Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công nghệ mới thu CO2 từ ống khói ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.74 KB, 5 trang )

Công nghệ mới thu
CO2 từ ống khói




Mỹ đang thử nghiệm rộng rãi công
nghệ mới trong việc xử lý khí thải
CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng
nhà kính, làm khí hậu toàn cầu
nóng lên. Theo đó, khí CO2 sẽ
được hút trực tiếp từ ống khói trước
khi nó kịp thoát vào không khí.



“Chúng ta có cơ sở tin rằng, công
nghệ mới sẽ đóng góp lớn cho việc
giải quyết vấn đề khí thải, nhất là
kỹ thuật hút, giữ và xử lý biệt lập
khí carbon ”, .
Trước nay, những nỗ lực giải quyết
khí thải CO2 tập trung theo 2
hướng: Thứ nhất là thay thế nhiên
liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ
bằng các nguồn năng lượng khác
không sản sinh CO2, như năng
lượng hạt nhân, nhiệt mặt trời hoặc
sức gió.
Thứ hai là ưu tiên sản xuất các
phương tiện hoặc vật dụng tiêu thụ


ít năng lượng, hoặc dùng điện thay
cho khí đốt, ví dụ ôtô điện, xe
điện… Các biện pháp này tuy hạn
chế khối lượng khí CO2 thải ra,
nhưng vẫn chưa triệt để, bởi lượng
khí thải thoát ra từ các ống khói
nhà máy hiện nay vẫn là quá lớn.
Các nhà khoa học cho biết, công
nghệ hút khí CO2 trực tiếp từ ống
khói, nếu được áp dụng rộng rãi sẽ
là hướng giải quyết cho tương lai.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công
nghệ mới còn đang gặp nhiều khó
khăn, chủ yếu là do giá thành xử lý
quá đắt. Giá xử lý một tấn khí thải
CO2 hiện là 2,75 USD, nhưng với
công nghệ này, mức giá lên cao gấp
15-20 lần.
Một vấn đề nữa là nên cất giữ khí
thải ở đâu? Theo các chuyên gia,
nếu thế giới vẫn tiêu thụ nhiên liệu
khí đốt như hiện nay thì các “bãi
thải ngầm” (chôn khí CO2) dưới
lòng đất sẽ đầy ắp trong vòng mấy
chục năm nữa.
Hiện nay hàng năm có khoảng 25
tỷ tấn khí carbon (tức 25 triệu
tấn/ngày) được dẫn xuống biển. Đa
số các nhà khoa học cho rằng, đây
là một biện pháp khá an toàn. Tuy

nhiên, các nhà môi trường cảnh
báo, khí CO2 có thể gây hại cho
các sinh vật sống ở đáy biển, vì làm
cho nước ở đó chua hơn. Mặt khác,
nếu sơ suất, có thể mấy trăm năm
nữa, lượng khí CO2 khổng lồ bị
“nhốt” dưới đáy biển sẽ bùng thoát
lên. Một thảm hoạ loại này đã xảy
ra năm 1986 ở Cameroon , khi
lượng khí CO2 tích tụ hàng nghìn
năm từ đáy hồ Nyos đột ngột thoát
lên, dìm chết 1.700 người.

×