Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ăn sống rau thủy sinh có thể bị nhiễm sán lá gan lớn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.66 KB, 4 trang )

Ăn sống rau thủy sinh có thể bị
nhiễm sán lá gan lớn


Bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành. Bệnh gây nên
do sán ký sinh ở gan, làm tổn thương gan, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con
người và có thể gây tử vong.
Sán trưởng thành sống trong ống mật người, từ đây, trứng di chuyển tới
ruột và thải ra ngoài cùng với phân. Trứng có thể tồn tại trong phân ẩm tới 9 tháng
hoặc thậm chí lâu hơn mà không bị tiêu diệt. Ấu trùng (ấu trùng lông) nở sau
khoảng 2 tuần kể từ khi trứng rơi xuống nước. Nó thâm nhập vào ốc, phát triển và
sinh sản ra một số lượng lớn ấu trùng đuôi bơi lội tự do, các ấu trùng đuôi này bám
vào những thực vật thủy sinh (rau mọc dưới nước) và tạo thành nang trùng.
Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn là do ăn sống các loại rau mọc ở dưới nước
có mang nang sán, ấu trùng nang (metacercaria) xuất hiện ở tá tràng, xâm nhập
vào thành ruột và di chuyển tới gan theo đường bạch huyết hoặc khoang cơ thể,
chúng sống ở gan khoảng 2 - 3 tháng, khi đã trưởng thành thì di chuyển đến ống
mật. Chúng sống trong cơ thể người có khi đến hơn 10 năm. Con sán dài khoảng 2
- 3 cm, rộng 1,3 cm, có hình lá. Ngoài ăn sống các loại thực vật thủy sinh có nang
sán, người bị nhiễm sán lá gan lớn cũng có thể do ăn gan sống hoặc uống nước có
nang sán.
Bệnh sán lá gan lớn khó chẩn đoán
vì các triệu chứng rất biến đổi và giống
với triệu chứng của nhiều bệnh khác.
Triệu chứng chủ yếu là đau tức vùng gan,
ậm ạch khó tiêu, sốt, ngứa, sụt cân, mệt
mỏi, viêm mãn tính ống mật Xuất huyết
ống mật có thể là một biến chứng của
bệnh sán lá gan lớn. Chẩn đoán xác định bệnh bằng soi phân tìm trứng sán, xét
nghiệm máu bằng phương pháp Elisa tìm kháng thể sán và siêu âm chẩn đoán.
Trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, con người có tập quán ăn sống một số


thực vật thủy sinh hay còn gọi là rau mọc ở dưới nước, như rau cải soong (xà lách
xoong), rau ngổ, rau om, rau cần, ngó sen Các loại rau này thường được ăn sống
hoặc chế biến tái, chưa hoàn toàn chín. Nếu rau có mang nang sán thì nguy cơ bị
mắc bệnh sán lá gan lớn là điều rất dễ xảy ra.
Đối diện với một dĩa xà lách xoong sống, trộn dầu giấm với những lát thịt
bò xào, trứng luộc, cà chua được sắp xếp trên bề mặt; một dĩa thịt dê nướng với
những ngọn rau ngổ sống đặt ở phía trên; một cái lẩu lươn hoặc cá đi kèm với rau
cải, rau ngổ sống để người ăn tự nhúng tái vào nồi lẩu; một dĩa lươn hay ốc um
chuối với một vài cọng rau ngổ trên mặt, một dĩa thịt bò xào với rau cần được xào
tái; một dĩa gỏi thập cẩm có sự hiện diện của dưa ngó sen sống thực khách thật
khó cưỡng lại! Thật là hấp dẫn trước những món ăn, cứ thế các loại rau thủy sinh
lần lượt được con người ăn vào và nguy cơ bị nhiễm bệnh sán lá gan lớn là điều
không thể tránh khỏi, nếu các loại rau thủy sinh này có mang nang sán mà không
được xử lý kỹ.
Vì vậy, khi ăn sống các loại rau này cần phải được xử lý bằng ngâm nước
muối hoặc thuốc tím và rửa lại thật kỹ dưới vòi nước sạch nhiều lần trước khi
dùng. Ở gia đình có thể thực hiện được việc xử lý rau theo cách đơn giản này,
nhưng còn đối với các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể thì việc xử lý có thực
hiện tốt hay không thì người ăn không thể kiểm soát được, đòi hỏi lương tâm của
người phục vụ. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua chỉ mới chú
trọng đến các lĩnh vực độc hại của hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản,
chế biến, vi trùng gây bệnh trong các loại thực phẩm mà chưa chú ý đến lĩnh vực
ký sinh trùng gây bệnh. Vì vậy cộng đồng cần quan tâm đến việc vệ sinh ăn uống
trong sinh hoạt hàng ngày, để hạn chế bớt các nguy cơ bị nhiễm các loại bệnh giun
sán nói chung và bệnh sán lá gan lớn nói riêng.


×