Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bốn cách ghép hoa hồng quý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.14 KB, 5 trang )


Bốn cách ghép hoa hồng
quý




Đối với những giống hồng địa phương, hồng dại, hồng rừng hay hồng
dây leo chỉ nên áp dụng phương pháp nhân giống bằng giâm cành. Còn đối
với những giống hồng "khó tính" như hồng lai, hồng nhung ta không nên
giâm cành – như hồng nhung rất khó tạo rễ do lượng tinh bột trong cây
thấp, không đủ cho nhu cầu tái sinh cây, khối lượng Enzym và Cytokinin nội
sinh thấp nên chỉ tạo được mô sẹo mà không phân hóa rễ.
Chiết cành và ghép cành thường được áp dụng cho giống hồng lai,
hồng nhung và những giống hồng quý. Cây hồng chiết thường mọc nhanh
hơn hồng ghép, nhưng hoa lại không đẹp và không bền bằng cây hồng ghép.
Hơn nữa, phương pháp ghép có thể tạo được giống hồng có nhiều màu sắc,
kiểu hoa khác nhau trên cùng một gốc (cần ghép mắt cây hồng có màu nhạt
trước một thời gian rồi mới ghép mắt hoa màu sẫm).
Có nhiều cách ghép hồng: ghép mắt, ghép áp, ghép nêm và ghép
xuyên thân. Trong cả bốn cách ghép đều có một đặc điểm chung là: cành
làm gốc ghép thường được chọn từ những giống hồng có phổ thích nghi
rộng, dễ sống, sinh trưởng mạnh, nhưng hoa lại xấu như giống hồng dại,
hồng tầm xuân, hồng leo, hồng sen Còn cành ghép lại được lấy từ những
giống ta mong muốn như giống hồng quý, hồng có hoa đẹp nhưng yêu cầu
điều kiện ngoại cảnh và công chăm sóc rất khắt khe. Cả cành ghép và gốc
ghép được chọn thường là cành bánh tẻ và có kích thước như nhau.



1. Ghép mắt:


Gốc ghép: chọn những cành đủ tiêu chuẩn làm gốc ghép, có kích
thước to bằng chiếc đũa ăn cơm và cắt thành từng đoạn dài 15 – 20 cm đem
giâm cho ra rế. Sau khoảng 2 – 3 tháng là có thể dùng để làm gốc ghép.
Mắt ghép: được lấy từ cành ghép, những cành chưa mọc nhánh hoặc
mầm. Dùng dao sắc gọt miếng vỏ hình chữ nhật hay hình tam giác gồm cả
gỗ có mắt ở chính giữa. Lấy mũi dao tách nhẹ miếng vỏ đó ra sa cho đừng
để mắt dính trên phần gỗ. Có thể cắt bớt hai bên rìa phần vỏ này để nó có
hình chữ T. Nên tiến hành vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn và đem ghép
ngay vào gốc ghép để chỗ ghép không bị khô nhựa.
Cách ghép: lựa chọn những chỗ ghép không có gai và hướng về phía
mặt trời, lau chùi bên ngoài vỏ cho thật sạch và khô ráo rồi dùng mũi dao
thật sắc khắc hình chữ T, tách nhẹ hai mí vỏ theo chiều dọc. Tuyệt đối
không để bị xơ, không để bụi đất, nước và nhất là mồ hôi rơi vào chỗ mở vỏ.
Đặt mắt ghép có chồi hướng lên trên và cho vào gốc ghép. Phần vỏ phải ôm
sát thân gốc ghép, mắt ghép không được dập mí và mí trên của mắt ghép
phải sát với vết cắt ngang của gốc ghép để việc tiếp nhựa được dễ dàng. Sau
đó dùng nilon quấn chặt vết ghép thành nhiều vòng (không nên buộc thành
cục dễ đọng nước nơi ghép và nhớ chừa mầm mắt ghép ra để mầm tiếp tục
sống và ra lá). Sau 2 – 3 tuần ta có thể mở dây ra, nếu mắt ghép còn xanh và
tươi là ghép đã thành công còn mắt ghép khô héo là đã chết, phải ghép lại ở
chỗ kế bên.


2. Ghép nêm:
- Gốc ghép: ta tuốt hết lá, cắt bỏ phần ngọn còn non ở cành làm gốc
ghép, rồi dùng sao sắc cắt sâu hình chữ V.
- Cành ghép: dùng dao sắc vạt hình mũi tên nhọn có kích thước như
hình chữ V ở gốc ghép.
- Cách ghép: đưa mũi tên nhọn của cành ghép lọt khít vào hình chữ V
của gốc ghép. Dùng dây nilon cột chặt lại để giữ chặt. Khoảng ba tuần sau

chỗ ghép nêm sẽ liền và ta có được cây hồng mới có hoa đẹp và gốc vững
chắc.
3. Ghép áp:
Trồng giống hồng có sức sống mạnh như hồng dại, hồng rừng cạnh
với giống hồng quı có hoa đẹp, to. Ta chọn mỗi giống một cành có kích
thước như nhau cho hai cành đó kề sát nhau. Ngay đoạn chúng có thể cọ sát
nhau, ta dùng dao bén cạo sạch vỏ rồi áp chặt chúng vào nhau. Sau đó dùng
dây nilon buộc chặt chỗ áp sát đó. Cuối cùng, ta cắt bỏ phần ngọn của cây có
hoa xấu để nó dồn sức nuôi cành mới. Khoảng ba tuần sau ta cắt rời thân cây
có hoa đẹp, chỉ chừa lại đoạn cành ghép. Như vậy, ta được một cây có gốc
sinh trưởng rất mạnh và lại có hoa quý và đẹp.
4. Ghép xuyên cây:
Cũng giống như ghép áp, ta trồng hai giống hồng cạnh nhau (một
giống làm gốc ghép, một giống làm cành ghép). Ở giống hồng làm gốc ghép,
chọn một chỗ định dùng dao lưỡi mỏng, có mũi nhọn đâm thủng ngay giữa
lõi gỗ. Còn giống hồng làm cành ghép phải tuốt hết lá rồi chọn nơi định
ghép, vạt bỏ một đoạn vỏ khoảng 0,5 cm xuyên qua thân cành gốc ghép. Sau
đó cho chỗ vạt cỏ nằm gọn trong thân của cành gốc ghép. Bước cuối cùng là
dùng nilon buộc chặt hết chỗ ghép đó. Sau ba tuần ta tháo dây, nếu thấy chỗ
ghép liền vỏ thì cắt bỏ đoạn cành ghép rời khỏi cây làm cành ghép, để cành
ghép sinh trưởng phát triển dựa trên gốc ghép.
Lưu ý: để tỷ lệ ghép sống cao, ngoài thao tác phải nhanh, gọn và
chuẩn xác, sau khi ghép xong ta nên che nắng cho mắt ghép và tuyệt đối
không được tưới nước lên mắt ghép hoặc cành ghép (tính từ đoạn ghép), mà
chỉ nên tưới dưới gốc ghép hoặc gốc của cành ghép. Khi mắt ghép hoặc cành
ghép sống thì cắt bỏ hết các mầm nhánh của gốc ghép và phần dưới mắt
ghép để tập trung dinh dưỡng nuôi mắt ghép, cành ghép và giảm che nắng để
mắt ghép hoặc cành ghép thích nghi dần với ánh sáng. Để giúp mắt ghép
hoặc cành ghép mọc nhanh ta nên hòa loãng đạm Urê nồng độ 1 – 2 0/00
tưới cho cây và bấm chồi ngọn của gốc ghép phía trên mắt ghép từ 1 – 2 cm

để mắt ghép phát triển nhanh. Khi trồng cây ra đất nên đặt vị trí ghép ngang
với mặt đất hay cao hơn một chút để sau này cây mọc khoẻ.


×