Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật bảo quản hoa hồng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.17 KB, 5 trang )

Kỹ thuật bảo quản hoa hồng
Thu hái hoa: Vị trí cắt hoa ảnh
hưởng trực tiếp đến độ dài cành hoa, tới sự
nảy chồi dưới vết cắt và số ngày cắt lứa
sau, chất lượng hoa lứa sau. Tuỳ thuộc vào
tình trạng sinh trưởng thực tế của cây mà
có thể chừa lại trung bình từ 2 4 đốt thậm
chí có thể cắt sát cành hoa chính. Nếu thu
hái vào tháng 9 10 có thể chừa lại 5 đốt,
tháng 3 - 4 chừa lại 2 đốt.
- Xử lý sau cắt: Sau khi cắt hoa xong phải cắm ngay 1/3 cuống hoa
vào trong thùng nước, đưa vào nơi mát, thông thoáng để xử lý sơ bộ. Trước
khi bảo quản cần phân loại hoa theo từng loại để tiện bảo quản. Sau đó bó
thành 50 cành hay 100 cành/1 bó.
- Bảo quản hoa
+ Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các chất sau:
Dung dịch dưỡng cành: Hoa sau khi cắt bị mất nguồn dinh dưỡng, để
duy trì dinh dưỡng nuôi cành sử dụng các dung dịch Glucoza, Saccaroza 3
5% trong thời gian bảo quản.
Sử dụng chất ức chế nấm bệnh: Để giảm tác hại của vi sinh vật cần
nhúng gốc cành vào dung dịch 10% muối Forinat Natri + Limonat gốc -8
OH.
Sử dụng chất khoáng Etylen: Etylen là 1 hoocmon thực vật thuộc
nhóm chất gây già hoá vì vậy trong quá trình bảo quản hoa nên sử dụng một
số chất khoáng như Thiosunfat Bạc nồng độ 1 1,5 ppm phun vào cành, lá.
+ Bảo quản trong phòng bảo quản điều chỉnh không khí: Điều chỉnh
nhiệt độ từ 2-50C, ẩm độ 85 90% trong thời gian bảo quản.












Quy trình canh tác cây hoa hồng
Hiện nay các giống hoa hồng được
trồng phổ biến là giống: Đỏ ý (Red velvet),
đỏ Hà Lan (Amadues), xanh dâu (Sheer
Beiss )
1. Các loại giống hoa hồng trồng
phổ biến tại Đà Lạt :
Hiện nay các giống hoa hồng được
trồng phổ biến là giống: Đỏ ý (Red velvet), đỏ Hà Lan (Amadues), xanh dâu
(Sheer Beiss ).
2. Chuẩn đất trồng :
Đối với thời vụ trồng mới, phải tiến hàng trồng gốc hồng dại để sau
này ghép giống mới, hồng dại có Tường vi, Tầm xuân. Sau khi trồng được 5
tháng thì chuẩn bị ghép, sử dụng mắt chồi ghép đủ tiêu chuẩn, giử ẩm, che
bớt nắng để tỷ lệ chồi sống cao.
3. Chăm sóc :
Phân bón: Dùng tỷ lệ phân bón NPK (kg nguyên
chất/ha):140:140:140. Cần bổ sung các loại phân vi khoáng, phân bón qua lá
theo định kỳ 1 tháng/1 lần.

Chú ý bón lót phân hữu cơ với lượng dùng 40 tấn/ha, hàng năm cần
phải bón bổ sung định kỳ 3 -6 tháng/1 lần phân hữu cơ.
4. Tưới nước :

Bảo đảm độ ẩm của đất 60 - 70% , không khí 80 - 85 %.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng :
+ Rệp: Hút nhựa cây làm lá bị còi cọc biến dạng. Phòng ngừa bằng
Supracidl 40 EC, Bassa 50 EC nồng độ 2%.
+ Nhện đỏ: Chích hút nhựa làm cho lá dễ rụng, cây còi cọc. Phòng
ngừa bằng Capcadeux, Danitol S 50 EC nồng độ 2%.
+ Sâu ăn lá : Cắn phá lá và nụ hoa, phòng ngừa bằng Sumi µ,
Viphensa, Lannat 40 SP với nồng độ 2%.
+ Đốm lá : Bệnh đốm vòng (Alternaria Rasal), bệnh đốm mắt
cua (Cercopora Rasal), bệnh đốm đen (Mycosphacrilla Rosicola). Bệnh
đốn lá làm lá vàng, dễ rụng . Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, bón
cân đối NPK, phân chuồng hoai, tỉa lá già, lá bệnh. Thuốc phòng ngừa :
Score 250 EC, Daconil 550 SC, Altracol 70 BHN nồng độ 2%.
+ Bệnh phấn trắng : Bệnh thường hại ngọn non, chồi non, lá non.
Biện pháp phòng ngừa là bón tăng hàm lượng kali, giữ độ ẩm của đất vừa
đủ, dùng Score 250 EC 2%, Kasuran 80 F nồng độ 30 d/ 8lít.
+ Bệnh gĩ sắt: Bệnh nặng làm cho lá khô cháy, hoa nhỏ và ít. Cần bón
cân đối lượng N, P, K, vệ sinh đồng ruộng; dùng thuốc Anvil 5 SC với liều
3 -10 ml/8 lít, Suppertilt 250 EC với liều 3-10 ml/8 llít, Coct 85 với liều 10
g/8 lít.
6. Tỉa cành, tỉa nụ, thu hoạch và bảo quản hoa :
Tỉa bỏ nhánh hồng dại mọc, nhánh ốm yếu, nhánh mọc không cần
thiết… để cây thoáng, quang hợp dễ dàng. Cắt bỏ những cành hoa thứ cấp
để hoa các cành khác to lên.
Cắt hoa nên cắt vào buổi sáng (Cây sung nhựa, nhiều nước do đó
bông lâu tàn), trước khi cắt nên tưới nước nhiều.
Sau mỗi năm nên đốn phát để cây phát nhiều cành to khỏe. Sau 3 năm
chặt sát gốc 1 lần làm cho cây mọc mầm tốt và trẻ hoá.


×