Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 cách để nâng cao tính hiệu quả khi gửi email quảng cáo pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.42 KB, 5 trang )

10 cách để nâng cao tính hiệu quả
khi gửi email quảng cáo


Trong thế giới kinh doanh hiện nay, email
được coi là một phương tiện giao tiếp khá hữu dụng
và phổ biến. Mặc dù, đôi khi email cũng gây phiền
toái cho nhiều người. Vì vậy, để nâng cao xác xuất
người nhận có thể đọc và trả lời email của bạn, hãy
tham khảo 10 mẹo nhỏ dưới đây nhằm cải thiện
hình thức và tạo sự chú ý của người nhận đối với
email do công ty bạn gửi tới.

1. Dòng tiêu đề
Dòng tiêu đề đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với một email, bởi nó
tác động khá lớn tới quyết định đọc tiếp hay xóa luôn email đó của người nhận. Vì
thế, cách hành văn trong tiêu đề phải đảm bảo được những tiêu chí dưới đây.
* Bắt đầu dòng tiêu đề bằng những từ khơi gợi sự tò mò.
* Nên đưa kèm cả tên của công ty.
* Đảm bảo toàn bộ nội dung của tiêu đề đều nằm trên 1 dòng.
* Trình bày nội dung ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
2. Câu mở đầu
Bạn có thể áp dụng những tiêu chí của dòng tiêu đề cho câu mở đầu email.
Trên thực tế, khá nhiều chuyên gia đều sử dụng tiêu đề làm câu mở đầu cho một
bức thư nhưng có sự thay đổi không nhiều. Điều này không phải là thừa bởi câu
mở đầu luôn đóng vai trò dẫn dắt vào phần nội dung chính trong email.
3. Sử dụng những từ ngữ mang tính hành động
Bạn không nên sử dụng những từ ngữ mang tính bị động trong nội dung
thư, bởi nếu sử dụng những từ đó, người đọc sẽ có cảm giác bị áp đặt quá nhiều; vì
thế theo phản ứng tự nhiên, họ sẽ không để tâm nhiều tới những vấn đề mà bạn
trình bày trong phần nội dung chính. Cách hiệu quả nhất là bạn nên sử dụng những


từ ngữ có tính thu hút sự chú ý của người đọc.Hãy sử dụng những từ như “Tiết
kiệm”, “Hoạt đông”, “Nhấn vào” hay “Mua hàng”. Mặc dù những từ ngữ này
không quyết định được sự thành công của bạn nhưng nó có thể góp phần gia tăng
cơ hội hồi đáp cho email của bạn.
4. Sử dụng ngôn từ một cách hòa nhã
Giọng điệu trong email sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: người đọc và công
việc. Hãy sử dụng những ngôn từ thống nhất vaosi nội dung đăng tải trên website
của bạn. Những gì bạn cần chính là khách hàng sẽ nhấn chuột vào liên kết trong
email để truy cập vào website.
5. Biết rõ người đọc là ai
Nếu bạn không biết rõ đối tượng nào sẽ đọc email, bạn sẽ rất khó để đưa ra
được một thông điệp có tính thuyết phục cao. Chỉ khi bạn hiểu rõ được đối tượng
cần nhắm tới, bạn sẽ tìm được phương pháp hiệu quả nhất để tiếp cận họ.
6. Lặp lại thông báo khuyến mại
Cần lặp đi lặp lại thông báo khuyến mại trong cả email, hoặc chí ít bạn
cũng cần đề cập tới nó trong phần mở đầu và phần kết thư. Điều này có thể mang
tới hiệu quả không ngờ bởi yếu tố lặp đi lặp lại sẽ làm tăng dần tính tò mò cho
người đọc
7. Ngắn gọn, súc tích
Đa phần mọi người đều không có ý thích đọc email, vì thế nếu phải đọc
một email toàn chữ và chiếm hết màn hình, họ sẽ dễ dàng cho email đó vào thùng
rác ngay khi mới mở ra. Vì thế, để người đọc có thể chú tâm được đến email của
bạn, hãy lưu ý tới những điều sau:
* Sử dụng các đoạn văn ngắn và dễ đọc.
* Phân tách nội dung thành các mục nhỏ, để người đọc có thể nhanh
chóng nắm được nội dung cần đề cập.
* Sử dụng danh sách thụt lề để phân cấp các đoạn văn bản.
* Loại bỏ các thông tin không cần thiết.
8. Tạo nên sự khẩn trương
Thái độ khẩn trương trong email có thể sẽ kích thích người đọc nhấn chuột

vào liên kết ngay sau đó. Nếu kỳ khuyến mại của bạn chỉ diễn ra trong một thời
gian ngắn, hãy nhấn mạnh vào điều đó với những từ “hãy nhanh chân”, ngay bây
giờ” hoặc “chỉ có hạn”.
9. Thông báo ngắn gọn và trực tiếp
Những thông tin trực tiếp sẽ có sự đón nhận và phản hồi tốt hơn so với một
thông điệp quá chi tiết. Vì thế, không cần phải liệt kê cả một danh sách dài các sản
phẩm và mức giá của chúng trong email. Điều mà bạn cần làm là khơi gợi sự tò
mò và họ sẽ khám phá những thông tin đó trên website của bạn.
10. Kết thư
Hãy kết thúc email bằng những thông tin quen thuộc và lựa chọn những
thông tin có liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, cũng đừng
quên nhắc lại thông báo và đề nghị để người đọc nắm được họ cần làm gì tiếp theo
sau khi đã đọc email.



×