Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 cách để cải thiện khả năng kết nối tại nơi làm việc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.72 KB, 5 trang )

10 cách để cải thiện khả năng kết
nối tại nơi làm việc








Hiện nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của khả năng
kết nối tại nơi làm việc. Bởi cho dù bạn có làm việc chăm chỉ hay có khả năng
phát triển những ý tưởng mới hiệu quả đến đâu đi nữa, nhưng nếu khả năng kết nối
của bạn không tốt thì rất ít cán bộ lãnh đạo và những đồng sự của bạn có thể ghi
nhận được điều đó. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp được đề
cập đến ở dưới đây để nâng cao và phát triển khả năng hòa nhập vào cộng đồng
này của mình. Một khi khả năng hòa nhập của bạn đã được phát triển đúng hướng,
nó không chỉ mang lại mối quan hệ chặt chẽ giữa bạn và các đồng nghiệp, mà còn
mang lại sự thành công và thăng tiến trong công việc.
1.Luôn mỉm cười. Hầu như không ai muốn giao tiếp với những người luôn
buồn rầu, ủ rũ; vì vậy, hãy cố gắng tạo ra bầu không khí thân thiện và cởi mở với
đồng nghiệp. Luôn duy trì thái độ vui vẻ và lạc quan trong công việc. Và một điều
tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại hiệu quả chính là luôn mỉm cười. Thái độ lạc
quan và vui vẻ của bạn sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, đồng
thời cũng xóa nhòa những khoảng cách giữa những cá nhân với nhau.
2.Đừng tiếc những lời khen ngợi. Hãy khen ngợi những thành tựu của
người khác bằng những lời chân thực tự đáy lòng. Hãy nói lời cảm ơn với sự giúp
đỡ từ những người khác. Hãy để đồng nghiệp luôn có cảm giác được đón chào cho
dù họ mới vào hay đã thôi việc ở cơ quan bạn. Nếu bạn cư xử thật lòng với một ai
đó, họ cũng sẽ đáp lại bằng một thái độ tương tự.
3.Luôn quan tâm tới những người khác. Hãy chịu khó quan sát những gì


đang diễn ra quanh bạn. Biết cách bày tỏ sự quan tâm và cảm thông tới những
người khác khi họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc đau buồn. Thường xuyên giao
tiếp bằng mắt và gọi người khác bằng tên riêng của họ. Hỏi ý kiến người khác khi
bạn gặp khó.
4.Lắng nghe chủ động. Lắng nghe chủ động là sự biểu thị cho người nói
biết rằng bạn đang chú tâm lắng nghe và hiểu rõ được quan điểm của họ. Điều này
cũng có nghĩa là sau khi người đối thoại với bạn dừng lời, bạn có thể nhắc lại
những gì bạn nghe thấy. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát tốt quá trình thu
nhận thông tin từ người khác và người đối thoại với bạn sẽ cảm nhận được rằng
bạn thực sự quan tâm tới vấn đề của họ hơn là việc gật đầu xã giao.
5.Làm tác nhân kết nối mọi người với nhau. Điều này khá quan trọng và
được đánh giá cao bởi nó tạo ra một môi trường cởi mở và thân thiện khi mọi
người làm việc theo nhóm. Hãy ứng xử một cách công bằng với tất cả mọi người.
Cần tránh việc bình luận sau lưng người khác. Nếu bạn có thể làm tốt điều này,
khả năng gây dựng lòng tin ở các đồng nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
6.Giải quyết các mâu thuẫn. Trong trường hợp này, bạn cần đóng vai trò
trung gian trong việc hòa giải và xóa bỏ các mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp với
nhau ngay từ khi mới manh nha. Nếu các bạn đồng nghiệp bất đồng với nhau cả về
mặt cá nhân và công việc, hãy sắp xếp họ ngồi lại với nhau; và bạn sẽ là người
đứng ra phân tích các điểm đúng và sai của cả hai bên, từ đó đưa ra một biện pháp
để trung hòa bất đồng đó. Với việc đảm nhận vai trò lãnh đạo như vậy, bạn sẽ
nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của những người xung quanh.
7.Giao tiếp một cách rõ ràng. Bạn cần chú ý tới cách nói và những gì mà
bạn nói với những người xung quan. Những lời nói rõ ràng và rành mạch có thể
giúp bạn tránh được hầu hết các hiểu lầm của đồng nghiệp và những người khác
trong xã hội. Khả năng hùng biện cho phép bạn tạo nên một hình ảnh về sự thông
minh và chín chắn, cho dù bạn ở độ tuổi nào. Khi đó, mọi người dễ dàng bỏ qua
cho nhưng điều mà bạn chẳng may buột mồm nói ra.
8.Luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ. Mọi người thường cho rằng người có
khả năng gây cười là người dễ dần. Vì thế, hãy sử dụng sự hài hước của bạn làm

một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc chinh phục lòng tin của những người khác.
9.Xem xét sự việc theo bản chất. Cảm thông có nghĩa là bạn phải biết đặt
mình vào vị trí của người khác; để từ đó hiểu được những cảm giác của họ về một
sự việc nào đó. Vì thế, hãy xem xét mọi tình huống theo quan điểm của một người
khác. Điều này chỉ có thể thực hiện đươc nếu nó gắn chặt với những cảm xúc của
riêng bạn.
10.Đừng phàn nàn. Không có gì chán hơn khi phải tiếp xúc với những
người luôn than vãn về mọi việc. Nếu bạn muốn giải tỏa sự bức bối trong tâm trí,
bạn có thể để nó tuôn ra theo ngòi bút trên những trang nhật ký, hoặc trút bỏ nỗi
niềm đó với người thân hoặc bạn bè. Không nên mang những điều đó nói ở nơi
công sở bởi nó có thể làm bạn ức chế hơn nếu người nghe không có sự cảm thông.



×