bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục đích sử dụng khác. Pháp luật về đất

đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được
Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình
thành và phát triển nhanh. Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp
lý và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay vùng ĐBSCL còn bộc lộ
nhiều yếu kém thể hiện ở chỗ:
Một là, việc thực thi chính sách về đất đai, trong thực tế chưa thực sự mang lại hiệu
quả như mong đợi. Những hạn chế yếu kém trong việc thực thi chính sách pháp luật đất
đai đã dẫn đến những tồn tại:
Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về đất đai thiếu rõ ràng,
không chặt chẽ; việc đồng nhất các quyền của người sử dụng đối với các loại đất đai khác
nhau đã dẫn đến nhiều bất cập trong các chính sách, biện pháp quản lý đối với các loại đất
đai khác nhau.
Luật pháp và các chính sách về đất đai đã quy định quyền sử dụng đất có giá trị và
được đem ra trao đổi chuyển nhượng trên thị trường, song các chính sách đất đai chưa phù
hợp với các yêu cầu và quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Luật pháp và các chính sách về đất đai chưa thể hiện được nguyên tắc phân phối địa
tô giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu đất đai làm thất thoát các nguồn lợi do đất đai
mang lại từ Nhà nước chuyển sang người sử dụng và chiếm giữ đất đai.
Luật pháp đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản song chưa
có hệ thống luật pháp và chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường này.
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức, chưa phù
hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thời gian vừa qua, nhiều văn bản mới về lĩnh vực nói trên được ban hành như Nghị định 38/2011/NĐ-
CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính
trong quản lý đất đai; Thông tư 16/2011/TT-BTNMT quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến
thủ tục hành chính về lĩnh vực đất; Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt; Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư 39/2011/TT-BTC

sửa đổi, bổ sung Thông tư 83/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg việc sắp xếp
lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn một
số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; Thông tư 9/2011/TT-BTNMT quy
định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. . Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) đánh giá tổng quát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về đất đai
từ những năm đổi mới và quyết định chủ trương tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, Luật đất đai
năm 2003 ra đời, là một bước tiến mới trên con đường hoàn thiện dần hệ thống chính sách pháp luật đất đai
của nước ta.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Đại học Sao Đỏ
31
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động và công cụ hay phương tiện lao động. Trong
tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói
riêng, tài nguyên đất đai vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý, sử dụng còn lãng phí và kém
hiệu quả, ở nhiều nơi đất đai bị suy thoái, ô nhiễm, phá hoại đến mức báo động; tranh chấp,
khiếu nại về đất đai vẫn là vấn đề nóng của vùng ĐBSCL; đóng góp về kinh tế của vùng cho cả
nước chưa tương xứng với tiềm năng của tài nguyên đất sẵn có…. Do vậy, việc phát triển bền
vững nguồn tài nguyên đất vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển bền vững của vùng.
2. Nội dung
2.1. Quản lý và sử dụng đất đai vùng ĐBSCL: Những bất cập và hạn chế
Hiện nay, vùng ĐBSCL có các nhóm đất chính, bao gồm: Đất phù sa sông (1,2 triệu
ha) tập trung ở vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên
cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác
được trên nền đất này; Đất phèn (1,6 triệu ha) có đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố
nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm
mặn nặng và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long
Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau; Đất nhiễm

mặn (0,75 triệu ha), các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô và khó
có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu
vực người ta nuôi tôm trong mùa khô; Các loại đất khác (0,35 triệu ha) gồm đất than bùn
(vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của Đồng bằng sông Cửu Long) và
đất đồi núi (phía Tây - Bắc Đồng bằng sông Cửu Long)
2
.
2. Số liệu được lấy từ Báo cáo đã được chỉnh sửa theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm
định Nhà nước về vùng ĐBSCL, họp ngày 15/7/1997 tại Hà Nội
Bản đồ Đồng bằng Sông Cửu Long (Map of the Mekong Delta)
Nguồn: />Giai đoạn vừa qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những tiến
bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường
3
, từng bước phân cấp
và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thu hồi đất
bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục đích sử dụng khác. Pháp luật về đất
đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được
Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình
thành và phát triển nhanh. Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp
lý và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay vùng ĐBSCL còn bộc lộ
nhiều yếu kém thể hiện ở chỗ:
Một là, việc thực thi chính sách về đất đai, trong thực tế chưa thực sự mang lại hiệu
quả như mong đợi. Những hạn chế yếu kém trong việc thực thi chính sách pháp luật đất
đai đã dẫn đến những tồn tại:
Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về đất đai thiếu rõ ràng,
không chặt chẽ; việc đồng nhất các quyền của người sử dụng đối với các loại đất đai khác
nhau đã dẫn đến nhiều bất cập trong các chính sách, biện pháp quản lý đối với các loại đất
đai khác nhau.

Luật pháp và các chính sách về đất đai đã quy định quyền sử dụng đất có giá trị và
được đem ra trao đổi chuyển nhượng trên thị trường, song các chính sách đất đai chưa phù
hợp với các yêu cầu và quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Luật pháp và các chính sách về đất đai chưa thể hiện được nguyên tắc phân phối địa
tô giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu đất đai làm thất thoát các nguồn lợi do đất đai
mang lại từ Nhà nước chuyển sang người sử dụng và chiếm giữ đất đai.
Luật pháp đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản song chưa
có hệ thống luật pháp và chính sách quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường này.
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức, chưa phù
hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thời gian vừa qua, nhiều văn bản mới về lĩnh vực nói trên được ban hành như Nghị định 38/2011/NĐ-
CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính
trong quản lý đất đai; Thông tư 16/2011/TT-BTNMT quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến
thủ tục hành chính về lĩnh vực đất; Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt; Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư 39/2011/TT-BTC
sửa đổi, bổ sung Thông tư 83/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg việc sắp xếp
lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn một
số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; Thông tư 9/2011/TT-BTNMT quy
định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. . Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) đánh giá tổng quát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về đất đai
từ những năm đổi mới và quyết định chủ trương tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, Luật đất đai
năm 2003 ra đời, là một bước tiến mới trên con đường hoàn thiện dần hệ thống chính sách pháp luật đất đai
của nước ta.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Đại học Sao Đỏ
32
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cũng như đăng
ký biến động đất đai còn chậm, hạn chế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp và chống
lấn chiếm.
Việc phân định trách nhiệm quản lý đất đai cho các cấp các ngành chưa rõ ràng, còn
thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm.
Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành nhiều, thay đổi
thường xuyên nhưng không toàn diện, thiếu thống nhất, còn chồng chéo và có nhiều
lỗ hổng.
Hai là, hệ thống qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn đặt ra, việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh
thành trong cả nước còn chậm. Thiếu đồng bộ giữa qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch chi
tiết của các ngành, qui hoạch không gian đô thị của thành phố Ngoài ra, việc lập và phê
duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, tính khả thi chưa cao, việc công bố công
khai và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém dẫn đến việc phải
điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng
năm chưa sát với kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Ba là, việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại các địa
phương còn một số tồn tại như sử dụng không đúng vị trí, sai lệch diện tích được giao, sử
dụng sai mục đích, tiến độ xây dựng chậm hoặc bỏ hoang hóa, không sử dụng đất, chậm
nộp tiền thuê đất. Vẫn còn đó những hành vi tiêu cực trong lĩnh vực đất đai.
Bốn là, cơ chế tài chính về đất đai thiếu hiệu quả, thị trường bất động sản còn hoạt
động tự phát, tình trạng đầu cơ đất đai đã đẩy giá đất lên cao gây tác động xấu đến môi
trường đầu tư. Cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung còn nhiều yếu kém, cán bộ địa
chính ở cơ sở còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ… Trong thực tế, công tác quản lý và
sử dụng đất đai tại các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước, các bộ,
ngành còn nhiều lãng phí.
Những tồn tại, bất cập ở trên, chúng tôi cho rằng, về cơ bản có thể được “gom” lại bởi
những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai hiện nay chưa

hợp lý. Điều này thể hiện sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành trong việc
tổ chức lập và thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất và qui hoạch xây dựng đô thị;
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
đất đai do có nhiều ngành, nhiều cấp tham gia thực hiện các công việc vì vậy trách nhiệm
của từng ngành, cấp không rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng công việc và kéo dài thời
gian thực hiện. Ngoài ra, sự hạn chế, bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất
đai chưa theo kịp với thực tiễn cũng là “cản lực” đáng kể gây khó khăn cho công tác quản
lý đất đai.
Thứ hai, lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành địa chính ở các cấp còn quá
mỏng, cùng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Chúng ta cũng biết rằng, chính
đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát thi hành
luật đất đai của địa phương và các đối tượng sử dụng đất, nhưng chưa được đào tạo sâu
về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phương tiện làm việc. Chức năng, nhiệm vụ của ngành địa
chính chưa rõ ràng còn mang nặng tính tham mưu, giúp việc hơn là một cơ quan chuyên
trách về quản lý đất đai.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai chưa được tiến hành
thường xuyên. Điều này đã góp phần dẫn đến việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các
hành vi sai phạm, thiếu kiên quyết trong khắc phục hậu quả các hành vi sai phạm không
thực sự đạt hiệu quả cao. Thậm chí, do trách nhiệm của người đứng đầu chưa được qui
định chặt chẽ, chế tài xử lý chưa rõ ràng, thiếu gương mẫu, buông lỏng trong công tác quản
lý, do vậy có việc đã gián tiếp còn tiếp tay cho sai phạm vì lợi ích cục bộ của địa phương
và quyền lợi của cá nhân mà làm trái các qui định về quản lý đất đai.
Thứ tư, chưa nhận thức đúng mức đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn
nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước; chưa khẳng định rõ quyền sử dụng
đất là hàng hóa đặc biệt và cần có cơ chế quản lý phù hợp. Quản lý nhà nước về
đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém, quản lý thị trường bất động sản bị buông lỏng. Người
sử dụng đất chưa thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chính sách tài chính đối với
đất đai còn nhiều bất cập, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Khuynh hướng tự
phát chạy theo cơ chế thị trường đã gây ra nhiều sai lệch trong việc thực hiện chính sách
đất đai.

Thứ năm, một số chủ trương, chính sách lớn rất quan trọng của Đảng về đất đai chưa
được thể chế hóa (như: chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; thị trường bất động sản,
trong đó có quyền sử dụng đất ). Văn bản pháp luật về đất đai ban hành nhiều, nhưng
chồng chéo, thiếu đồng bộ. Chưa làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp
luật về đất đai trong nhân dân. Nhiều chính sách đã ban hành chưa được tổ chức chỉ đạo,
hướng dẫn và thi hành nghiêm túc.
Thứ sáu, chậm tổng kết thực tiễn để làm rõ nhiều vấn đề lý luận về quản lý đất đai
trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác nghiên cứu
khoa học về đất đai còn yếu. Chậm tháo gỡ các vướng mắc trong chính sách, pháp luật về
đất đai.
Thứ bảy, vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, đã lợi dụng chức
quyền để trục lợi, tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, gây ảnh hưởng xấu
trong xã hội và bất bình trong nhân dân.
Thứ tám, vai trò và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai
chưa được xác định rõ. Chưa quan tâm đúng mức việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai,
xây dựng bộ máy và chỉ đạo công tác quản lý đất đai. Chưa thực hiện tốt công khai, dân
chủ trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về đất đai. Công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp về đất đai ở các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kịp thời thanh
tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đất đai.
2.2. Một số giải pháp cơ bản hướng đến phát triển bền vững tài nguyên đất ở ĐBSCL
trong giai đoạn hiện nay
Thực tiễn hình thành và phát triển vùng ĐBSCL vừa qua, đã cho thấy rằng, đất đai có
một vị trí đặc biệt đối với con người, xã hội, doanh nghiệp. Tài nguyên đất đai là một trong
những “cú hích” quan trọng để ĐBSCL phát triển. Để duy trì ổn định các mối quan hệ về
đất đai từ đó tạo điều kiện cho sử dụng đất đai hiệu quả, nhà nước đều rất chú trọng xây
dựng chính sách, pháp luật quản lý đất đai. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Đại học Sao Đỏ
33
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cũng như đăng

ký biến động đất đai còn chậm, hạn chế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp và chống
lấn chiếm.
Việc phân định trách nhiệm quản lý đất đai cho các cấp các ngành chưa rõ ràng, còn
thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm.
Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành nhiều, thay đổi
thường xuyên nhưng không toàn diện, thiếu thống nhất, còn chồng chéo và có nhiều
lỗ hổng.
Hai là, hệ thống qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn đặt ra, việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh
thành trong cả nước còn chậm. Thiếu đồng bộ giữa qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch chi
tiết của các ngành, qui hoạch không gian đô thị của thành phố Ngoài ra, việc lập và phê
duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, tính khả thi chưa cao, việc công bố công
khai và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém dẫn đến việc phải
điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng
năm chưa sát với kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Ba là, việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại các địa
phương còn một số tồn tại như sử dụng không đúng vị trí, sai lệch diện tích được giao, sử
dụng sai mục đích, tiến độ xây dựng chậm hoặc bỏ hoang hóa, không sử dụng đất, chậm
nộp tiền thuê đất. Vẫn còn đó những hành vi tiêu cực trong lĩnh vực đất đai.
Bốn là, cơ chế tài chính về đất đai thiếu hiệu quả, thị trường bất động sản còn hoạt
động tự phát, tình trạng đầu cơ đất đai đã đẩy giá đất lên cao gây tác động xấu đến môi
trường đầu tư. Cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung còn nhiều yếu kém, cán bộ địa
chính ở cơ sở còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ… Trong thực tế, công tác quản lý và
sử dụng đất đai tại các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước, các bộ,
ngành còn nhiều lãng phí.
Những tồn tại, bất cập ở trên, chúng tôi cho rằng, về cơ bản có thể được “gom” lại bởi
những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai hiện nay chưa
hợp lý. Điều này thể hiện sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành trong việc

tổ chức lập và thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất và qui hoạch xây dựng đô thị;
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
đất đai do có nhiều ngành, nhiều cấp tham gia thực hiện các công việc vì vậy trách nhiệm
của từng ngành, cấp không rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng công việc và kéo dài thời
gian thực hiện. Ngoài ra, sự hạn chế, bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất
đai chưa theo kịp với thực tiễn cũng là “cản lực” đáng kể gây khó khăn cho công tác quản
lý đất đai.
Thứ hai, lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành địa chính ở các cấp còn quá
mỏng, cùng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Chúng ta cũng biết rằng, chính
đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát thi hành
luật đất đai của địa phương và các đối tượng sử dụng đất, nhưng chưa được đào tạo sâu
về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phương tiện làm việc. Chức năng, nhiệm vụ của ngành địa
chính chưa rõ ràng còn mang nặng tính tham mưu, giúp việc hơn là một cơ quan chuyên
trách về quản lý đất đai.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai chưa được tiến hành
thường xuyên. Điều này đã góp phần dẫn đến việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các
hành vi sai phạm, thiếu kiên quyết trong khắc phục hậu quả các hành vi sai phạm không
thực sự đạt hiệu quả cao. Thậm chí, do trách nhiệm của người đứng đầu chưa được qui
định chặt chẽ, chế tài xử lý chưa rõ ràng, thiếu gương mẫu, buông lỏng trong công tác quản
lý, do vậy có việc đã gián tiếp còn tiếp tay cho sai phạm vì lợi ích cục bộ của địa phương
và quyền lợi của cá nhân mà làm trái các qui định về quản lý đất đai.
Thứ tư, chưa nhận thức đúng mức đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là nguồn
nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước; chưa khẳng định rõ quyền sử dụng
đất là hàng hóa đặc biệt và cần có cơ chế quản lý phù hợp. Quản lý nhà nước về
đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém, quản lý thị trường bất động sản bị buông lỏng. Người
sử dụng đất chưa thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Chính sách tài chính đối với
đất đai còn nhiều bất cập, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Khuynh hướng tự
phát chạy theo cơ chế thị trường đã gây ra nhiều sai lệch trong việc thực hiện chính sách
đất đai.
Thứ năm, một số chủ trương, chính sách lớn rất quan trọng của Đảng về đất đai chưa

được thể chế hóa (như: chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; thị trường bất động sản,
trong đó có quyền sử dụng đất ). Văn bản pháp luật về đất đai ban hành nhiều, nhưng
chồng chéo, thiếu đồng bộ. Chưa làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp
luật về đất đai trong nhân dân. Nhiều chính sách đã ban hành chưa được tổ chức chỉ đạo,
hướng dẫn và thi hành nghiêm túc.
Thứ sáu, chậm tổng kết thực tiễn để làm rõ nhiều vấn đề lý luận về quản lý đất đai
trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác nghiên cứu
khoa học về đất đai còn yếu. Chậm tháo gỡ các vướng mắc trong chính sách, pháp luật về
đất đai.
Thứ bảy, vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa, đã lợi dụng chức
quyền để trục lợi, tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, gây ảnh hưởng xấu
trong xã hội và bất bình trong nhân dân.
Thứ tám, vai trò và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai
chưa được xác định rõ. Chưa quan tâm đúng mức việc đầu tư cho công tác quản lý đất đai,
xây dựng bộ máy và chỉ đạo công tác quản lý đất đai. Chưa thực hiện tốt công khai, dân
chủ trong việc thực thi các chính sách, pháp luật về đất đai. Công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp về đất đai ở các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kịp thời thanh
tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đất đai.
2.2. Một số giải pháp cơ bản hướng đến phát triển bền vững tài nguyên đất ở ĐBSCL
trong giai đoạn hiện nay
Thực tiễn hình thành và phát triển vùng ĐBSCL vừa qua, đã cho thấy rằng, đất đai có
một vị trí đặc biệt đối với con người, xã hội, doanh nghiệp. Tài nguyên đất đai là một trong
những “cú hích” quan trọng để ĐBSCL phát triển. Để duy trì ổn định các mối quan hệ về
đất đai từ đó tạo điều kiện cho sử dụng đất đai hiệu quả, nhà nước đều rất chú trọng xây
dựng chính sách, pháp luật quản lý đất đai. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Đại học Sao Đỏ
34
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh
đến việc: “Đổi mới, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài

nguyên, vốn và các loại tài sản công khác để tài nguyên, vốn và các tài sản công được quản
lý, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí. Đất đai, tài nguyên, vốn,
tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phần
kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả”
4
.
Để thực hiện định hướng trên, theo chúng tôi cần tập trung vào các quan điểm phát
triển quản lý đất đai theo định hướng hiện đại hóa, kinh tế hóa và phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, về cơ bản cần chú trọng 3
quan điểm chính sau đây:
Công tác quản lý đất đai tại vùng ĐBSCL cần được phát triển theo hướng hiện đại hóa
trên cơ sở xây dựng mô hình tổ chức tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai để nâng tầm đóng góp của đất đai và
công tác quản lý đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL.
Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng ĐBSCL phải là yêu cầu
xuyên suốt trong công tác quản lý đất đai.
Giai đoạn sắp tới, để thực hiện định hướng phát triển bền vững tài nguyên đất đai của
vùng ĐBSCL – yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
theo hướng bền vững, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, vùng ĐBSCL cần tiếp tục chú trọng tăng cường và nâng cao hiệu quả cải
cách hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Cụ thể, giai đoạn sắp tới để thích ứng
với sự thay đổi của thực tiễn, vùng ĐBSCL cần tập trung hơn nữa việc thể chế và hoàn
thiện hệ thống văn bản quy trình, quy chế về quản lý và sử dụng tài nguyên đất để phù hợp
hơn với yêu cầu thực tế, song song đó cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm
giảm thời gian, giảm thủ tục, giảm chi phí đối với tổ chức và công dân. Có quy định để thực
hiện quy hoạch sử dụng đất đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành; không giao đất cho
các dự án sản xuất phi nông nghiệp ngoài quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, khu kinh
tế, làng nghề; giao đất, cho thuê đất đúng nhu cầu sử dụng đất hiệu quả và tính khả thi của
dự án đầu tư.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ tài nguyên đất. Chúng ta biết rằng, đất đai tại vùng ĐBSCL

là nguồn tài nguyên có giới hạn, không thể nào muốn là tăng lên được, trong khi đó, con
người ngày càng tăng, do vậy công tác quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất của vùng
ĐBSCL và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ ba, trong tất cả các yếu tố nằm trong lực lượng sản xuất, con người là yếu tố
quan trọng nhất. Để phát triển bền vững tài nguyên đất đai vùng ĐBSCL trong giai đoạn
sắp tới, cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ ngành địa chính. Về thực trạng
cho thấy cán bộ của ngành địa chính còn quá mỏng. Đặc biệt, ở cấp xã, lại thường không
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về đất đai mà chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm. Vì
vậy, thực tế cán bộ địa chính không nắm bắt được kịp thời và đầy đủ về quản lý đất đai, khi
để xảy ra vi phạm, đã không có biện pháp ngăn chặn được kịp thời và càng để lâu lại càng

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.207.
khó xử lý. Xuất phát từ thực tiễn đó, giai đoạn sắp tới cần thiết phải kết hợp giữa giáo dục
về tinh thần trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ địa chính kiên quyết đấu
tranh với những hành vi tiêu cực, tham nhũng, với việc chú trọng tăng cường lực lượng cán
bộ của ngành địa chính đủ mạnh về cả số lượng và chất lượng, đồng thời được quan tâm
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên để đảm nhận công việc, đáp ứng
được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
3. Thay lời kết
Mặc dù còn không ít khó khăn nhưng kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL trong giai đoạn
vừa qua cũng đã có nhiều bước phát triển toàn diện; cơ sở hạ tầng ngày càng được
hoàn thiện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả sản xuất được nâng cao,
tổ chức huy động tốt các nguồn lực đầu tư; môi trường đầu tư được cải thiện; từng bước
hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, thể hiện vai trò trung tâm lớn về sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của cả nước… Chúng ta cùng tin tưởng và hy
vọng rằng, với “thế” và “lực” về tài nguyên đất đai, ĐBSCL sẽ “cất cánh” trong giai đoạn
hội nhập như hiện nay./.
Tài liệu tham khảo

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
[2] Luật đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
[3] Nghị định 92/2002/NĐ_CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[4] Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật
đất đai.
[5] Thông tư 30/2004/TT_BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
[6] Nguyễn Như Hùng, Trần Mai Ước, Một số giải pháp cơ bản hướng đến kiện toàn
quản lý đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại học, HTKH “Sử dụng hiệu
quả đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên”, Tạp chí Cộng sản, Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên và Tỉnh ủy Đắc Lắc, 2012.
[7] Nguyễn Như Hùng, Trần Mai Ước, Phát triển bền vững tài nguyên đất đai vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, HTKH “Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai
trong giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV thuộc Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, 2013.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học - Đại học Sao Đỏ
35
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh
đến việc: “Đổi mới, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài
nguyên, vốn và các loại tài sản công khác để tài nguyên, vốn và các tài sản công được quản
lý, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí. Đất đai, tài nguyên, vốn,
tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phần
kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả”
4
.
Để thực hiện định hướng trên, theo chúng tôi cần tập trung vào các quan điểm phát
triển quản lý đất đai theo định hướng hiện đại hóa, kinh tế hóa và phục vụ mục tiêu phát

triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, về cơ bản cần chú trọng 3
quan điểm chính sau đây:
Công tác quản lý đất đai tại vùng ĐBSCL cần được phát triển theo hướng hiện đại hóa
trên cơ sở xây dựng mô hình tổ chức tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai để nâng tầm đóng góp của đất đai và
công tác quản lý đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL.
Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng ĐBSCL phải là yêu cầu
xuyên suốt trong công tác quản lý đất đai.
Giai đoạn sắp tới, để thực hiện định hướng phát triển bền vững tài nguyên đất đai của
vùng ĐBSCL – yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
theo hướng bền vững, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, vùng ĐBSCL cần tiếp tục chú trọng tăng cường và nâng cao hiệu quả cải
cách hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Cụ thể, giai đoạn sắp tới để thích ứng
với sự thay đổi của thực tiễn, vùng ĐBSCL cần tập trung hơn nữa việc thể chế và hoàn
thiện hệ thống văn bản quy trình, quy chế về quản lý và sử dụng tài nguyên đất để phù hợp
hơn với yêu cầu thực tế, song song đó cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm
giảm thời gian, giảm thủ tục, giảm chi phí đối với tổ chức và công dân. Có quy định để thực
hiện quy hoạch sử dụng đất đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành; không giao đất cho
các dự án sản xuất phi nông nghiệp ngoài quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, khu kinh
tế, làng nghề; giao đất, cho thuê đất đúng nhu cầu sử dụng đất hiệu quả và tính khả thi của
dự án đầu tư.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ tài nguyên đất. Chúng ta biết rằng, đất đai tại vùng ĐBSCL
là nguồn tài nguyên có giới hạn, không thể nào muốn là tăng lên được, trong khi đó, con
người ngày càng tăng, do vậy công tác quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất của vùng
ĐBSCL và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ ba, trong tất cả các yếu tố nằm trong lực lượng sản xuất, con người là yếu tố
quan trọng nhất. Để phát triển bền vững tài nguyên đất đai vùng ĐBSCL trong giai đoạn
sắp tới, cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ ngành địa chính. Về thực trạng
cho thấy cán bộ của ngành địa chính còn quá mỏng. Đặc biệt, ở cấp xã, lại thường không

được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về đất đai mà chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm. Vì
vậy, thực tế cán bộ địa chính không nắm bắt được kịp thời và đầy đủ về quản lý đất đai, khi
để xảy ra vi phạm, đã không có biện pháp ngăn chặn được kịp thời và càng để lâu lại càng

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.207.
khó xử lý. Xuất phát từ thực tiễn đó, giai đoạn sắp tới cần thiết phải kết hợp giữa giáo dục
về tinh thần trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ địa chính kiên quyết đấu
tranh với những hành vi tiêu cực, tham nhũng, với việc chú trọng tăng cường lực lượng cán
bộ của ngành địa chính đủ mạnh về cả số lượng và chất lượng, đồng thời được quan tâm
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên để đảm nhận công việc, đáp ứng
được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
3. Thay lời kết
Mặc dù còn không ít khó khăn nhưng kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL trong giai đoạn
vừa qua cũng đã có nhiều bước phát triển toàn diện; cơ sở hạ tầng ngày càng được
hoàn thiện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả sản xuất được nâng cao,
tổ chức huy động tốt các nguồn lực đầu tư; môi trường đầu tư được cải thiện; từng bước
hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, thể hiện vai trò trung tâm lớn về sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của cả nước… Chúng ta cùng tin tưởng và hy
vọng rằng, với “thế” và “lực” về tài nguyên đất đai, ĐBSCL sẽ “cất cánh” trong giai đoạn
hội nhập như hiện nay./.
Tài liệu tham khảo
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
[2] Luật đất đai 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
[3] Nghị định 92/2002/NĐ_CP ngày 01/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[4] Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật
đất đai.
[5] Thông tư 30/2004/TT_BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
[6] Nguyễn Như Hùng, Trần Mai Ước, Một số giải pháp cơ bản hướng đến kiện toàn
quản lý đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại học, HTKH “Sử dụng hiệu
quả đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên”, Tạp chí Cộng sản, Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên và Tỉnh ủy Đắc Lắc, 2012.
[7] Nguyễn Như Hùng, Trần Mai Ước, Phát triển bền vững tài nguyên đất đai vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, HTKH “Những vấn đề về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai
trong giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV thuộc Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, 2013.

×