Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Khảo sát về việc sử dụng phương pháp giảng dạy ở trường ĐH Sư phạm TPHCM.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.94 KB, 11 trang )

Khảo sát về việc sử dụng phương pháp giảng dạy ở trường ĐH Sư phạm TPHCM
29-04-2008
TS. Nguyễn Kim Dung
Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP Tp.HCM
Tóm tắt: Kết quả thu được của đề tài cấp Bộ được thực hiện từ năm 2004 đến 2006 cho thấy công
tác đổi mới phương pháp giảng dạy trong Trường ĐHSP Tp.HCM được thực hiện theo một kế
hoạch đặt ra từ trước, đặc biệt là từ sau hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy của trường
trong năm 1999. Tuy nhiên, kế hoạch này được thực hiện một cách manh mún, không theo một
trình tự khoa học, hệ thống, không có sự giám sát và đánh giá về mức độ hiệu quả của cả cấp
đơn vị (bộ môn, khoa ) lẫn cấp trường. Giảng viên Trường ĐHSP Tp.HCM có cố gắng sử dụng
một số phương pháp giảng dạy tích cực như dạy học dựa vào vấn đề, thảo luận, minh họa. Tuy
nhiên, còn một số lớn gặp trở ngại trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy chủ động. Qua
khảo sát ý kiến, quan sát và dự giờ, kết quả cho thấy giảng viên còn dựa rất nhiều vào các
phương pháp truyền thống như đọc chép, thuyết giảng tạo ra sự bị động cho sinh viên. Các
phương pháp giảng dạy tiên tiến như dạy trên mạng, dạy kết hợp với thực địa vẫn còn xa lạ đối
với nhiều giảng viên.
Yêu cầu về thay đổi phương pháp dạy học đại học
Trong các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là các trường chuyên ngành về giảng dạy như đại
học sư phạm hay các đơn vị đào tạo giáo viên, chất lượng dạy và học luôn đóng một vai trò quan
trọng. Chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của người học (Lê Văn
Hảo, 2001). Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập, phương pháp dạy học là một trong
những tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Thực tiễn giáo dục ngày nay cho
thấy rằng chất lượng giảng dạy không những có liên quan chặt chẽ đến nội dung chương trình
giảng dạy mà còn đến phương pháp hướng dẫn và giảng dạy. Từ việc yêu cầu thay đổi phương
pháp giảng dạy cho đến việc thực hiện giảng dạy có hiệu quả là một quá trình lâu dài và khó khăn
vì nó có liên quan đến nhận thức, tư tưởng, đến cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và đến
quản lí chất lượng (Nguyễn Đức Chính, 2002).
Ở Việt Nam, theo tinh thần của các nghị quyết và chủ trương của Nhà nước, đổi mới phương
pháp giảng dạy là một trong những nhiệm vụ của giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trong các
trường đại học trọng điểm như trường đại học sư phạm ở Tp.HCM, Hà Nội và các trường sư
phạm vùng khác. Có thể thấy rõ các nỗ lực của các trường sư phạm trong cả nước nhằm tăng


cường khả năng đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên. Từ năm 1999, Trường ĐHSP
Tp.HCM và các trường sư phạm khác ở Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn về đổi mới
phương pháp dạy học (xem kỉ yếu các hội thảo về phương pháp giảng dạy trong tài liệu tham
khảo). Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, việc đổi mới phương pháp giảng dạy vẫn còn là một vấn
đề chưa thể giải quyết ngay được vì cùng với việc đổi mới phương pháp là những vấn đề khác
như : quản lí chất lượng dạy học, cơ sở vật chất, tiêu chí đánh giá giáo viên
Kinh nghiệm của các nước về việc đổi mới trong giảng dạy cho thấy rằng cần có sự nghiên cứu
và sự chuẩn bị nghiêm túc nếu muốn đạt kết quả khả quan. Để làm được việc đó, cần có những
nỗ lực từ nhiều phía : Nhà nước cũng như các đơn vị đào tạo, quản lí cũng như giáo viên, thầy cô
giáo cũng như sinh viên, yếu tố con người cũng như yếu tố cơ sở vật chất Bên cạnh khảo sát
việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, đề tài cũng tập trung vào nghiên cứu các yếu
tố khách quan đó.
Vài nét chính về đề tài
Mục đích chính của đề tài là khảo sát thực tiễn đổi mới phương pháp giảng dạy của các giáo viên
trong Trường ĐHSP Tp.HCM, qua đó, đề nghị các biện pháp giúp đỡ giáo viên ở các khoa áp
dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, bám sát chương trình đào tạo và ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Đề tài có tính cấp
thiết cao và ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp lãnh đạo Trường có được các thông tin về
những việc đã làm được và chưa làm được trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy tại
các đơn vị đào tạo trong Trường. Đó là vì sau 5 năm từ ngày tổ chức hội thảo về đổi mới phương
pháp giảng dạy tại Trường ĐHSP Tp.HCM (năm 1999), vẫn chưa có tổng kết nào về việc thực
hiện đổi mới này. Hơn nữa, đề tài còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề nghị với lãnh đạo
Trường về những giải pháp cần thực hiện để đạt được một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Trường trong các năm học gần đây, đó là về vấn đề phương pháp giảng dạy.
Mục tiêu nghiên cứu
•1. Nghiên cứu các kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy tích cực và có hiệu quả nhằm
nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trên thế giới ;
•2. Khảo sát ý kiến của các phòng quản lí đào tạo, các khoa (cán bộ quản lí, giáo viên và
sinh viên) và quan sát thực tế áp dụng phương pháp giảng dạy hiện nay của giáo viên tại
các khoa ở Trường ĐHSP Tp.HCM ;

•3. Đưa ra các kiến nghị về phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo viên.
Mô tả đề cương nghiên cứu, dữ liệu, mẫu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Bảng 1: Số lượng phiếu hỏi phát ra và tỉ lệ phản hồi

Stt Khoa Mẫu nghiên cứu
Số phiếu
phát ra
Số phiếu thu
về
Tỷ lệ trả lời
1 Ngữ văn
QL, GV
SV
25
49
23
49
92%
100%
2 Toán - Tin
QL, GV
SV
20
214
14
214
70%
100%
3 Hoá học QL, GV 20 13 65%
Stt Khoa Mẫu nghiên cứu

Số phiếu
phát ra
Số phiếu thu
về
Tỷ lệ trả lời
SV
4 Tiếng Anh
QL, GV
SV
20
26
14
26
70%
100%
5 Tâm lý GD
QL, GV
SV
20
80
15
80
75%
100%
Tổng số
QL, GV
SV
105
369
79

369
75.2%
100%
QL, GV: Quản lý, Giảng viên; SV: Sinh viên
Phương pháp nghiên cứu
1. Tra cứu tài liệu;
2. Khảo sát theo diện rộng các ý kiến của các đối tượng có liên quan: các bộ quản
lý đào tạo, giáo viên, sinh viên bằng các phương pháp như: bản hỏi, phỏng vấn,
và quan sát (một số lớp học trong các khoa);
3. Phân tích, so sánh kết quả đạt được sau khi tiến hành nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã tiến hành khảo sát tại 5 khoa thuộc Trường ĐHSP Tp.HCM gồm các khoa lớn và đại
diện cho các chuyên ngành : khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ. Tổng số phiếu thu
về gần 500 phiếu với mẫu nghiên cứu thuộc đủ các thành phần như đã nêu ở trên : cán bộ quản lí
cấp trường, giảng viên đại học và sinh viên đang tại trường. Sau khi đã loại bỏ những phiếu
không hợp lệ (bỏ trên 1% số câu không trả lời), chúng tôi tiến hành xử lí số liệu với 432 phiếu.
Do phạm vi giới hạn của một bài báo khoa học, bài viết này chỉ tập trung và việc giới thiệu một số
nét chính về tình hình sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường ĐHSP Tp.HCM từ
góc nhìn của giảng viên (79 phiếu), mà không đi vào chi tiết các đánh giá của cán bộ quản lý và
sinh viên.
Kết quả từ khảo sát
Phần này trình bày về các phương pháp giảng dạy mà giáo viên Trường ĐHSP Tp.HCM thường
sử dụng.
Bảng 2 : Mức độ thường xuyên của việc sử dụng các phương pháp giảng dạy (N=79)

Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên

Thỉnh
thoản
g
Rất
ít
khi
Chưa
sử
dụng
Sắp
hạng
mức
độ
thườn
g
xuyên
(1) Trình bày, nêu vấn đề 18.7 46.7 32.0 2.7 1
(2) Thuyết giảng 9.7 63.9 23.6 2.8 2
(3) Thảo luận 16.0 36.7 25.3 18.7 1.3 3
(4) Dạy học dựa vào vấn
đề (BPL)
7.7 41.5 32.3 9.2 9.2 4
(5) Dạy theo nhóm 16.0 20.0 42.7 9.3 12.0 5
(6) Giảng dạy có minh
hoạ
5.0 40.0 30.0 13.3 11.7 6
(7) Dạy theo đề tài lớn 7.5 40.3 25.4 10.4 16.4 7
(8) Đọc chép 4.2 19.4 45.8 30.6 8
(9) Tổ chức diễn đàn 0.0 27.1 22.9 25.7 24.3 9
(10) Thực địa 10.9 4.7 84.4 10

(11) Dạy theo dự án 11.1 19.0 69.9 11
(12) Dạy theo chương
trình
10.9 4.7 84.4 12
(13) Dạy trên mạng 10.9 4.7 84.4 13

Qua phỏng vấn, nhiều giảng viên cho rằng, bản chất của môn dạy và nội dung của nó quyết định
việc sử dụng phương pháp giảng dạy thích hợp. Nhiều người phát biểu, phương pháp, đặc biệt
phương pháp có sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại là tốt, nhưng chính khả năng chuyên
môn cao mới là yếu tố quyết định.
Các giảng viên yêu cầu cần có biện pháp thay đổi phong cách học tập của sinh viên ; bớt giờ dạy
liên tục dưới dạng ghi, chép bảng. Muốn như thế, cần phát động các phong trào cải tiến PPDH đến
tận từng khoa, tổ và xem đó như là 1 tiêu chuẩn đánh giá cá nhân, tổ, khoa
Kết quả của Bảng 3 cho biết tình hình các khoa phát động phong trào nâng cao chất lượng phương
pháp giảng dạy.
Bảng 3 : Sự chú trọng của các khoa trong việc khuyến khích giảng viên sử dụng các
phương pháp giảng dạy tích cực (N=79)

Số lượng Phần trăm
Có 38 55.9
Có nhưng chưa đủ 30 44.1
Tổng cộng 68 100.0
Dữ liệu bị mất 11
Tổng cộng 79
Cùng với việc khảo sát sự chú trọng của các khoa, đề tài còn khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Kết quả thu được ở Bảng sau.
Bảng 4: Chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy
(N=79)

Rất

tốt
Bình thường
Còn
yếu
Mean
(1) Quan tâm của giáo viên
đến việc nâng cao chất lượng
giảng dạy
19.7 36.8
34.
2
9.2 0.0 3.7
(2) Quan tâm của khoa đến
việc nâng cao chất lượng
giảng dạy
15.4 30.8
42.
3
9.0 2.6 3.5
(3) Quan tâm của bộ môn đến
việc nâng cao chất lượng
giảng dạy
17.9 29.5
43.
6
2.6 6.4 3.5
Rất
tốt
Bình thường
Còn

yếu
Mean
(4) Quan tâm của Trường về
việc nâng cao chất lượng
giảng dạy
6.3 20.3
53.
2
6.3 13.9 3.0
(5) Chính sách khuyến khích
việc đổi mới phương pháp
giảng dạy
2.6 17.9
26.
9
17.9 34.6 2.4

Một điều đặc biệt cần chú ý là các chính sách khuyến khích việc đổi mới phương pháp giảng dạy
được đánh giá khá thấp. Số giảng viên đánh giá ở mức bình thường cũng không nhỏ (26.9%).
Đây là yếu tố mà các nhà quản lí Nhà trường cần quan tâm.
Qua phỏng vấn và dữ liệu mở, Nhà trường không có các chính sách khuyến khích giảng viên
nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp. Các chính sách hiện nay chỉ có tính
hình thức và còn nhiều bất cập.
Giảng viên còn cho rằng Trường và khoa chưa thật sự chú trọng đến khoa học cơ bản trước khi
học nghiệp vụ sư phạm. Một số giảng viên phát biểu : "Hiện nay, hầu như tất cả các tổ phương
pháp chẳng biết gì về kiến thức didactics" và họ đề nghị Nhà trường nên có kế hoạch nâng cao
trình độ các tổ này bằng cách cùng các tổ bộ môn vừa dạy khoa học cơ bản vừa dạy nghiệp vụ
sư phạm.
Chất lượng của các yếu tố như cơ sở vật chất cũng được đề cập đến trong Bảng hỏi. Kết quả
như sau :

Bảng 5 : Chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng (cơ sở vật chất) đến việc thay đổi phương
pháp giảng dạy (N=79)

Rất
tốt
Bình thường
Còn
yếu
Mean
(6) Các điều kiện vật chất
đảm bảo chất lượng giảng
dạy :
2.3 6.8 27.3 36.4 27.3 2.2
(a) thư viện 5.5 23.3 45.2 12.3 13.7 2.9
(b) phòng học 4.2 6.9 36.1 31.9 20.8 2.4
(c) trang thiết bị dạy học 2.8 7.0 19.7 29.6 40.8 2.0
(d) phương tiện dạy học 1.6 7.9 25.4 23.8 41.3 2.0
(đ) các yếu tố khác 2.4 4.8 26.2 26.2 40.5 2.0

Qua quan sát, tuy có một số lớp học có cơ sở vật chất tốt, vấn đề trang thiết bị, lớp học trang bị
kém vẫn là hiện tượng thường thấy ở trường và vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng giảng dạy. Môi trường giảng dạy và học tập, hệ thống cách âm bố trí cho lớp học kém nên
bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ các phòng học khác.
Kết quả từ quan sát
Như đã trình bày trong phần đầu, đề tài sử dụng phương pháp quan sát nhằm có cái nhìn khách
quan và tổng quát hơn trong việc đưa ra các kết luận về việc đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên trong Nhà trường. Nhìn chung, từ các kết quả thu được qua ghi chép, đề tài ghi nhận
các ưu và nhược điểm sau đây.
Các ưu điểm
Một số giảng viên biết sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá sinh viên và bài

giảng thêm sinh động như : yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài trước để chủ động lôi cuốn sinh viên
vào việc tự học, xây dựng bài học ; trình bày, nêu vấn đề, dạy theo nhóm, thảo luận, tương tác
(hỏi, đáp), thuyết giảng ; dạy học dựa vào vấn đề ; đọc chép ; giảng dạy, minh hoạ ; dạy theo
nhóm ; thảo luận ; tổ chức cho một sinh viên thuyết trình, và hai sinh viên khác ghi bảng ; giảng
viên yêu cầu các sinh viên khác ghi chép lại ; giảng viên giải thích và cho nhận xét cho phần
thuyết trình và cách trình bày bảng ; các phương đóng vai, và thậm chí còn sử dụng nhiều trò
chơi trong lớp học một cách thích hợp.
Nhiều giảng viên có kĩ năng trình bày bảng rõ ràng, logic, hợp lí, có sử dụng phấn màu để làm nổi
bật các tiêu đề của bài giảng. Cách trình bày bài giảng của một số giảng viên thể hiện tính sư
phạm như viết bảng theo thứ tự, có đưa ra các vấn đề trình bày nhằm liên kết các phần của bài
giảng với nhau, có giới hạn bài học. Nhìn chung, phần lớn các giảng viên nắm vững kĩ năng
truyền đạt bài giảng như hướng dẫn trọng tâm, những vấn đề quan trọng cần chú ý trong tương
lai đồng thời nhấn mạnh các kiến thức cũ, sự liên kết các nội dung kiến thức thành hệ thống và
đặc biệt là sự xoá bỏ tư duy cũ, bảo thủ, trì trệ, "theo đường mòn" trong giảng dạy.
Phần lớn giảng viên có giọng nói lưu loát, rõ ràng, diễn cảm và đôi lúc có nhấn mạnh những điểm
trọng tâm. Tác phong mô phạm, chững chạc, giàu kinh nghiệm, thỉnh thoảng xen lẫn tính khôi hài
vừa phải và đặc biệt là có thái độ tôn trọng sinh viên. Đặc điểm nổi bật mà chúng tôi ghi nhận
trong quá trình quan sát các bài giảng của một số giảng viên Trường ĐHSP Tp.HCM là cái "tâm",
là tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nghề, là sự tận tình giải thích cặn kẽ nội dung bài giảng, trả
lời tất cả những câu hỏi thắc mắc của sinh viên.
Ngoài các ưu điểm về giảng viên như đã kể trên, cơ sở vật chất của một số lớp học và các yếu tố
quan trọng khác : ánh sáng, âm thanh, trang thiết bị, đặc biệt là ở dãy nhà mới xây là khá tốt. Các
yếu tố này cũng ảnh hưởng tốt đến chất lượng bài giảng dẫn đến thành công của các buổi giảng.
Các nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm trên, quan sát của chúng tôi cho thấy còn nhiều nhược điểm mà các giảng
viên cần tránh. Có nhiều giảng viên, thậm chí cả các giảng viên thành công nhất, vẫn còn chưa
chú ý đến kĩ năng phán đoán của sinh viên, chưa khuyến khích sinh viên nói lên chính kiến và suy
nghĩ của mình. Ngoài ra, khi giới thiệu các nghiên cứu mới của các nhà khoa học trên thế giới
chưa so sánh với những nghiên cứu ở Việt Nam hoặc chưa đề nghị sinh viên nhận xét về các
nghiên cứu mới.

Một số giảng viên chưa có thái độ ứng xử tốt khi sinh viên trả lời chưa như ý của mình. Họ
thường phê phán các phát biểu của sinh viên nào trái với ý của mình, vì vậy sinh viên còn ngại
nói sai. Vài giảng viên tỏ vẻ bực mình hoặc không hài lòng với những câu trả lời dạng nêu lên suy
nghĩ của sinh viên.
Một nhược điểm quan trọng là giảng viên chưa khuyến khích thảo luận nhóm vì còn một số sinh
viên thụ động khi các sinh viên khác ghi bảng.
Một số giảng viên, khi được phỏng vấn, cho rằng phương pháp dạy theo tổ chức diễn đàn còn tự
phát, nhưng nếu mang tính chủ định, có mục đích, có định hướng sẽ rất tốt vì đây là cơ hội để
sinh viên thể hiện quan điểm, kiến thức, kĩ năng của mình. Tuy nhiên, họ còn e ngại vì phương
pháp này đòi hỏi rất nhiều thời gian nên không thể làm trên lớp. Một số giảng viên khác, khi sử
dụng thảo luận, đã không có khả năng quản lí lớp tốt. Khi sử dụng phương pháp này, một số
giảng viên lạm dụng các hoạt động dẫn đến tình trạng lớp học trở nên nhàm chán và sinh viên
mất tập trung.
Ngoài ra, một điểm khác cũng thường thấy là các giảng viên đi quá đi sâu vào mục tiêu kiến thức
mà không tập trung vào mục tiêu bài giảng cũng như mục tiêu kĩ năng lẫn thái độ cần thiết trong
chương trình. Thói quen dùng phấn, bảng, đọc chép giống như đối với học sinh phổ thông của
các giảng viên của trường vẫn còn tồn tại khá nhiều trong các giờ học.
Như vậy, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến thực trạng cần khắc phục là phương pháp độc giảng,
chưa chú ý đến khả năng lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Điều này dẫn đến việc sinh viên không
hứng thú trong tiết học, không thể hiểu bài và chỉ "học vẹt" để thi.
Kết luận
Từ dữ liệu thu được qua khảo sát, có thể rút ra các kết luận sau đây từ kết quả khảo sát :
•1) Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao
tính chủ động của sinh viên trong Trường ĐHSP TpHCM còn nhiều hạn chế. Kết quả này
có thể giải thích bằng các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Các giảng viên Trường ĐHSP
Tp.HCM còn quá mô phạm và thiếu tính năng động trong việc áp dụng các phương pháp
giảng dạy chủ động. Một số giảng viên ngại sử dụng các phương pháp giảng dạy đòi hỏi
sự chủ động và phải sử dụng các phương tiện và trang thiết bị vốn đòi hỏi đầu tư nhiều
thời gian và công sức. Một số khác ngại thay đổi. Ngoài ra, phần lớn cho rằng cơ sở vật
chất và trang thiết bị dạy học có nhiều bất cập.

•2) Phần lớn các giảng viên được khảo sát cho rằng sự quan tâm của nhà trường đến việc
đổi mới phương pháp giảng dạy là chưa rõ và chưa đủ. Điều đó thể hiện ở các chính
sách khuyến khích của Nhà trường vốn cho thấy sự kém hiệu quả trong việc quản lí và
động viên giảng viên trong trường nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, trong đó có vấn
đề phương pháp. Ngoài ra, Nhà trường cũng chưa đưa ra được một kế hoạch cụ thể
trong việc đánh giá giảng dạy của giảng viên.
•3) Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của Trường và các đơn vị thể hiện sự không quyết tâm
trong việc thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này có thể thấy rõ
trong việc bố trí lớp học, trang thiết bị, sự thiếu hụt của sách và tài liệu tham khảo chuyên
ngành mới trong thư viện và số lượng cán bộ kĩ thuật hỗ trợ cho việc giảng dạy.
•4) Ngoài ra, có thể thấy rõ các nhược điểm cơ bản của Nhà trường trong việc quản lí
giảng dạy. Các nhược điểm này khó có thể lí giải nếu chỉ nghiêng về các yếu tố khách
quan mà phải xem xét cả các yếu tố từ phía Nhà trường trong việc lập kế hoạch chiến
lược, các qui trình thực hiện kế hoạch và sau cùng là qui trình và chuẩn mực dùng để
đánh giá giảng viên.
Kiến nghị
Từ kết quả có được qua nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi đề nghị các bước sau đây nhằm khắc
phục các điểm còn tồn tại của Nhà trường trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích
cực như sau :
•1) Xây dựng các chuẩn đánh giá giảng viên sư phạm, trong đó có các chuẩn về phương
pháp giảng dạy. Đề tài này đề nghị có các nghiên cứu tiếp tục ở cấp độ cao hơn nhằm
giúp Trường có được các chuẩn mực và tiêu chí đánh giá khoa học, hợp lí và có tính định
hướng, tiến tới việc kiểm định các chương trình đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang
hướng đến trong tương lai gần.
•2) Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giáo viên, trong đó có
các ý kiến về phương pháp giảng dạy. Đây phải là biện pháp chủ đạo và cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng giờ giảng của giảng viên.
•3) Nhà trường cũng nên cân nhắc đến các kiến nghị thuyên chuyển công tác hoặc sa thải
các giảng viên yếu kém của một số cán bộ lãnh đạo và giảng viên ở các khoa. Vấn đề
này có liên quan đến kiến nghị đầu tiên là xây dựng và đánh giá giảng viên theo chuẩn.

•4) Tạo môi trường sư phạm bao gồm môi trường giảng dạy và học tập cho giảng viên và
sinh viên. Điều này đòi hỏi phải có các chiến lược dài hạn nhằm thay đổi hình ảnh của
Trường, đề cao văn hoá chất lượng và tập trung vào chuyên môn. Ngoài ra, vai trò của
các tổ bộ môn trong học thuật và phương pháp cũng cần phải được xem trọng hơn.
•5) Cần cải tiến cơ sở vật chất và trang thiết bị dành cho giảng dạy. Một mặt, nhà trường
phải đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lí cơ sở vật chất nhằm chia sẻ các cơ sở và
phòng học trong giảng dạy, một mặt, phân cấp quản lí cho các khoa và bộ môn trong việc
quản lí và hỗ trợ giảng viên về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
•6) Đầu tư trang thiết bị, xây dựng các phòng học, thực hành, thí nghiệm và thư viện đủ
chuẩn để đáp ứng yêu cầu về đổi mới và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy.
•7) Đầu tư vào công tác phát triển chuyên môn cho giảng viên đại học bằng cách hỗ trợ
thời gian và kinh phí cho giảng viên tham gia các chương trình ngắn và dài hạn về đổi
mới và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy. Việc này cần được tiến hành có kế hoạch
và chiến lược thích hợp. Một trong những biện pháp mà chúng tôi đề nghị là khuyến khích
giảng viên trẻ dự các lớp học hoặc tập huấn ngắn ngày một cách thường xuyên và định kì
trước khi bắt đầu nhận lớp học và nhiệm vụ giảng dạy. Một biện pháp thứ hai là thường
xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo có yếu tố nước ngoài và với các
đồng nghiệp ở các trường khác để giảng viên có kinh nghiệm có thể trao đổi và học tập
lẫn nhau về các phương pháp giảng dạy mới.
•8) Có sự luân chuyển và cho phép giảng viên thay đổi môi trường công tác. Văn hoá Việt
Nam, đặc biệt là trong giáo dục, thường có khuynh hướng đánh giá cao các giảng viên
làm việc ‘trung thành' cho một tổ chức hoặc đơn vị. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lí
phần lớn giảng viên và làm cho họ ngại thay đổi, dễ dẫn đến tình trạng là sức ỳ quá lớn
và bảo thủ. Có thể thấy rõ điều này qua quan sát các giờ dạy và qua các phát biểu của
sinh viên về giảng viên Trường ĐHSP Tp.HCM.
•9) Giao cho một trong các đơn vị sau đây thực hiện việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy
cho giảng viên trẻ và tiến hành điều đặn hàng đầu mỗi học kì : Trung tâm Nghiên cứu Giáo
dục Đại học và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Trung tâm Nghiệp vụ Sư phạm của Viện
Nghiên cứu Giáo dục hoặc Phòng Đào tạo. Việc này phải được thực hiện có kế hoạch,
chuẩn bị và tiến hành khoa học, hợp lí. Ngoài ra, các kinh phí cho việc thực hiện cũng cần

được Nhà trường quan tâm.
•10) Nhà trường cần có các biện pháp cụ thể hơn trong việc theo dõi và giúp đỡ giảng viên
trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Kinh nghiệm các nước rất có ích cho chúng ta
trong việc giải quyết các khó khăn hiện nay. Cần có những nghiên cứu có tính định kì
nhằm giúp cho nhà trường trong việc lên kế hoạch, lập chiến lược, thực hiện và giám sát
các hoạt động giảng dạy.
Giảng viên sư phạm, không còn nghi ngờ gì nữa, phải là những người đi đầu trong việc thực hiện
đổi mới về phương pháp dạy học. Điều này xuất phát từ yêu cầu về chuyên môn, chuẩn mực và
cả yếu tố đáp ứng yêu cầu của một trường sư phạm trọng điểm. Thực tế cho thấy đội ngũ của
chúng ta vẫn còn chưa đạt được các yêu cầu đó. Đề tài kiến nghị lãnh đạo Nhà trường và các
khoa nên có các biện pháp vừa hợp lí vừa khoa học và đúng lúc nhằm khắc phục các yếu kém có
được từ kết luận từ các công trình nghiên cứu khoa học.
o0o
Tài liệu tham khảo
• Lê Văn Hảo (2001). Dialogical and Collaborative Learning in Vietnamese Culture: An
Approach to Teaching Introductory Physics Courses. Luận án Tiến sĩ. The University of
Melbourne: Department of Sciences and Mathematics.
• Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định Chất lượng trong Giáo dục Đại học, Hà Nội.
• Kỷ yếu Hội thảo: "Đảm bảo chất lượng đào tạo ở Việt Nam" được tổ chức vào ngày
04/04/2000 tại Đà Lạt.
• Các bài tham luận trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM,
Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Trường ĐH
Cần Thơ, Trường ĐH Đà Lạt,

×