Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận biết bệnh tăng huyết áp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.59 KB, 6 trang )

Nhận biết bệnh tăng huyết áp


Đặc điểm của huyết áp là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa
các ngày. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các
thời điểm khác nhau. Tất cả những người trưởng thành phải được đo huyết
áp một cách thường quy ít nhất 5 năm một lần cho đến 80 tuổi. Người có mức
huyết áp bình thường cao nên kiểm tra huyết áp mỗi năm 1 lần.
Kiểm tra huyết áp ngay khi bạn có một trong các dấu hiệu sau: nhức đầu
(thường là sau gáy), xây xẩm, hồi hộp, mờ mắt, bất lực (nam giới), dễ mệt, dễ toát
mồ hôi, yếu nửa người hay yếu một chi, đau ngực, khó thở, đi tiểu nhiều, tăng cân,
dễ xúc động…
Huyết áp có thể được đo bởi bác sĩ hoặc y tá tại phòng khám (huyết áp
phòng khám), đo tại nhà, hoặc bằng máy đo tự động 24 giờ (holter huyết áp).
Đo huyết áp tại phòng khám: bằng huyết áp kế thủy ngân, đồng hồ… Bệnh
nhân ngồi vài phút trong một căn phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu đo huyết áp.
Cởi bỏ áo bó sát người, nâng cánh tay ngang vị trí của tim, bàn tay để ngửa và thả
lỏng. Đo ít nhất 2 lần cách nhau 1 - 2 phút. Dùng bao cuốn tay chuẩn, phù hợp với
bệnh nhân. Vị trí bao cuốn cánh tay nằm ngang vị trí của tim, bất kể bệnh nhân ở
tư thế nào.
Nên đo huyết áp ở cả 2 cánh tay trong lần thăm khám đầu tiên để phát hiện
bệnh mạch máu ngoại biên.
Nên đo thêm huyết áp ở tư thế đứng sau khi bệnh nhân đứng được từ 1 - 5
phút ở các đối tượng cao tuổi, người bị tiểu đường…
Đo huyết áp tại nhà: phương pháp này cho biết trị số huyết áp vào các ngày
khác nhau và trong hoàn cảnh thực tế sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, đặc biệt
là không bị “hiệu ứng áo choàng trắng”.
Trị số huyết áp khác nhau giữa các lần đo là do sự biến thiên tự nhiên của
huyết áp. Tránh đo quá nhiều lần làm bệnh nhân lo âu.
Cũng đo huyết áp liên tục 24 giờ, trị số bình thường của huyết áp tự đo tại
nhà thấp hơn đo tại phòng khám bệnh.


Thuật ngữ “tăng huyết áp áo choàng trắng” được sử dụng để mô tả tình
trạng tăng huyết áp thường xuyên ở phòng khám.
Đo huyết áp khi vận động, gắng sức: các nghiên cứu cho thấy huyết áp tâm
thu sau 6 phút gắng sức đầu tiên trên 200 mmHg tiên đoán tỷ lệ tử vong do tim
mạch tăng gấp hai lần ở nam giới lứa tuổi trung niên.
Đo huyết áp 24 giờ: giúp theo dõi huyết áp một cách tự động trên bệnh
nhân được phép sinh hoạt gần như bình thường.
Nên theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ trước và trong quá trình điều trị. Bệnh
nhân sinh hoạt bình thường nhưng tránh vận động nặng và giữ cánh tay duỗi thẳng
và bất động khi đo.
Quyết định lâm sàng dựa vào trị số huyết áp trung bình 24 giờ. Huyết áp đo
24 giờ thường thấp hơn huyết áp đo tại phòng khám.
Phương pháp đo huyết áp: bơm nhanh túi hơi vượt trên trị số tâm thu 20
mmHg và xả túi hơi chậm (3 mmHg/giây). Chỉ số huyết áp tâm thu khi xuất hiện
tiếng mạch đập đầu tiên. Chỉ số huyết áp tâm trương khi mất hẳn tiếng mạch đập.
O
Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Thứ tư, 29/08/2007, 14:00 GMT+7

Bạn cần thay đổi lối sống để đề phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp.
Thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống một cách thích hợp trên tất cả các
bệnh nhân, kể cả người có huyết áp bình thường cao và các bệnh nhân cần
điều trị thuốc.
Bỏ hút thuốc: là biện pháp mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh tim mạch
và ngoài tim mạch. Những người bỏ hút thuốc lá trước tuổi trung niên có tuổi thọ
không khác với những người cả đời không hút thuốc. Thuốc lá làm giảm tác dụng
của một số thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.
Hạn chế uống rượu: uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ và giảm
tác dụng của một số thuốc giảm áp. Không nên uống quá 20 - 30 g ethanol/ngày
đối với nam giới và 10 - 20 g ethanol/ngày với nữ giới.

Chế độ ăn: ăn mặn là một yếu tố góp phần làm tăng huyết áp. Ăn giảm
muối sẽ góp phần làm giảm huyết áp (ăn giảm 4,7 - 5,8 g muối trong khẩu phần ăn
hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp bình quân được 4 - 6 mmHg) và làm tăng tác
dụng hạ áp của thuốc. Bệnh nhân nên tránh ăn mặn, tránh dùng các thực phẩm ướp
muối, đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn, nên dùng các thức ăn có chứa nhiều kali.
Nên ăn nhiều hoa quả, nhiều cá, giảm chất béo và các thức ăn có chứa nhiều
cholesterol.
Giảm cân và tập thể dục: thừa mỡ trong cơ thể góp phần làm tăng huyết
áp. Giảm cân sẽ giảm được huyết áp trên bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các
bệnh đi kèm như tiểu đường, rối loạn lipid máu Tác dụng hạ áp của việc giảm
cân có thể được nâng cao nếu đồng thời tăng cường tập thể dục, hạn chế uống
rượu ở những người nghiện rượu, thừa cân và giảm ăn muối. Bệnh nhân nên
thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội trong
30 - 45 phút, 3 - 4 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình trạng
bệnh tật của bệnh nhân. Ngay cả tập thể dục nhẹ cũng làm giảm huyết áp tâm thu
4 - 8 mmHg. Tuy vậy, tập vận động đẳng trương (gây co cơ kéo dài) như nâng tạ
có thể có tác dụng tăng huyết áp và nên tránh.
Nếu tăng huyết áp chưa được kiểm soát, và bạn luôn ở tình trạng tăng huyết
áp nặng thì không nên tập thể dục hoặc nên hoãn lại cho đến khi được điều trị hiệu
quả.
Nếu bạn bị tăng huyết áp nhẹ, biện pháp thay đổi lối sống trên có thể đủ để
hạ huyết áp xuống mức bình thường mà chưa cần dùng đến thuốc. Đối với một số
người khác, những biện pháp này có thể giúp họ chỉ cần dùng ít thuốc hơn hoặc
dùng thuốc với liều thấp đã đủ kiểm soát huyết áp.


×