Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ung thư buồng trứng ở trẻ em có thể chữa khỏi, nhưng... ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.23 KB, 6 trang )

Ung thư buồng trứng ở trẻ em có
thể chữa khỏi, nhưng


Hơn 2/3 ung thư buồng trứng ở trẻ em dưới 15 tuổi là bướu tế bào
mầm và 20% trường hợp ác tính. Ung thư buồng trứng ở trẻ em có một số
đặc điểm khác với ung thư buồng trứng ở người lớn: nhiều cơ may trị khỏi và
bảo tồn chức năng sinh sản nếu được chẩn đoán mô bệnh học chính xác, có kế
hoạch xử trí điều trị thích hợp.
Trong hoàn cảnh hiện nay, một số cơ sở y tế chưa thực sự nắm được đặc
điểm của ung thư buồng trứng dạng tế bào mầm, chưa thấy được vai trò của điều
trị kết hợp phẫu và hóa trị. Hậu quả, một số ung thư buồng trứng dạng tế bào mầm
ở trẻ em đã bị tái phát sau phẫu thuật. Lúc này, mọi cố gắng cứu mạng sống cho
các cháu rất khó khăn. Kết quả điều trị thực sự bi đát. Nhân hai trường hợp ung
thư buồng trứng trẻ em tái phát sau can thiệp phẫu thuật ở cơ sở y tế tuyến trước,
chúng tôi mong được chia sẻ kinh nghiệm xử trí ung thư buồng trứng ở trẻ em tại
Bệnh viện ung bướu TP.HCM.
Nhìn lại hai trường hợp
Xuất độ bướu tế bào mầm buồng trứng ở trẻ em tại TP. HCM là 6,5%, giữ
vị trí thứ sáu trong 10 loại ung thư trẻ em thường gặp tại TP. HCM. Y học đã biết
rõ đặc điểm mô học của ung thư buồng trứng và đặc tính nhạy với hóa trị, xạ trị.
Phẫu trị cắt bỏ khối u buồng trứng là phương thức điều trị cơ bản và quan trọng.
Tuy nhiên, phối hợp đa mô thức trong điều trị, đặc biệt là phác đồ hóa trị có
platinum đã cải thiện rõ rệt tỷ lệ sống còn cho các cháu chẳng may mắc bệnh này.
Khoảng 10 năm nay, tỷ lệ trị khỏi bệnh và bảo tồn chức năng sinh sản cho
loại bệnh này ở giai đoạn sớm và cố gắng thực hiện ở giai đoạn bệnh tiến xa đã
được nhiều cơ sở y tế trên thế giới thực hiện.
Ở nước ta hiện nay do nhiều lý do, việc chẩn đoán và điều trị ung thư
buồng trứng ở trẻ em chưa được quan tâm, kế hoạch điều trị chưa đồng bộ nên khả
năng chữa khỏi bệnh kém.
Bệnh án 1: cháu Nguyễn N.Q., nữ, sinh năm 1998, sống tại Vũng Tàu.


Khoảng 3 tháng trước nhập viện, phát hiện có u vùng hạ vị. Sau đó đau nhiều tại
bướu, bé được đưa đến bệnh viện nhi khám và được chẩn đoán bướu buồng trứng
trái xoắn. Điều trị: cắt phần phụ và buồng trứng trái mang bướu.
Sau hậu phẫu bé được xuất viện, hẹn tái khám sau 2 tuần để xem kết quả
giải phẫu bệnh và có hướng điều trị tiếp, nhưng gia đình không đưa bé đến khám
theo hẹn. Khoảng 5 tháng sau, bụng bé lớn nhanh dần, đi tiêu mót rặn, gia đình
đưa bé nhập viện. Bệnh viện nhi đánh giá bướu to, phẫu thuật không thuận lợi nên
chuyển đến Bệnh viện ung bướu TP.HCM. Tình trạng lúc nhập viện: tỉnh, thể
trạng gầy. Bướu chiếm gần toàn bộ vùng chậu, cực trên gần ngang rốn xâm lấn
thành bụng. Các cơ quan khác bình thường. Chẩn đoán: bướu tế bào mầm buồng
trứng trái đã mổ tái phát vùng chậu. Điều trị hóa trị phác đồ BEP 2 chu kỳ, nhưng
bệnh tiếp tục tiến triển. Tình trạng lúc ra viện: suy kiệt, bướu to hơn và phù 2 chi
dưới.
Bệnh án 2: bé Phan T. T. O., nữ, sinh năm 1998, sống tại An Giang. Khi
phát hiện u vùng hạ vị, gia đình đưa bé đến khám tại bệnh viện huyện, được chẩn
đoán bướu buồng trứng, điều trị cắt phần phụ và buồng trứng trái. Bé được xuất
viện hẹn tái khám mỗi tháng.
Sau 3 lần tái khám bệnh ổn định, bé không được hẹn tái khám nữa. Tuy
nhiên, sau 7 tháng bé đau vùng hạ vị, bụng lớn nhanh, tiêu mót rặn, tiểu lắt nhắt,
đến bệnh viện tỉnh khám thì được chuyển lên Bệnh viện ung bướu TP.HCM. Tình
trạng lúc nhập viện: thể trạng gầy, bụng to sờ thấy khối vùng chậu, kích thước
khoảng 12 cm, các cơ quan khác bình thường. Sau khi hậu phẫu ổn định bé được
về 3 tuần, nhưng về được 2 tuần bụng to nhanh kèm rối loạn tiêu tiểu, bé nhập
viện lại. Lúc này bụng căng to, bướu chiếm gần hết vùng chậu, lan lên gần ngang
rốn và có nhiều khối lổn nhổn quanh rốn. Sau khi điều trị, đánh giá lâm sàng bụng
nhỏ lại dần, hết rối loạn tiêu tiểu, kích thước bướu giảm dần sau mỗi chu kỳ hóa
trị.
Bệnh có thể chữa khỏi
Ung thư buồng trứng dạng bướu tế bào mầm ở trẻ em chiếm tỷ lệ 2,4/1
triệu trẻ. Bệnh có khả năng trị khỏi và bảo tồn chức năng sinh sản.

Kế hoạch điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và loại mô học. Giai đoạn I:
bướu khu trú tại chỗ, cắt toàn bộ bướu không còn sót bướu vi thể ở bờ diện cắt,
không di căn hạch vùng vi thể, dấu hiệu sinh học bướu giảm dần về bình thường
theo thời gian bán hủy của nó. Giai đoạn II: còn sót bướu vi thể, bướu xâm lấn vỏ
bao, di căn hạch vùng vi thể. Giai đoạn III: còn sót bướu đại thể, di căn hạch vùng
đại thể (trên 2 cm), có tế bào ác tính trong dịch rửa phúc mạc. Giai đoạn IV: di căn
xa, di căn hạch xa.
Cắt phần phụ và buồng trứng mang bướu được chỉ định cho bướu tế bào
mầm buồng trứng, giảm tác dụng phụ gây ung thư thứ phát sau hóa trị.
Bệnh giai đoạn I chỉ phẫu thuật bảo tồn, tỷ lệ tái phát bướu nghịch mầm 15
- 20%. Khi phát hiện tái phát sớm vẫn còn khả năng điều trị bảo tồn.
Ngày nay, bướu mầm bào buồng trứng giai đoạn I được điều trị bảo tồn
chức năng sinh sản, vì tỷ lệ khỏi bệnh ở giai đoạn này cao và tái phát ít. Sau khi
điều trị bảo tồn, theo dõi sát bằng khám lâm sàng với phương tiện chẩn đoán hình
ảnh, dấu hiệu sinh học bướu để sớm phát hiện tái phát, vẫn có thể chữa khỏi bệnh
và bảo tồn chức năng sinh sản.
Với bệnh án đầu tiên, chúng tôi nhận xét rằng do cha mẹ cháu nghĩ khi giải
quyết xong lý do nhập viện là bệnh đã khỏi. Theo y văn bướu quái không trưởng
thành chỉ điều trị phẫu thuật đơn thuần, hơn 85% được trị khỏi không cần hóa trị.
Tỷ lệ tái phát không liên quan với grade mô học. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
của bé là bướu quái không trưởng grade 2, bé không được theo dõi để phát hiện
sớm tái phát và kịp thời điều trị. Lúc nhập viện lại, bướu quá to xâm lấn các cơ
quan lân cận, phẫu thuật không thuận lợi nên chúng tôi thực hiện hóa trị trước với
phác đồ chuẩn BEP với hy vọng có đáp ứng. Nhưng chẳng may, bệnh tiếp tục tiến
triển. Theo y văn, chưa có công trình nào nghiên cứu cho những trường hợp bệnh
tái phát lan rộng sau mổ, do đó chỉ dựa vào những nghiên cứu người lớn. Đối với
những trường hợp không đáp ứng với phác đồ chuẩn thì có thể đổi sang phác đồ
có ifosfamid và etoposid, tỷ lệ đáp ứng mỗi đơn chất từ 20 - 30%. Phác đồ ICE
(ifosfamid, carboplatin, etoposid) đang được xem xét sử dụng. Phác đồ BEP với
cisplatin liều cao còn đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Ở trường hợp này, chúng tôi đánh giá hiệu quả của đổi phác đồ hóa trị với
tác dụng phụ và chi phí điều trị. Gia đình chấp nhận chuyển sang chăm sóc nội
khoa triệu chứng.
Trường hợp thứ hai, mô bệnh học sau mổ là bướu xoang nội bì, nếu bệnh ở
giai đoạn I, theo dõi sát để phát hiện sớm tái phát, nếu bệnh ở giai đoạn II - IV cần
hóa trị bổ túc 3 chu kỳ hóa trị với phác đồ chuẩn BEP (phân bố 3 ngày), giảm chi
phí điều trị, thời gian ngắn, hạn chế tác dụng phụ, so sánh tỷ lệ đáp ứng không có
sự khác biệt khi chọn số chu kỳ nhiều hơn (phân bố 5 ngày). Trường hợp này,
bệnh tái phát do kế hoạch điều trị không thích hợp. So với trường hợp một thể tích
tái phát ít hơn, thật may mắn bệnh đã đáp ứng ban đầu với phác đồ chuẩn BEP.
Bướu mầm bào buồng trứng ở trẻ em là bệnh lý ác tính có khả năng chữa
khỏi và bảo tồn chức năng sinh sản. Hầu hết các trẻ đến khoa ngoại để được phẫu
thuật trước tiên. Các thầy thuốc phẫu nhi có vai trò quan trọng trong phối hợp kế
hoạch điều trị, ảnh hưởng lớn đến cơ may trị khỏi và bảo tồn chức năng sinh sản.

×