Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.33 KB, 71 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, những nước càng có mức sống cao thì nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm trái cây càng lớn đặc biệt là hoa quả tươi. Chúng là một phẩn không
thể thiếu trong mỗi bữa ăn của họ. Hoa quả tươi là một món ăn rất có ích nó
không chỉ cung cấp chất khoáng và nhiều loại Vitamin khác nhau, hoa quả
còn có tác dụng rất tốt trong việc tiêu hoá thực phẩm.
Ở một nước phát triển, cây ăn quả được coi là một ngành kinh tế quan
trọng, thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã
hội nói chung. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nước
không có điều kiện để phát triển cây ăn quả hoặc trình độ sản xuất cây ăn quả
nằm ở mức thấp, không tự đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hoa quả do đó
Nhà nước phải có những chính sách nhập khẩu quả tươi. Sự điều phối thị
trường mua bán hoa quả cả sản phẩm tươi cũng như sản phẩm chế biến, tạo
nên sự giao lưu hàng hoá ngày càng rộng rãi và trở thành một nhân tố kích
thích cho sự phát triển cây ăn quả trên phạm vi toàn thế giới.
Ở Việt Nam, sau khi vấn đề lương thực được giải quyết một cách cơ
bản thì nhu cầu trái cây tươi ngày càng một gia tăng ( bình quân tiêu dùng trái
cây/ đầu người một năm là 60kg trong năm 2000 và dự báo đến năm 2010 là
70kg). Sự giao lưu hàng hoá trái cây giữa các vùng miền trong cả nước diễn
ra khá sôi động. Tạo ra một thị trường trái cây phong phú và đa dạng.
Trong những năm trước đây việc sản xuất trái cây chưa đựơc quan tâm
đúng mực, tốc độ phát triển chậm và còn mang tính tự phát, kim ngạch xuất
khẩu trái cây thấp, ngay cả tiêu thụ nội địa cũng chưa đáp ứng nhu cầu. Ngày
nay đời sống được nâng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu trái cây đang có xu
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 2
hướng ngày càng tăng đứng trước điều đó nhà nước ta nhận thấy được tầm
quan trọng của ngành cây ăn trái đối với nền kinh tế.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được coi là vựa trái cây lớn nhất cả


nứơc, vùng có rất nhiều trái cây đặc sản như sầu riêng, xoài, chôm chôm,
măng cụt, mãng cầu…
Trong thời gian qua, Đồng Bằng Sông Cửu Long mặc dù có nhiều
chương trình quan tâm đến sản xuất cây ăn quả nhưng nhận thấy kết quả sản
xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Thực trạng sản xuất trái
cây của vùng còn chưa hình thành các khu vực trồng cây ăn quả tập trung với
quy mô lớn với các loại cây ăn quả chiến lược. Việc chú trọng đầu tư vào
khâu thu hoạch và khâu bảo quản còn chưa cao dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa
cao.
Phát triển cây ăn qủa là một giải pháp tốt cho việc giải quyết các vấn đề
kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất một cách lâu dài và ổn định, phù hợp với
nền nông nghiệp của vùng. Với ý nghĩa đó, chuyên đề “Định hướng phát
triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long” đã ra đời.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ trái cây, từ việc
đánh giá những kết quả đã đạt đựơc trong thời gian qua đến những tồn tại cần
phải được khắc phục.
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng ở trong vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long qua đó xác định được giống cây trồng cho chất
lượng kinh tế cao.
Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả
của vùng, đồng thời đề xuất những giải pháp thực hiện, tiêu thụ trái cây của
vùng.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Giống cây ăn trái chủ lực được trồng và phát triển ở vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long.

Mối quan hệ giữa thị trường trái cây trong và ngoài nước. Các nhân tố
thúc đẩy phát triển, các nhân tố đang là rào cản và từ đó đưa ra các phương
hướng và giải pháp phát triển.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tiến hành trên phạm vi toàn bộ vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long
4. Nội dung của đề tài bao gồm
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: Vai trò của ngành trông cây ăn quả trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Chương II: Phân tích thực trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành trồng cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Chương III: Định hướng và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn
quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
KẾT LUẬN
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 4
NỘI DUNG
Chương I: Vai trò của ngành trông cây ăn quả trong quá trình
phát triển Điều kinh tế xã hội tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của Vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long:
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cực Nam nước ta, kéo dài từ 11
0
đến
khoảng 8
0
30


vĩ độ Bắc. Toàn vùng nằm trong vòng đai nhiệt đới ẩm điển
hình, có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Diện tích tự nhiên là 40604.7 km
2
,
chiếm khoảng 12% diện tích cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2006, dân số
ở đây là 17.415.500 người, chiếm 22% dân số của cả nước, mật độ dân số
trung bình là 429 người/km
2
. Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm các tỉnh: Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An
Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là vùng trọng điểm
lương thực và thực phẩm của nước ta.
1.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu.
1.1.1.1 Vị trí địa lý.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có một lịch sử hình thành khá phức tạp.
Đây là vùng châu thổ tạo thành nằm ở cửa sông Mê Kông, chảy qua nhiều
nước mới đến Việt Nam. Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm bộ phận châu
thổ chính là phần thượng châu thổ, hạ châu thổ và dải đồng bằng phụ cận bán
đảo Cà Mau. Phần thượng châu thổ là dải phù sa rất phì nhiêu, phần lớn bề
mặt gồm những vùng trũng rộng lớn như ở Đồng Tháp Mười và Tứ Giác
Long Xuyên. Phần hạ châu thổ bắt đầu từ nơi hai con sông Tiền và sông Hậu
phân nhánh tiếp giáp với biển. Đồng bằng hạ châu thổ thường xuyên chịu tác
động của thủy triều và sóng biển, phần lớn đồng bằng ở đây được tạo thành
bởi những đảo nhỏ.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 5
Đồng Bằng Sông Cửu Long có một vị trí địa lý hết sức quan trọng.
Nằm ở Tây Nam Bộ, phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng
kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, nên Đồng
Bằng Sông Cửu Long có mối quan hệ kinh tế - xã hội hai chiều rất đa dạng.

Nhờ có đường biên giáp Campuchia, là phần nối tiếp của Đông Nam Bộ theo
chiều dài của đất nước, các tỉnh duyên hải của Tây Nam Bộ giáp biển, có
đường giao thông hàng không và hàng hải quốc tế giữa Đông Á và Nam Á,
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Do đó Đồng Bằng Sông Cửu Long có
điều kiện giao lưu và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế
năng động trong khu vực để phát triển kinh tế.
Đồng Bằng Sông Cửu Long được phủ lên một mạng lưới sông rạch,
kênh đào dày đặc. Tổng lượng nước ngọt của hệ thống sông Cửu Long là 5 tỷ
m
3
. Lượng nước phân bổ không đều theo mùa mưa, bắt đầu từ tháng 7 tháng
8, kết thúc vào tháng 11 tháng 12 dễ gây ngập lụt; mùa khô, nguồn nước giảm
dần. Lượng nước ngầm có trữ lượng lớn khoảng 84 triệu m
3
/ ngày, hiện chỉ
khai thác và sử dụng 1triệu m
3
/ngày. Nước được sử dụng vào tưới tiêu, tẩy
mặn, rửa chua.
Vùng có 736km bờ biển với nhiều cửa sông và vịnh, điều kịên thuận lợi
để phát triển rừng ngập mặn chủ yếu là tràm, dừa, khoảng 150.000ha là môi
trường sinh thái tự nhiên có ý nghĩa lớn về phương diện kinh tế.
Cấu trúc địa hình đất đai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có đặc trưng là
những sống đất ven sông và đất vùng duyên hải cao ráo, do có sự bồi đắp phù
sa mạnh mẽ của Sông Cửu Long đổ về sông Tiền, sông Hậu ở Nam Bộ và qua
một mạng lưới kênh rạch và cửa sông. Do đặc điểm địa hình của vùng sóng
triều tác động sâu vào đất liền, chu kỳ của thủy triều cũng đã ảnh hưởng rất
lớn tới lưu thông đường thủy, cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày của
người dân trong vùng.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển

Chuyên đề tốt nghiệp 6
1.1.1.2 Về khí hậu.
Khí hậu vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mang tính chất nhiệt đới ẩm,
cận xích đạo, nhiệt độ cao, ít chênh lệch trong năm. Khí hậu chia thành hai
mùa là khô và mùa mưa, ít có bão. Lượng mưa trung bình là 1.580 mm nhưng
phân bổ không đều theo lãnh thổ. Vào mùa mưa hiện tượng ngập lụt thường
xuyên xảy ra. Mùa khô hầu như không có mưa dẫn đến nguồn nước giảm
nhiều thường hay gây ra hiện tượng hạn hán kéo dài.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long
1.1.2.1 Về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi.
Trong những năm gần đây, đầu tư của Nhà nước, tập thể tư nhân đã
góp phần tích cực tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp. Điện
khí hóa nông thôn đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống điện cung cấp
cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã hòa vào mạng lưới điện quốc gia.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Tuy nhiên
vẫn thấy thiếu công trình chống lũ, chống mặn do sự xâm nhập của thủy triều.
Hằng năm lũ lụt đã làm mất hàng chục hecta. Hệ thống sông, kênh, rạch ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long nhiều năm không được nạo vét, khai thông luồng
lạch cùng với tình trạng thiếu bến, thiếu cảng nên giao thông thủy còn nhiều
hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế.
Vì vậy, để mở rộng sản xuất và bảo đảm được thành quả lao động, cần
có sự đầu tư lớn về thủy lợi nhằm bảo vệ và cải tạo một số vùng đất đai thuộc
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cấu trúc đường bộ, đường thủy thấp và thiếu đồng bộ. Những tuyến
giao thông đường bộ trọng yếu, nhiều cầu đã hư hỏng, tải trọng thấp. Tỷ lệ
đường nhựa trong tổng số chiều dài đường bộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
mới đạt 5.2%, thấp nhất so với bảy vùng trong nước. Thực tế cho thấy, cơ sở
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 7

hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển
không đều và còn nhiều yếu kém, chưa đủ sức đáp ứng vai trò thúc đẩy sự
chuyển biến kinh tế nông thôn. Nếu so với tình hình chung cả nước, thì cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây còn nhiều yếu tố bất cập rất lớn trong
phát triển kinh tế tương ứng với vị thế của vùng đất có vị trí kinh tế quan
trọng, ẩn chứa những tiềm năng kinh tế nhất định. Đặc biệt trong phát triển
nông nghiệp, tình trạng lũ lụt, phèn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi
phải có hệ thống thuỷ lợi khả năng cải tạo được tự nhiên mới đảm bảo cho
nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh, thâm canh để nâng cao số lượng,
chất lượng nông phẩm.
1.1.2.2 Về dân số và lao động
Tính đến năm 2007, diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long là
40604.7 km
2
dân số vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gần 17.415 triệu người,
mật độ dân số là 429 người/km
2
. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Việt,
dân tộc ít người chủ yếu là người Khơme.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học những năm qua đều cao. Sự gia
tăng dân số đã góp phần cung cấp thường xuyên nguồn nhân lực cho việc
phát triển kinh tế. Tuy vậy, khi nền kinh tế ở trình độ còn thấp kém, kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, thì sự gia
tăng dân số sẽ gây sức ép đối với nền kinh tế. Tình trạng dân số tăng, nhưng
đất đai canh tác lại có giới hạn nên vấn đề việc làm của toàn xã hội.
Dân cư phân bố không đều, sự chênh lệch thể hiện giữa các tỉnh khá rõ
nét. Chính sự phân bố không đều về dân cư cũng gây ra hiện tượng thừa,
thiếu lao động giữa các địa phương trong vùng. Mặt khác con người là yếu tố
quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng học vấn của dân cư ở đây lại
thấp và ngày càng tụt hậu so với các vùng đô thị.

Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 8
1.1.2.3 Về cơ cấu kinh tế
Trọng tâm hoạt động kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long là sản
xuất nông nghiệp. Giá trị sản lượng nông nghiệp tính theo giá cố định năm
1994, thì năm 2000 đạt 40625.1 nghìn tỷ đồng, năm 2002 đạt 44269.0 nghìn
tỷ đồng, năm 2003 đạt 44667.9 nghìn tỷ đồng, năm 2004 đạt 45763.2 nghìn tỷ
đồng, năm 2005 đạt 47769.8 nghìn tỷ đồng năm 2006 đạt 47837.4 nghìn tỷ
đồng. Như vậy, nếu so với năm 2000, tốc độ tăng nông nghiệp năm 2002 là
8.97%, năm 2003 là 9.95%, năm 2004 là 12.6%, năm 2005 là 17.6%, năm
2006 là 17.8%.
Trong nông nghiệp, sản xuất lương thực chiếm tỷ trọng lớn so với các
vùng khác trong cả nước. Ngoài trồng cây lương thực, các địa phương vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long còn trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,
thực phẩm khác.
Về công nghiệp thì chủ yếu là các cơ sở nhỏ bé, hình thức phổ biến là
tổ chức dưới dạng tự nhiên, hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trang bị
kỹ thuật trong sản xuất còn lạc hậu, vì thế sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu
tiêu dung của các địa phương.
Ngành xây dựng còn kém phát triển, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị
hoá thấp. Ngành xây dựng đã thu hút được 1.7% lao động xã hội, tạo ra 4%
GDP của vùng.
Hoạt động kinh tế dịch vụ bước đầu có chuyển biến đáp ứng nhu cầu
sản xuất và đời sống, góp phần mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế giữa các
vùng trong cả nước. Kinh tế dịch vụ đã góp phần quan trọng thúc đẩy nông
nghiệp phát triển và tác động đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hang hoá đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tiêu
dùng, đảm bảo đầu ra và thu hút nhiều việc làm ở nông thôn. Đây là ngành dễ
thu hút các thành phần kinh tế tham gia, có khả năng tạo GDP cho nền kinh tế
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển

Chuyên đề tốt nghiệp 9
nhanh, có khả năng tác động tạo đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn, thu hút
lao động thừa trong nông nghiệp.
Ngành du lịch, cơ sỏ vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, hoạt động còn
đơn điệu, khả năng thu hút khách còn hạn chế.
Nhìn chung, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có giảm, nhưng giá
trị tuyệt đối vẫn tăng, điều này phản ánh hiện trạng kinh tế với nông nghiệp là
cơ bản, công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, xu hướng tăng chậm. Nhiều
vùng nông thôn sản xuất còn mang tính thuần nông, kinh tế tự cấp, tự túc còn
chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế. Sản xuất ở nông thôn phân tán theo
quy mô hộ gia đình, với lao động thủ công là phổ biến. Do vậy, phần lớn cư
dân và lao động thủ công vẫn tập trung ở khu vực nông nghiệp nông thôn.
Lao động thừa ở nông thôn tràn ra thành thị lam gay gắt thêm tình trạng thừa
lao động ở đô thị.
1.2 Vai trò của ngành nông nghiệp và ngành trồng cây ăn quả
1.2.1 Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân.
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp.
Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học -
kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm
năng sinh học – cây trồng, vật nuôi.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành
chăn nuôi, ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng thì còn bao
gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.
1.2.1.1 Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu
xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 10

Ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở
những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông
nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản cuả các nước này khá lớn và
không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những
sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực phẩm là
yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng
cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng
cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân
tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát
triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh
lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định
chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ
làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
1.2.1.2 Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu
vực đô thị
Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung
cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến,
giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh
tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển
kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa,
bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 11
Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm

của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp,
ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan
trọng.
1.2.1.3 Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở
hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu
dùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông
thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng
sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng,
thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của
nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.
1.2.1.4 Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với
các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên
xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới
có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên,
tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng
mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và
đô thị.
Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại
nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
1.2.1.5 Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 12
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng

nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất
và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc
vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá
trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để
duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
1.2.2 Vai trò của ngành trồng cây ăn quả đối với ngành trồng trọt
và đối với kinh tế nông nghiệp
1.2.2.1 Vai trò của ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp.
Ở nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng
nông nghiệp. Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu
dùng lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển
nhanh một nền nông nghiệp toàn diện.
Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, ngành
trồng trọt phát triển theo hướng mở rộng tỷ trọng diện tích các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để
đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp chế biến.
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững
chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản
xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi,
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 13
trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm
canh cao.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho
năng suất cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng sẽ chuyển

nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa
canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị
trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
1.2.2.2 Vai trò của ngành trồng cây ăn quả
Từ xưa đến nay trái cây luôn là nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên của
con người, giá trị dinh dưỡng và sinh tố của các loại quả đã khiến trái cây
luôn đựơc con người sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống đời thường.
Theo tài liệu nghiên cứu của FAO sản lượng các loại trái cây toàn thế giới
thời kỳ 1989-1991 là 352 triệu tấn/năm, đến năm 2000 đã tăng lên đạt 429.4
triệu tấn/năm (tăng 22%). Năm 2000 sản lượng bình quân đầu người trên thế
giới là 73kg. Năm 2000 tốc độ tiêu thụ trái cây tăng lên rõ rệt, trong khi các
loại nông sản chủ yếu khác đều giảm đi.
Rau quả chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu nông sản xuất khẩu ở nhiều
nước trên thế giới. Theo FAO tỷ trọng rau quả trong tổng giá trị nông sản
xuất khẩu năm 1996 ở một số nước như sau: Trung Quốc 23.8%; Thái Lan
18.1% ; Hàn Quốc 14.4%.
Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây (1996-2000), diện tích
cây ăn quả cả nước tăng lên nhanh và liên tục, từ 260.9 ngàn ha năm 1996 lên
đến 438.8 ngàn ha vào năm 2000
Giá trị sản xuất cây ăn quả trong 5 năm qua cũng tăng lên liên tục, song
tốc độ tăng chưa tương xứng với mức tăng diện tích trồng, vì cây ăn quả phải
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 14
trải qua một thời kỳ chăm sóc từ 2 đến 4 năm mới bắt đầu có quả và năng suất
sẽ tăng lên dần. Do vậy tỷ trọng cây ăn quả trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng
trọt trong 5 năm qua không tăng, bình quân là 8.3%. Tính ra năm 2000 cây ăn
quả mới chiếm 7.9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước.
1.2.3 Kinh nghiệm một số nước về phát triển ngành trồng cây
ăn quả

1.2.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan đang phát triển một nền nông nghiệp phát triển với sự đa dạng
hóa và chuyên môn hóa nhiều loài vật nuôi và cây trồng ở mỗi vùng, miền
trong cả nước và hướng vào mục tiêu xuất khẩu. Vấn đề tăng năng suất, chất
lượng và giảm thành nông sản xuất khẩu là những mối quan tâm hàng đầu của
Thái Lan. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan có năng suất cao,
giá thành hạ và chất lượng cao. Chẳng hạn, năng suất dứa Thái Lan đạt 24.5
tấn/ha trong khi đó của Việt Nam là 13 tấn/ha. Giá sầu riêng của Thái Lan
thấp hơn 3 lần giá sầu riêng Việt Nam. Gạo chất lượng cao của Thái Lan
chiếm trên 70% tổng khối lượng gạo xuất khẩu trong khi tỷ lệ này ở Việt
Nam là 40%. Chính phủ Thái Lan có chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu
và thị trường xuất khẩu. Từ chính sách khai hoang, phục hoá, tổ chức từng
khu vực kinh tế mới ở vùng sâu, vùng xa, Thái Lan đã tăng cường hỗ trợ ban
đầu cho các khu vực này. Chính phủ Thái Lan coi trọng việc tận dụng điều
kiện tự nhiên thuận lợi để phải triển một nền nông nghiệp có đủ các ngành
nghề, chủng loại cây trồng và vật nuôi. Thái Lan luôn dẫn đầu thế giới về
xuất khẩu gạo.
Để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu,
Thái Lan có các chính sách:
Chính sách tín dụng có lợi cho nông dân. Nông dân Thái Lan có thể
tiếp cận đến nguồn tín dụng thông qua hai nguồi chính thức và nguồi không
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 15
chính thức. Nguồn tín dụng không chính thức có xu hướng mở rộng để tạo
điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với nông dân.
Thực hiện việc hỗ trợ cho nông nghiệp Thái Lan theo dạng hộp “màu
xanh da trời”
Quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô lớn các sản phẩm của
ngành trồng cây ăn quả để giảm giá sản phẩm thu mua. Đồng thời, có biện
pháp để tăng công suất sử dụng của các cơ sở chế biến nông sản.

Đầu tư vào việc nghiên cứu và ứng dụng các loại trái cây có chất
lượng cao kể cả việc nhập khẩu các loại giống cây có chất lượng cao từ các
nước có nền nông nghiệp phát triển. Thái Lan đã xây dựng những trung tâm
nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng và vật nuôi chất lượng cao như
giống lúa, sắn lát và các loại gia súc gia cầm.
Đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản đồng bộ đặc biệt là việc đầu tư
vào việc thiết kế và sản xuất bao bì hấp dẫn người mua. Các cơ sở chế biến
nông sản của Thái Lan thường có quy mô lớn.
Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản như
thành lập các điểm thu mua trái cây, kho chứa, bến bãi, cảng chuyên dùng cho
xuất khẩu trái cây. Các chi phí bốc xếp hàng nông sản xuất khẩu và các chi
phí có liên quan ở Thái Lan thấp hơn ở Việt Nam hai lần.
Đầu tư vào khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm
trong và ngoài nước.
Đa dạng hóa các sản phẩm trái cây xuất khẩu. Bên cạnh việc xuất khẩu
trái cây, Thái Lan còn phát triển mạnh các sản phẩm được chế biến từ trái
cây.
Coi trọng việc học tập kinh nghiệm của các nước có nền nông nghiệp
phát triển. Thái Lan là một nước có quan hệ thân thiện với Mỹ - một nước có
nền nông nghiệp phát triển cao. Thái Lan đã coi trọng việc học tập kinh
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 16
nghiệm của Mỹ là một có nền nông nghiệp đã được thương mại hoá khá cao
và chú trọng việc khai thác thị trường xuất khẩu quan trọng của Mỹ.
Điểm nổi bật đối với trường hợp của Thái Lan là Thái Lan đặc biệt coi
trọng đến việc nâng cao giá trị gia tăng của nông sản trong khâu tiêu thụ
thông qua việc quảng bá, phát triển thương hiệu. Thái Lan coi trọng rất lớn
đến việc phát triển nhãn hiệu thương mại của sản phẩm theo từng thị trường.
Việc tạo dựng thương hiệu các sản phẩm theo từng thị trường. Việc tạo dựng
thương hiệu các sản phẩm của Thái Lan trên thị trường thế giới có thể do yếu

tố tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu.
Thái Lan còn đặt chính sách sản phẩm lên hàng đầu để bảo đảm chất
lượng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. Sản phẩm xuất khẩu của Thái
Lan rất đa dạng và người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng sản phẩm này với
giá cả hơn giá hàng Việt Nam từ 5% đến 7%. Chất lượng là vấn đề cần quan
tâm. Thái Lan Thái Lan đã tạo lập được thói quen tiêu dùng với nhiều mặt
hàng như gạo, trái cây… Chủ yếu thông qua việc phát triển công nghệ chế
biến, bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thái Lan đầu tư rất
lớn vào thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải,
kỹ thuật đóng gói hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường … Mẫu mã và bao
bì hàng hoá được thiết kế đẹp. Hàng hoá được bảo quản tốt. Các doanh
nghiệp Thái Lan rất chú trọng nhiều đến xây dựng, đăng ký và quảng bá
thương hiệu.
Các doanh nghiệp Thái Lan luôn duy trì mối quan hệ trực tiếp với các
cơ quan thúc đẩy xuất khẩu như Cục xúc tiến xuất khẩu, Uỷ ban phát triển
xuất khẩu, các công ty thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông
sản thường tham gia cac phái đoàn của Chính phủ đàm phán cac hợp động dài
hạn về xuất khẩu nông sản.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 17
1.2.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Chính sách của Trung Quốc hướng vào việc nâng cao giá trị gia tăng
của trái cây sản xuất khẩu bắt đầu từ những năm cải cách và mở cửa nền kinh
tế. Trên cơ sở nhận định về các xu hướng phát triển nhu cầu về các sản phẩm
từ trái cây trên thế giới là rất lớn, nắm bắt được xu hướng này Trung Quốc đã
đầu tư rất lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản đặc biệt là các
sản phẩm được chế biến từ trái cây. Vấn đề nâng cao giá trị gia tăng hàng
nông sản xuất khẩu gần như trở thành vấn đề trung tâm trong chính sách và
chiến lược phát triển nền nông nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc triệt để khai thác tác động của các xu hướng phát triển nhu

cầu sản phẩm trái cây trên thế giới để phục vụ cho việc nâng cao giá trị gia
tăng của sản phẩm trái cây xuất khẩu. Các xu hướng này chi phối việc xây
dựng các chính sách, chương trình và kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng hàng
nông sản xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm từ trái cây được xuất khẩu. Đây
là những xu hướng được Trung Quốc cân nhắc và sử dụng làm tiêu điểm để
điều chỉnh các chính sách hiện có và xây dựng các chính sách mới. Các xu
hướng được Trung Quốc cân nhắc và sử dụng làm tiêu điểm để điều chỉnh:
Cải tạo kỹ thuật đối với những giống cây trồng truyền thống, thúc đẩy
phát triển những giống cây trồng mới.
Liên kết bốn nhà (vườn, vận chuyển, chế biến, tiêu thu) để cùng phát
triển ngành trồng trọt
Tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu
triển khai.
Phát triển khoa học – kỹ thuật nông nghiệp là một quốc sách
Coi trọng việc mở rộng giao lưu, hợp tác khoa học – kỹ thuật trên lĩnh
vực nông nghiệp trên toàn thế giới.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 18
Có thể nói, các xu hướng phát triển của nền nông nghiệp thế giới xoay
quanh việc làm gia tăng giá trị hàng nông sản kể cả các mặt hàng trái cây xuất
khẩu trên cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học –
công nghệ.
Trọng điểm phát triển khoa học – kỹ thuật nông nghiệp thế giới cũng
đã được Trung Quốc tiếp cận hợp lý và tập trung đầu tư thỏa đáng. Các trọng
điểm được áp dụng cho phù hợp như:
Tận dụng hết tiềm lực và tính di truyền của giống cây ăn quả
Duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất
Bảo vệ và sử dụng hữu hiệu nguồn nước
Nâng cao trình độ canh tác và trồng trọt một cách khoa học
Cải tiến kỹ thuật chế biến, bảo quản và vận chuyển trái cây

Phát triển mạnh công nghệ sinh học nông nghiệp.
Chiến lược phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc
được xác định dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học kỹ thuật hiện đại và
và công nghiệp hiện đại làm trụ cột; chuyển một số giống cây ăn quả truyền
thống mà không cho hiệu quả kinh tế sang phát triển và mở diện tích trồng
cây ăn quả mới có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở khoa học kỹ thuật hiện đại.
Tập trung sử dụng tối đa đất khai thác và các nguồn lực khác, nâng cao sức
lao động và giá trị sản phẩm, xây dựng hệ thống kỹ thuật sản xuất hiện đại.
Kết quả của việc áp dụng các chính sách và chiến lược trên đây là mặt
hàng từ trái cây xuất khẩu của Trung Quốc có hàm lượng chế biến cao nghĩa
là tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm xuất khẩu rất lớn. Nhiều
vùng chuyên canh phát triển các loại trái cây có quy mô lớn không chỉ để tiêu
thụ trong nước mà còn để xuất khẩu. Đây là cách thức để giảm chi phí đối với
nhà sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh về giá bán trái cây.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 19
Chương II. Phân tích thực trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành trồng cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng với diện tích trên 3 triệu ha đất
nông nghiệp, hàng năm Đồng Bằng Sông Cửu Long cung cấp cho cả nước
70% sản lượng trái cây với gần 300.000 ha, sản lượng đạt 3.3 triệu tấn. Là
vùng sản xuất cây ăn quả chủ yếu của nước ta. Thế nhưng trong những năm
qua việc sản xuất và tiêu thụ trái cây của bà con nông dân gặp nhiều bất cập,
từ khâu giống cây trồng, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm … Nhiều năm qua,
xuất khẩu trái cây của cả nước chưa đạt tới 10% sản lượng. Trong bối cảnh
Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì càng có
nhiều sản phẩm cây ăn trái xuất hiện trên thị trường trong nước nhất là các
sản phẩm cùng loại như: sầu riêng, bòn bon, măng cụt, nho… của Thái Lan,
Trung Quốc đều có giá bán thấp hơn trái cây sản xuất tại vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long, điều đó là một khó khăn và thách thức cho ngành sản xuất

cây ăn quả Việt Nam trong những năm tới đây.
2.1 Phân tích thực trạng phát triển ngành trồng cây ăn quả của
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2.1.1 Thực trạng phát triển ngành trồng cây ăn quả của Vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có lợi thế là một trong những vùng đồng
bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và trên thế giới. Điều kiện tự
nhiên là một trong những lợi thế: đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới dồi dào và
thời gian chiếu sang quanh năm rất thuận lợi để sản xuất nông nghịêp. Với
diện tích tự nhiên là 4060.4 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
chiếm 2575.9 nghìn ha tương ứng là 63.4%, diện tích đất lâm nghiệp là 356.2
nghìn ha tương ứng là 8.8%, đất chuyên dùng là 219.5 nghìn ha chiếm 5.4%
và đất ở chiếm 2.7%.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 20
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng ở đất của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đơn vị: nghìn ha
tổng diện
tích
trong đó
đất sx nông
nghiệp
đất lâm
nghiệp
đất chuyên
dùng
đất ở
4060.4 2575.9 356.2 219.5 1085.5
100% 63.40% 8.80% 5.40% 2.70%
Nguồn: Niêm giám thống kê 2006

Trong vùng các hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra sôi động vào
loại nhất nước. Theo thống kê năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp của
Vùng đạt khoảng 47837.4 tỷ đồng tăng 67.6 tỷ đồng so với năm 2005. Năm
2007 ước đạt khoảng 47920.6 tỷ đồng tăng 83.2 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định năm 1994
47769.8
40625.1
47837.4
45763.2
44667.9
44269
36000
38000
40000
42000
44000
46000
48000
50000
2000 2002 2003 2004 2005 2006
năm
tỷ đồng
Nguồn niên giám thống kê
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 21
Trong tiến trình đổi mới, Đồng Bằng Sông Cửu Long đã chuyển sang
sản xuất hàng hóa và hướng mạnh về xuất khẩu. Hàng năm Đồng Bằng
Sông Cửu Long có mức đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, 90% sản
lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của
cả nước. Vấn đề tự chủ cho người sản xuất, mà phần lớn là kinh tế nông hộ,

về cơ bản đã được thực hiện. Đầu tư cho phát triển đã được tăng cường
(trong 5 năm 2000-2005, đầu tư phát triển từ ngân sách khoảng 31790 tỷ
đồng, chiếm khoảng 17% so với cả nước - tăng hơn 1,7 lần so với 5 năm
1996-2000). Kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tăng trưởng đáng kể -
nếu tính theo giá cố định 1994 thì trong giai đoạn 2000-2006 GDP toàn
vùng tăng bình quân hàng năm 9%.
2.1.1.1 Diện tích trồng cây ăn quả
Trong cơ cấu đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: đất
trồng lúa – màu chiếm 71.68%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 21.02%, đất
trồng cây ăn trái chiếm 7.3%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đất nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
71.68%
21.02%
7.30%
đất trồng lúa
đất nôi trồng
thuỷ sản
đất trồng cây
ăn trái
Nguồn số liệu theo báo nhà nông.net
Cơ cấu đất nông nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực, đã có sự
thay đổi đáng kể theo hướng giảm đất lúa, tăng đất trồng cây ăn trái và các
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 22
loại rau màu thực phẩm. Theo số liệu thống kê, diện tích trồng cây ăn trái
của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây tăng khá
nhanh, với tốc độ tăng bình quân đạt trên 8.5 %/năm. Hiện nay diện tích cây
ăn trái ứơc khoảng 300 ngàn ha, sản lượng đạt 2.93 triệu tấn (chiếm 35.1%
về diện tích cây ăn trái cả nước và 46.1% về sản lượng trái cây cả nước).
2.1.1.2 Về giống cây trồng

Một số nơi nông dân thay giống mới và áp dụng kỹ thuật canh tác tiên
tiến. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhiều tỉnh có kế
hoạch tăng diện tích cây ăn trái. Nhưng do gíá trái cây chính vụ thấp nên việc
tiêu thụ giống cây ăn trái giảm mạnh kể cả số lượng xuất khẩu nhất là xuất
khẩu sang Trung quốc, rất nhiều cây giống bị tồn đọng, nhất là ở Bến Tre.
Trong khi các loại trái cây nói chung chưa xuất khẩu được nhiều thì mặt hàng
dứa, nhất là dứa cô đặc có thị trường khả quan hơn. Do vậy những năm gần
đây Nhà nước có chủ trương tăng diện tích trồng dứa Cayen - là giống dứa có
năng uất cao gấp 2-3 lần giống dứa Qeen Victory được trồng phổ biến lâu nay
– là nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu và
giá cả cũng khả quan.
Giá trái cây chính vụ giảm mạnh vào những lúc thu hoạch nhiều thì
ngược lại giá trái cây trái vụ lại có giá cả cao hơn gấp ba lần, việc này đã
khiến nhiều nông dân chuyển sang áp dụng kỹ thuật cho cây ra hoa trái vụ
ngày càng phổ biến. Một số giống cây hiện đang được áp dụng nhiều như trên
nhãn, thanh long, xoài, sầu riêng…làm cho thị trường gần như lúc nào cũng
có trái cây các lọai.
Cùng với xu hướng phát triển rau qủa hữu cơ ngày càng tăng trên thế
giới ở Việt Nam ngành nông nghiệp cũng bắt đầu quan tâm xây dựng kế
hoạch sản xuất rau quả hữu cơ, trồng không dung phân bón hóa học và thuốc
trừ sâu. Dự án trồng nho hữu cơ Ninh Thuận (Bộ Khoa học Công Nghệ Môi
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 23
trường tỉnh Ninh Thuận, Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn) đang
thực hiện có kết quả, sẽ thúc đẩy phong trào trong cả nước. Các Viện, Trường
và nông dân đã cải tạo được nhiều giống cây ăn trái ngon như: xoài cao sản
Vĩnh Long, Xoài Tam an, mận An Phước- Đồng Nai, chanh, cam không hạt,
sầu riêng cơm vàng hạt lép…Gần đây nhà nước thành lập nhiều khu nông
nghiệp công nghệ cao như ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh… để áp
dụng kỹ thuật trồng trọt nông sản rau quả tiên tiến rút ngắn cách biệt với thế

giới.
2.1.1.2 Sản lượng trái cây
Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam Á được thiên nhiên ưu
đãi, có nhiều loại trái cây đặc sản, trong đó nhiều và đa dạng nhất ở các tỉnh
Nam bộ. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 755.000 ha diện tích trồng cây ăn trái
với sản lượng đạt 6,5 triệu tấn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có
diện tích cây ăn quả lớn nhất, với gần 300 ngàn ha, sản lượng đạt 2,39 triệu
tấn, chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng trái cây cả nước, trong
đó có một số loại trái cây có tiềm năng đạt sản lượng lớn như:
Cam sành: được trồng tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với
diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 200 ngàn tấn. Địa phương có sản
lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng trên 47 ngàn tấn.
Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42 ngàn tấn).
Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Tiền Giang, có 2 ngàn ha.
Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại
quả khác.
Bưởi: Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở
tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm
48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó
tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn.
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 24
Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam.
Hiện có nhiều giống xoài đang được trồng ở nước ta; giống có chất lượng cao
và được trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được
phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20-25 km) với
diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện tích xoài Hoà Lộc tập
trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1 ngàn
tấn); tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).
Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ. Măng cụt phân bố ở

2 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trong đó trồng chủ yếu
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản
lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn
nhất: 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm
rất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện
nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là
cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các
cù lao.
Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích
đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu. Các giống
được sử dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene; trong đó giống Cayene
là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự
nhiên…). Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn là Tiền Giang (3,7
ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha)
2.1.1.4 Về xuất khẩu
Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 200 triệu USD
giảm 40% so với 2001. Lý do là Trung quốc đã thực hiện quy chế nhập khẩu
rau quả Việt Nam chặt chẽ hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch,
hải quan và quota trong lúc đó doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng kịp các
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển
Chuyên đề tốt nghiệp 25
yêu cầu đó nên lượng rau quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc bị giảm hẳn.
Tuy nhiên trong những năm trở lại đây xuất khẩu rau quả của nước ta có
những bước tiến đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng. Cụ thể kim
ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong 2004 là 178,8 triệu USD, năm
2005 là 235,5 triệu USD và 2006 tăng lên 259 triệu USD và cuối cùng là năm
2007 kim ngạch xuất khẩu trái cây là 284.9 triệu USD.
Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước
1178.8
235.5

259
284.9
0
500
1000
1500
2004 2005 2006 2007
năm
triệu USD

Nguồn số liệu theo báo nhà nông.net
Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của mặt hàng này trong xuất khẩu còn
nhiều vấn đề cần quan tâm. Ở nước ta rau quả là một trong những ngành hàng
có tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng hiện trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là chi phí vận chuyển tăng cao, phương
tiện vận chuyển và bảo quản còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến chất
lượng và tiêu chuẩn, giá thành không có tính cạnh tranh, không đủ khối lượng
cung ứng theo nhu cầu, không có thương hiệu, chất lượng không cao và
không đồng đều, phương thức thanh toán không linh hoạt...
Giá rau quả Việt Nam thường đắt hơn so với rau quả cùng loại của các
nước nhiệt đới khác. Trong tháng 12/2001, khi sầu riêng Mongthon hạt lép
Sinh viên: Vũ Thanh Ly Khoa kế hoạch và phát triển

×