Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phẫu thuật cho tế bào bằng tia laser pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.74 KB, 10 trang )

Phẫu thuật cho tế
bào bằng tia laser
Với chùm tia laser
cực mạnh, kéo dài
trong một phần triệu
của một phần tỷ giây,
các nhà nghiên cứu
Anh đã cho bốc hơi
các cấu trúc nhỏ bé
bên trong tế bào mà
không làm phương
hại đến chính tế bào
đó. Tương lai, kỹ
thuật này có thể được
dùng để thực hiện
các cuộc vi phẫu
thuật siêu chính xác.

Nhà vật lý Eric
Mazur của Đại học
Harvard và cộng sự
đã phá huỷ một ty
thể đơn (nhà máy
năng lượng) của tế
bào, trong khi vẫn
giữ cho hàng trăm
cấu trúc khác ở cạnh
đó còn nguyên vẹn,
và cắt một mối liên
kết thần kinh của tế
bào mà không làm


chết nó. Kỹ thuật này
được nhóm nghiên
cứu đặt tên là phẫu
thuật nano laser.

“Loại dao mổ laser
này sản sinh ra năng
lượng tương đương
với nhiệt lượng trong
lòng mặt trời, nhưng
chỉ kéo dài trong một
phần mười luỹ thừa
ba mươi của một
giây, và phân bố trên
một diện tích rất hẹp,
có đường kính chỉ
vài phần trăm triệu
của một milimét”,
Donald Ingber, một
nhà sinh học tế bào
tại Harvard, nói. Do
sự tập trung năng
lượng cao độ như
vậy, ánh sáng sẽ chỉ
đốt cháy điểm mà nó
chiếu tới chứ không
hề đụng chạm đến
các mô xung quanh,
và tế bào dễ dàng
chịu đựng được ca vi

phẫu.

Các phương pháp
thao tác bên trong tế
bào hiện tại, như sử
dụng ánh sáng hoặc
từ trường, thường
làm hư hại những mô
xung quanh và có độ
chính xác cũng kém
hơn.

Nhóm nghiên cứu
của Đại học Harvard
đang xem xét ứng
dụng phẫu thuật bằng
laser trên tế bào động
vật. Vài tháng trước,
họ đã bắt đầu công
trình này trên loài
sâu nhỏ có tên khoa
học là
Caenorhabditis
elegans. Bằng việc
thiêu đốt một tế bào
thần kinh đơn lẻ,
nhóm đã loại bỏ
được khả năng khứu
giác của con vật này.
Mazur cho biết,

trong tương lai, các
dao mổ laser có thể
cắt sâu vào bên trong
các mô mà không mở
rộng vết thương của
bệnh nhân, hoặc có
thể dùng tiêu diệt các
khối u ngay khi
chúng còn ở giai
đoạn trứng nước -
tức chỉ có vài tế bào.
Ngoài ra, kỹ thuật
này có thể có ích
trong việc nghiên
cứu các quá trình bên
trong tế bào, như sự
phân chia của nó.

×