Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mỗi nơi có một cách gây ngủ khác nhau! (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.24 KB, 5 trang )

Mỗi nơi có một cách gây ngủ khác nhau!
(Kỳ 1)


Nhịp sống xã hội hiện đại tăng tốc, mỗi người đang sống trong sức ép
lớn, sự cạnh tranh không ngừng, giấc ngủ của con người đang chịu sự uy hiếp
nghiêm trọng.
Hít thở sâu gây ngủ kiểu Phần Lan
Hít thở sâu gây ngủ là phương pháp do bác sĩ Bland, người Phần Lan đề
xuất. Với phương pháp gây ngủ này, thời gian hít thở kéo dài ra, làm cho tâm thể
của người mất ngủ được thả lỏng triệt để, đồng thời điều tiết được thần kinh giao
cảm, lại làm cho nhịp tim vốn nhanh giảm chậm, tâm cảnh dần bình lặng, giúp cho
người bệnh đi vào giấc ngủ.
Cách hít thở sâu:
- Người mất ngủ toàn thân thả lỏng, trong đầu không nghĩ suy, cả tâm và
thể đều tập trung, nằm thẳng trên giường, hai tay xuôi hai bên, hai mắt nhắm lại.
- Khi hít thở dùng mũi, miệng kín. Khi hít hơi phải nhỏ và sâu, hít đủ rồi
thở ra; khi thở ra chậm, sau khi thở ra hết lại hít hơi vào, cách hít thở tuần hoàn
này được lặp lại nhiều lần.
- Thời gian thực hiện là 15 - 30 phút, sau đó sẽ nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Những điều cần lưu ý:
- Không khí phòng ngủ phải trong lành, trước khi ngủ mở cửa sổ để đổi khí
trong 10 phút, nếu không, không khí ô nhiễm không có tác dụng gây ngủ mà còn
tạo tác hại đối với cơ thể.
- Người có bệnh tim nặng, người suy nhược quá độ sau cơn bệnh không
thích hợp dùng phương pháp này.
- Cần lưu ý môi trường xung quanh, trong phòng ngủ có tiếng ồn, ánh sáng
phòng ngủ quá mạnh đều có ảnh hưởng đến hiệu quả, làm cho người bệnh khó đi
vào giấc ngủ.
Bác sĩ Bland cho biết, bất kỳ người bệnh nào tiếp nhận cách gây ngủ bằng
hít thở sâu, thường khoảng 15 phút sẽ âm thầm đi vào giấc ngủ, người mất ngủ


kiên trì điều trị trên 30 ngày, bị mất ngủ nhiều năm phần đông sẽ được chữa khỏi.



Người Pháp đề xướng thuật thôi miên bằng “đồng hồ sinh học”
“Đồng hồ sinh học” có khả năng tự điều chỉnh hoạt động sinh lý của con
người theo quy luật thời gian. Thuật thôi miên đồng hồ sinh học là phương pháp
gây ngủ hiệu quả do một chuyên gia sinh lý học người Pháp đề xướng. Chuyên gia
này nghiên cứu khám phá, trong giới sinh vật rất nhiều hiện tượng sinh sống có
liên quan hỗ tương với sự biến đổi ngày đêm, mùa vụ trong giới tự nhiên. Chẳng
hạn như gà trống gáy lúc mờ sáng, chú dơi bay trong đêm, nhện dệt lưới sau
khuya… đều dựa vào sự biến chuyển ngày đêm tuần hoàn của trái đất cho ra
những quy luật có chu kỳ.
Trong cơ thể chúng ta cũng có đồng hồ sinh học rất tinh vi tồn tại. Chẳng
hạn quy luật ngủ và thức, sự bài tiết đường huyết và kích tố, điều tiết về thân
nhiệt, huyết áp, mạch đập… đều được khống chế bởi sự biến đổi theo đồng hồ
sinh học. Cho nên, quy luật hoạt động con người “kề vai sát cánh” với đồng hồ
sinh học, thì các chức năng mới hài hòa, làm cho thân thể duy trì trạng thái khỏe
mạnh.
Nhìn từ góc độ sinh học, sự chuyển hóa các chất trong cơ thể ở những thời
điểm khác nhau sẽ không như nhau, buổi sáng cơ thể chuyển hóa các chất mạnh
hơn buổi chiều, buổi chiều thì mạnh hơn ban đêm, cao điểm nhất vào 8 giờ sáng
đến 12 giờ trưa, thấp điểm nhất vào rạng sáng 2 - 5 giờ. Dựa vào lý thuyết nêu
trên, phần đông chúng ta nên sắp xếp thời gian làm việc, học hành vào lúc cao
điểm nhất. Sắp xếp thời gian ngủ vào lúc thấp điểm nhất. Nói cụ thể hơn là sắp
xếp thời gian làm việc, học hành vào khoảng 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều, sắp xếp
thời gian ngủ vào khoảng 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Đó là một trong những nội
dung chính của thuật thôi miên đồng hồ sinh học.
Do một số ít người có hiện tượng đồng hồ sinh học sớm hay muộn hơn, tỷ
như một số người cao tuổi đồng hồ sinh học đi sớm hơn, thích ngủ lúc 21 giờ tối,

dậy lúc 5 giờ sáng, nên việc vận dụng thuật thôi miên đồng hồ sinh học còn phải
tiến hành điều tiết khác nhau tùy theo quy luật sinh lý khác nhau của từng người.
Thế nhưng, đối với những người mất ngủ do tự mình phá hỏng quy luật, đòi hỏi họ
tự “phục hồi” quy luật sinh lý bản thân thì mới giải tỏa rào cản tạo ra khó ngủ. Thí
dụ, người thường thức khuya để học hành, làm việc, đồng hồ sinh học bản thân do
chính mình gây loạn, theo đó dễ gây ra mất ngủ, những người bệnh này chỉ cần
thay đổi thói quen xấu (thức khuya) thì mới khỏi hẳn chứng mất ngủ.
Hiện nay, rất nhiều người Pháp bị mất ngủ vận dụng thuật thôi miên đồng
hồ sinh học, căn cứ quy luật sinh lý bản thân để điều chỉnh thời gian đi ngủ, họ
đều có thể điềm nhiên đi vào giấc ngủ 15 - 20 phút sau khi lên giường. Đây là một
liệu pháp tốt để giải thoát khó ngủ.

×