Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mỗi nơi có một cách gây ngủ khác nhau! (Kỳ 3) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.05 KB, 5 trang )

Mỗi nơi có một cách gây ngủ khác nhau!
(Kỳ 3)

Người Nga dùng thuật thôi miên bằng âm nhạc
Một chuyên gia sinh lý học người Nga, qua nhiều năm nghiên cứu đưa ra
kết luận rằng, âm nhạc có thể điều tiết cảm xúc con người, cảm xúc chính là hoạt
động tâm lý. Sự dao động tâm lý cho thấy những “sắc màu tình cảm” của những
cảm xúc khác nhau. Âm nhạc có tiết tấu, nhịp, âm sắc, tốc độ, cường độ… có thể
ảnh hưởng tới những thay đổi cảm xúc (của người nghe), từ đó có thể dùng những
bản nhạc khác nhau khơi gợi phát sinh những cảm xúc tương ứng.
Thực tế chứng minh, cho người mất ngủ nghe nhạc nhẹ du dương, có thể
làm cho cảm xúc bình ổn, thả lỏng. Do vậy, âm nhạc có tác dụng trấn tĩnh và thôi
miên ở những mức độ khác nhau, làm cho người bệnh tâm khảm yên bình, tiêu trừ
bất an và bứt rứt mà đi vào giấc ngủ tĩnh lặng.
Liệu trình: người mất ngủ mỗi tối trước khi ngủ thưởng thức “nhạc thôi
miên” 1 lần, mỗi lần 20 - 30 phút, tắt âm thanh hay máy hát khi muốn ngủ; 10
ngày là 1 liệu trình, thường 1 - 2 liệu trình có thể chữa khỏi chứng mất ngủ.
Môi trường: phát nhạc trong phòng cần lưu ý “môi trường nhạc”, phòng
ngừa nghiêm ngặt sự quấy nhiễu của tiếng ồn, nên chọn phòng ngủ thanh nhã thư
thái để sử dụng liệu pháp âm nhạc. Trong phòng đòi hỏi không khí tươi tắn, bài trí
trang nhã, nhiệt độ thích hợp, có thể mở máy tạo ion âm, cũng như phối kết thêm
những sắc màu điều tiết tâm lý và nghỉ dưỡng thư giãn.
Cách thưởng thức nhạc: người mất ngủ có thể dùng máy hát hay tai nghe
(headphone) để thưởng thức âm nhạc, nhưng nhất định cần lưu ý khi nghe nhạc
âm lượng phải nhỏ, không được nghe loại nhạc “kích tai”.
Khi thưởng thức âm nhạc, người bệnh cần chú tâm, không nên nghĩ tới
những việc khác, loại trừ tất cả mọi tạp niệm.
Người Anh dùng tự kỷ ám thị gây ngủ
Cách gây ngủ bằng tâm lý ám thị lần đầu tiên do một bác sĩ chuyên khoa
tâm lý đưa ra. Ông cho rằng, mỗi người bệnh đều có thể thông qua tự ám thị bản
thân, bằng cách biến đổi sức tập trung, đạt mục đích thả lỏng thần kinh, tiêu trừ


cảm xúc căng thẳng, thôi thúc đi vào giấc ngủ.
Nhà chuyên khoa tâm lý này qua nhiều năm nghiên cứu chứng minh,
nguyên nhân gây ra mất ngủ phần nhiều có liên quan đến làm việc, học hành quá
lao lực, tinh thần căng thẳng, cảm xúc khác thường. Vì thế, việc xoay chuyển sức
tập trung, cũng như giám sát được sự biến chuyển sức tập trung có một vai trò rất
quan trọng. Phương pháp cụ thể: khi người bệnh lên giường nghỉ ngơi, đưa sức tập
trung của mình dồn đến phần mát nhất ở dưới chân, bên cạnh đó hít thở sâu, tâm
thể cực kỳ thả lỏng. Mỗi ngày tiến hành cách gây ngủ này 1 lần, mỗi lần 10 - 15
phút, 1 tuần là 1 liệu trình (thường người bệnh vận dụng phương pháp 15 phút sau
sẽ đi vào giấc ngủ).
Những điều cần lưu ý cũng tương tự với các liệu pháp khác, trước tiên phải
đảm bảo tâm trạng tốt, làm việc, học hành không vội không vàng, không vì một
chuyện nhỏ mà gây gổ với người nhà, phẫn nộ. Điều thứ hai là trước khi ngủ
không uống trà đậm, cà phê và rượu. Ngoài ra, khi thực hành liệu pháp này, đầu óc
không suy nghĩ lung tung về các chuyện khác, sức tập trung dồn xuống chân, chỉ
khi làm được những điều vừa nêu thì mới đạt hiệu quả như mong đợi.
Một người mất ngủ vận dụng liệu pháp này cho biết, phương pháp ám thị
gây ngủ rất hiệu quả, trước khi chưa vận dụng, hễ cứ lên giường mải nghĩ tới
nhiều việc, nhưng cũng không rõ ràng, mông lung, trằn trọc xoay trở khó ngủ. Từ
khi thực hành, đưa sức tập trung dồn hết tới vùng chân, tâm thể lập tức thả lỏng,
mỗi lần lên giường hơn mười phút thì điềm nhiên đi vào giấc ngủ. Điều đáng ngạc
nhiên hơn là chứng suy nhược thần kinh lâu năm cũng theo đó mà khỏi hẳn.
Thả lỏng gây ngủ ở New York (Mỹ)
Thả lỏng gây ngủ là cách thư giãn thần kinh và cơ bắp giúp người bệnh đi
vào giấc ngủ. Đây là một liệu pháp ám thị tâm lý để giải tỏa những rào cản khó
ngủ do một bác sĩ tâm lý ở New York đề xướng.
Liệu pháp này thích hợp cho tất cả nguyên nhân gây ra khó ngủ, hay về
đêm sau khi thức khó ngủ trở lại, vừa vận dụng cho trường hợp thỉnh thoảng mất
ngủ, vừa vận dụng cho chứng mất ngủ mạn tính lâu ngày, đối với người bồn chồn
hay suy nhược thần kinh gây ra mất ngủ thì hiệu quả càng thấy rõ.

Người bệnh lên giường, thả lỏng tinh thần, không nghĩ tới bất cứ việc gì,
cho tất cả cảm giác tập trung trong quá trình thả lỏng, bên cạnh đó lưu ý hưởng thụ
cảm giác tĩnh lặng mà thư thái. Nếu thả lỏng chưa quen, có thể thực hiện co rút
nhóm cơ mà mình muốn thả lỏng, sau đó cho thả lỏng, tập luyện lặp lại nhiều lần,
chờ sau khi thành thói quen thì trực tiếp thả lỏng.
Trình tự thả lỏng các cơ bắp là đầu - cổ - vai - ngực - bụng - tứ chi. Thường
thả lỏng từ trên xuống dưới một lần, rồi tiếp tục thả lỏng theo trình tự như vậy với
những lần khác nữa, lặp lại trong 10 - 15 phút, cho đến khi ngủ được thì thôi. Khi
thả lỏng không nên thao tác quá nhanh, động tác nên chậm chạp, tranh thủ làm cho
tất cả các bắp cơ thân thể đều được thả lỏng triệt để.
Khi thực hiện liệu pháp này, trong lòng cứ niệm “tôi mệt rồi, nên nghỉ
thôi”, “lỏng”, “lỏng”, “tinh thần thả lỏng”, “thân thể cơ bắp thả lỏng”… nếu phối
hợp được hít thở sâu thì hiệu quả càng tốt.
Liệu pháp thả lỏng có vài điều cần lưu ý dưới đây:
- Trước khi ngủ không uống trà, cà phê đậm, càng không được uống rượu
để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả.
- Bình thường làm việc cần lưu ý nghỉ dưỡng, nên loại bỏ thói quen làm
việc về khuya, từng bước tập thói quen tốt cho nghỉ ngơi.
- Trước sau phải đảm bảo tâm tình cởi mở, không gây gổ với người nhà và
đồng nghiệp, chỉ có tâm trạng tốt, không nôn nóng thì mới ngủ ngon.
- Tận dụng phương pháp gây ngủ bằng thả lỏng, còn phải lưu ý đến hoàn
cảnh xung quanh, phòng ngủ có tiếng ồn không thích hợp cho việc tập thả lỏng
đương nhiên cũng không tốt để đi vào giấc ngủ.
- Hàng ngày lưu ý tăng cường tập luyện, chẳng hạn như tản bộ, khi rảnh rỗi
đi du lịch hay nghỉ dưỡng, những điều này giúp ích cho sức khỏe tâm thể, cũng
hữu ích cho việc gây ngủ.

×