Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh mỹ luông - an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.01 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
MỸ LUÔNG - AN GIANG




Sinh viên : NGUYỄN ĐỖ ĐỨC THUẬN
MSSV : 1054030545
Lớp : 10TN4
GVHD : TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG


Niên khoá: 2010-2014

Tp.HCM, tháng 7 năm 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TP.HCM


KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
MỸ LUÔNG - AN GIANG




Sinh viên : NGUYỄN ĐỖ ĐỨC THUẬN
MSSV : 1054030545
Lớp : 10TN4
GVHD : TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG


Niên khoá: 2010-2014

Tp.HCM, tháng 7 năm 2014


I
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên em xin cám ơn những thầy cô đã từng giảng dạy em, cho em có kiến
thức để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp này, và em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất
đến Thầy Nguyễn Vĩnh Hùng, trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thầy đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em rất nhiều. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy
mà em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc NHNN &
PTNT chi nhánh Mỹ Luông - An Giang và các bác, các chú, các anh chị Phòng Kế
hoạch & Kinh doanh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành
tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin ghi nhớ và chân thành cám ơn !







An Giang, ngày tháng năm 20
Sinh viên





NGUYỄN ĐỖ ĐỨC THUẬN


II

NHẬN XÉT
CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN











Ngày … tháng… năm 20…
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN












III
KẾT QUẢ BẢO VỆ


Điểm :
Xếp loại :

Ngày … tháng… năm 20…
Thƣ ký hội đồng
(Ký,Họ và tên)

















IV
MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ LUÔNG - AN GIANG
1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 2

2. Đặc điểm 2
3. Vai trò Vai trò tín dụng ngắn hạn 3
4. Hình thức 5
5. Sự giống và khác nhau giữa tín dụng ngắn hạn với trung và dài hạn 6
KẾT LUẬN CHƢƠNG I 7


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH MỸ LUÔNG – AN GIANG
2.1 Khái quát về NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông – An Giang 8
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 8
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 10
2.1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng 11
2.2 Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông -
An Giang: 14
2.2.1 Tổng quan về hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi
nhánh : 14
2.2.1.1 Quy trình cho vay: 14
2.2.1.2 Các sản phẩm cho vay 18
2.2.1.3 Huy động tiền gửi tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông – An Giang từ
năm 2009 đến năm 2013 19
2.2.2Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ
Luông - An Giang:. 21
2.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn 21

V
2.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn 28
2.2.2.3 Tình hình dƣ nợ ngắn hạn 34
2.2.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn 40
2.2.2.5 Nhận xét, đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Agribank chi nhánh

Mỹ Luông - An Giang: 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG II: 47


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
MỸ LUÔNG - AN GIANG
3.1 Giải pháp 48
3.2 Kiến nghị 50
3.2.1 Đối với NHNN & PTNT Chi nhánh Mỹ Luông 50
3.2.2 Đối với NHNN & PTNT Việt Nam 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG III: 52

KẾT LUẬN CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO











DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

VI




NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
TD: Tín dụng
CBVC: Cán bộ viên chức
DS: Doanh số
NHNN & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TG: Tiền gửi
TCKT: Tổ chức kinh tế
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
TCTD: Tổ chức tín dụng
TPKT: Thành phần kinh tế














DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


VII

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Mỹ Luông
từ năm 2009 - 2013 (triệu đồng) 12

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Mỹ Luông -
An Giang từ năm 2009 - 2013 (triệu đồng) 19

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Mỹ Luông
năm 2012 và năm 2013 (triệu đồng) 20

Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại Agribank chi
nhánh Mỹ Luông từ năm 2009 đến năm 2013 (triệu đồng) 23

Bảng 5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo TPKT tại Agribank chi nhánh Mỹ
Luông - An Giang từ năm 2009 đến năm 2013 (triệu đồng) 27

Bảng 6: Doanh số thu nợ ngân hàng theo ngành kinh tế tại Agribank chi
nhánh Mỹ Luông từ năm 2009 đến năm 2013 (triệu đồng) 30

Bảng 7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo TPKT tại Agribank chi nhánh Mỹ
Luông từ năm 2009 đến năm 2013 (triệu đồng) 33

Bảng 8: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại Agribank chi
nhánh Mỹ Luông- An gGiang (triệu đồng) 36

Bảng 9: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn theo TPKT tại Agribank chi nhánh Mỹ
Luông - An Giang (triệu đồng) 39

Bảng 10: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại Agribank chi

nhánh Mỹ Luông - An Giang (triệu đồng) 42


VIII
Bảng 11: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo TPKT tại Agribank chi nhánh
Mỹ Luông từ năm 2009 đến năm 2013 (triệu đồng) 44






















IX
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Doanh số cho vay ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm
2009 đến năm 2013
22

Hình 2: Doanh số thu nợ ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm
2009 đến năm 2013
29

Hình 3: Tình hình dƣ nợ ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm
2009 đến năm 2013
35

Hình 4: Tình hình nợ xấu ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông từ năm
2009 đến năm 2013
41
















X
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, hoạt động ngân hàng đã trở nên thông dụng, hệ thống ngân hàng đã
đƣợc hình thành và phát triển với những hoạt động và chức năng khác nhau. Ở bất kỳ
quốc gia nào, ngân hàng thƣơng mại cũng là trung gian tài chính lớn nhất. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang lớn mạnh không ngừng
cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.
Trong danh mục dịch vụ của ngân hàng cho vay ngắn hạn là hoạt động truyền
thống và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng thƣơng mại. Đồng thời thông
qua hoạt động cho vay ngân hàng thƣơng mại đã đóng góp một vai trò rất lớn trong
việc cung ứng vốn cho nên kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Huyện Chợ Mới là nơi đông dân cƣ, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp và
mua bán nhỏ nên nguồn vốn ngắn hạn rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu sản xuất , kinh
doanh và tiêu dùng của ngƣời dân. Do nắm bắt đƣợc nhu cầu vốn và có chiến lƣợc
kinh doanh đúng đắn nên Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh
Mỹ Luông – An Giang đã có những bƣớc phát triển trong thời gian qua. Ngân hàng đã
đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho ngƣời dân, thúc đẩy sản
xuất, phát triển kinh tế địa phƣơng.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, xu thế cạnh tranh và hội
nhập đã tạo nên thời cơ và thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng. Vấn đề đặt ra
cho các ngân hàng là phải hoạch định đƣợc chiến lƣợc kinh doanh trong tƣơng lai, tìm
ra những nhân tố tác động ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng, từ đó tìm ra giải
pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì những lý do đó tôi chọn đề
tài: “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn chi nhánh Mỹ Luông – An Giang” để làm bài báo cáo thực tập.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn chi nhánh Mỹ Luông - An Giang từ năm 2009-2013

2.2 Mục tiêu cụ thể:

XI
- Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn chi nhánh Mỹ Luông – An Giang từ năm 2009 đến năm 2013
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn.
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thể nào là tín dụng, nguyên tắc tín dụng, chức năng của tín dụng và
các hình thức tín dụng? Các định nghĩa: tín dụng ngắn hạn, vốn huy động, doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu là gì?
- Tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh Mỹ Luông – An Giang từ năm
2009 đến năm 2013 nhƣ thế nào?
- Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Agribank chi nhánh Mỹ Luông –
An Giang diễn ra nhƣ thế nào?
- Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Agribank chi
nhánh Mỹ Luông – An Giang?
- Những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Agribank chi nhánh Mỹ Luông – An Giang là gì?
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi không gian:
Không gian trong đề tài là hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh Mỹ Luông – An Giang.
4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian trong đề tài tập trung phân tích là hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh Mỹ Luông – An Giang năm
2009, 2010, 2011, 2012, 2013
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng đề tài nghiên cứu là hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh Mỹ Luông – An Giang, hoạt động kinh

doanh của ngân hàng các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

XII
Các số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp, đƣợc thu thập từ các
báo cáo của ngân hàng, qua mạng internet, sách báo, các phƣơng tiện truyền thông
6.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Dựa vào số liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ vận dụng phân tích trên cơ sở chọn lọc, tổng
hợp, kết hợp với phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích.
Dùng phƣơng pháp so sánh để đánh giá hoạt động của tín dụng ngắn hạn tại
NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông - An Giang bao gồm:
-So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lƣợng, giá trị của một
chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
∆y = y
1
- y
0

Trong đó: y
0
: chỉ tiêu năm trƣớc
y
1
: chỉ tiêu năm sau
∆y : Phần chênh lệch, tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm phân tích với số liệu năm
trƣớc của các chỉ tiêu kinh tế xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến

động của các chỉ tiêu, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- So sánh tƣơng đối: mục đích của phƣơng pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng
loại nhƣng có liên hệ với nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ
tiêu nào đó qua thời gian.
Phƣơng pháp này so sánh bằng số tƣơng đối là kết quả của phép chia giữa hai
trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

∆y =
yo
y1
x 100% - 100
Trong đó: y
0
: chỉ tiêu năm trƣớc
y
1
: chỉ tiêu năm sau
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng các các chỉ tiêu kinh tế

XIII
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động ở mức độ các chỉ tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm
ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Dùng biểu đồ, biểu bảng để biểu diễn sự thay đổi của tình hình tín dụng ngắn
hạn.
Bên cạnh việc phân tích tăng giảm bằng số tƣơng đối, số tuyệt đối, biểu đồ,
biểu bảng, một số chỉ tiêu tài chính còn đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả công tác tín
dụng ngắn hạn ở Agribank chi nhánh Mỹ Luông - An Giang.



1


NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH MỸ LUÔNG - AN GIANG


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ LUÔNG – AN
GIANG


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH
MỸ LUÔNG - AN GIANG

2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ LUÔNG - AN GIANG
1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dƣới hình thức
cho vay mƣợn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng đƣợc định nghĩa là: Tín dụng là quan
hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó ngƣời đi vay

phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, đƣợc ký kết giữa ngân
hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tƣ hay sử dụng vốn cho một mục
đích hợp pháp nào đó.
2. Đặc điểm
Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dƣới hình thức tiền tệ
Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù
hợp với quy mô phát triển sản xuất và lƣu thông hàng hóa
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ
thể trong nền kinh tế.
Rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp. Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn
vì vậy ít chịu ảnh hƣởng của sự biến động không thể lƣờng trƣớc của nền kinh tế nhƣ
các khoản tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay đƣợc cung cấp cho các
đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài
sản bảo đảm, bảo lãnh chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tƣơng lai vì vậy rủi ro
mang đến thƣờng thấp.
Lãi suất thấp: lãi suất cho vay đƣợc hiểu là khoản chi phí ngƣời đi vay trả cho
nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của ngƣời khác. Chính vì rủi ro mang lại của khoản vay
thƣờng không cao do đó lãi suất ngƣời đi vay phải trả thông thƣờng nhỏ.

3
Vốn tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng thƣờng đƣợc khách
hàng dùng để mua nguyên vật liệu, trả lƣơng, bổ sung vốn lƣu động nên số vốn vay
thƣờng là nhỏ.
Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều: Vốn tín dụng
ngắn hạn thƣờng đƣợc sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn nhƣ đảm bảo
cân bằng ngân quỹ, đối phó với chênh lệch thu chi trong ngắn hạn… Thông thƣờng
những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính thời điểm, sau đó khoản
thiếu hụt này sẽ sớm thu lại dƣới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ

nhanh.
Hình thức phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng,
phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cƣờng sức cạnh tranh trên thị trƣờng tín dụng, các
ngân hàng thƣơng mại không ngừng phát triển các hình thức tín dụng ngắn hạn của
mình. Điều đó đã làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong phú nhƣ: nghiệp
vụ ứng trƣớc, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu….
3. Vai trò Vai trò tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng với tƣ cách là một trung gian tài chính thực hiện một trong những
chức năng chủ yếu của mình là tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
sau đó cho ra đối với nền kinh tế. Thông qua các hoạt động cho vay của mình ngân
hàng đã đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nƣớc nói riêng
không chỉ duy trì sản
xuất kinh doanh mà còn tái sản xuất mở rộng.
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề gây khó khăn nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp
là phổ biến và nghiêm trọng. Tín dụng ngắn hạn là hình thức tốt nhất để đáp ứng nhu
cầu vốn lƣu động hoặc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp bởi tính
linh hoạt của nó. Tín dụng ngắn hạn không chỉ còn là nguồn vốn bổ sung nữa mà đã
dần trở thành một nguồn vốn chủ yếu, quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Tín dụng ngắn hạn giúp cho các doanh nghiệp không bỏ lỡ thời

4
vụ làm ăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, quá trình lƣu thông đƣợc
thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội.
Mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lƣợng
sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng…để thực hiện đƣợc
các khoản đầu tƣ đó doanh nghiệp không chỉ cần có vốn lƣu động tạm thời mà còn
phải có một lƣợng vốn cố định và ổn định lâu dài. Qui mô vốn đầu tƣ cho các yêu cầu

trên đôi khi vƣợt quá khả năng vốn của doanh nghiệp. Tín dụng ngắn hạn có thể giúp
cho các doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tƣ mở
rộng sản xuất kinh doanh đó.
Tín dụng ngắn hạn giúp các doanh nghiệp tăng cƣờng quản lý và sử dụng
vốn kinh doanh có hiệu quả
Bản chất của tín dụng ngắn hạn không phải là hình thức cung ứng vốn mà là
hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời hạn qui định. Do đó, các doanh nghiệp sau khi sử
dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh không chỉ cần thu hồi vốn là đủ mà còn phải
tìm ra nhiều biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay
của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới có
thể trả đƣợc nợ và
thu lãi.
Về phía ngân hàng, khả năng thu hồi khoản cho vay phụ thuộc rất lớn vào kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Vì vậy, trƣớc khi cho
vay ngân hàng thƣờng xem xét đánh giá rất kỹ lƣỡng phƣơng án sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có phƣơng án khả
thi, lợi nhuận đủ cao để có thể trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp muốn có
đƣợc vốn vay ngân hàng thì phải hoàn thiện năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thêm vào đó, trong thời hạn hiệu lực của
hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện quy trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát
trong và sau khi cho vay, thông qua việc làm đó ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử
dụng vốn của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng những điều
khoản nhƣ đã thoả thuận trong hợp đồng, sử dụng vốn đúng mục đích để đem lại hiệu
quả cao nhất. Một yếu tố khác là do quyền lợi của ngân hàng luôn gắn chặt với quyền
lợi của khách hàng, nên ngân hàng sẽ sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp để tháo gỡ

5
những khó khăn trong phạm vi cho phép, tƣ vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề có
liên quan, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tín dụng ngắn hạn tác động tích cực đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh

tranh
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự
tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan nhƣ quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh, sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trƣờng,
thoả mãn nhu cầu thị trƣờng trên mọi phƣơng diện, không những thoả mãn về phƣơng
diện giá cả, khối lƣợng, chất lƣợng, chủng loại hàng hoá mà còn đòi hỏi thoả mãn cả
trên phƣơng diện thời gian, địa điểm. Hoạt động của các nhà doanh nghiệp phải đạt
hiệu quả kinh tế nhất định theo qui định chung của thị trƣờng thì mới đảm bảo đứng
vững trong cạnh tranh. Để có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trƣờng, doanh
nghiệp không những cần nâng cao chất lƣợng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế
quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán, mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc
thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi sử dụng vật liệu mới, mở rộng qui mô sản xuất
một cách thích hợp. Những hoạt động này đòi hỏi một khối lƣợng lớn vốn đầu tƣ nhiều
khi vƣợt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp. Giải quyết khó khăn này, doanh
nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn thoả mãn nhu cầu đầu tƣ của mình.
Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị
trƣờng, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn cấp cho các doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lƣợng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp
doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, theo kịp với nhịp độ phát triển chung, từ đó
tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững
chắc trong cạnh tranh.
4. Hình thức
4.1 Căn cứ vào thời hạn
Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 1 năm.
Tín dụng trung hạn là các khản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Dùng để mua
sắm tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời gian
thu hồi vốn nhanh.

6
Tín dụng dài hạn là tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên. Loại tín dụng này

nhằm cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
4.2 Căn cứ vào đối tƣợng
Tín dụng vốn lƣu động : có thời hạn ngắn; là loại vốn vay để hình thành vốn lƣu
động của các tổ chức kinh tế dùng để trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu; chi phí sản
xuất; thanh toán các khoảng nợ bằng hình thức chiết khấu.
Tín dụng vốn cố định: có thời hạn trung và dài hạn, dùng để đầu tƣ tài sản cố
định.
4.3 Mục đích sử dụng vốn
Tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hóa: chủ thể đi vay là doanh nghiệp và các
chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hoàng hóa và lƣu thông hoàng hóa.
Tín dụng tiêu dùng: chủ thể đi vay là cá nhân đáp ứng nhu cầu chi tiêu
4.4 Căn cứ vào chủ thể tham gia
Tín dụng thƣơng mại là quan hệ giữa các doanh nghiệp (cá nhân); hình thức
biểu hiện là bán chịu hàng hóa; công cụ đảm bảo là thƣơng phiếu.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với
doanh nghiệp và các nhân. Ngân hàng đóng vai trò trung gian: vừa là ngƣời đi vay,
vừa là ngƣời cho vay. Hình thức tín dụng là tiền tệ (tiền mặt, bút tệ).
Tín dụng Nhà nƣớc: chủ thể trong quan hệ tín dụng nhà nƣớc là ngƣời đi vay.
Mục đich để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nƣớc. Hình thức tín dụng là tiền tệ. Bao
gồm tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn.
5. Sự giống và khác nhau giữa tín dụng ngắn hạn với trung và dài hạn
Giống nhau là đều dƣới hình thức cho vay vì mục đích lợi nhuận
Khác nhau:
- Vay Ngắn hạn: thời gian vay tối đa là 12 tháng. Loại cho vay này có thời hạn
đến 12 tháng và đƣợc sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh
nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
-Vay Trung hạn: thời gian vay tối đa là 60 tháng (5 năm). Có thời hạn trên
12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn dùng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố
định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất…


7
-Vay Dài hạn: Thời gian vay trên 60 tháng. Có thời hạn trên 5 năm và thời hạn
tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm. Tín dụng dài hạn dùng
để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng nhà ở, phƣơng tiện vận tải có quy
mô lớn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I:
Hoạt động tín dụng có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển
kinh tế. Vì vậy việc mở rộng và phát triển tín dụng là tất yếu khách quan, nhằm tạo
nguồn vốn phục vụ đầu tƣ, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và hệ
thống ngân hàng. Thực hiện chính sách huy động và cho vay vốn tích cực, mạnh mẽ
vừa đảm bảo về khối lƣợng vừa chú trọng hiệu quả chất lƣợng sử dụng vốn đảm bảo
khả năng hoàn trả. Về việc huy động vốn, trƣớc hết cần khẳng định rằng trong điều
kiện thu nhập bình quân theo đầu ngƣời còn thấp nhƣ hiện nay, khả năng tiết kiệm của
ngƣời dân nhìn chung hạn hẹp. Bằng hình thức huy động tiết kiệm phong phú với lãi
suất khá cao, ngân hàng đã thu hút số tiền nhãn rồi khá lớn từ ngƣời dân. Để nền kinh
tế có tăng trƣởnG cao, tín dụng ngân hàng cần đƣợc mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn
có hiệu quả với phƣơng châm không để các dự án đầu tƣ có hiệu quả cao bị thiếu vốn.
Cơ cấu tín dụng cần tiếp tục chuyển dịch có lợi cho đầu tƣ phát triển. Không ngừng
nâng cao chất lƣợng tín dụng, chú ý đến việc cho vay đối tƣợng nông dân và các đối
tƣợng chính sách, mở rộng các hoạt động dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
địa phƣơng.


8
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH MỸ LUÔNG – AN GIANG
2.1 Khái quát về NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông – An Giang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo

quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính Phủ)
về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển nông
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triên nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng
Nhà nƣớc tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết
kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ)
ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Đến ngày 15/11/1996 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN
Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
thành Ngân hàng Nông ngheeipj và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Tên giao dịch trong nƣớc: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development
Tên gọi tắt: AGRIBANK
Logo:
Website: www.agribank.com.vn
Email:
Địa chỉ trụ sở chính: số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân
viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/10/2013, vị thế dẫn

9
đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện:
- Tổngtài sản: trên 671.846 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn: trên 593.648 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dƣ nợ: trên 523.088 tỷ đồng.
- Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi

nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ
đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lƣới dịch vụ ngân hàng
tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống
thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ
thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng
trong và ngoài nƣớc.
 Lịch sử hình thành NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông – An Giang
Trƣớc đây Agribank chi nhánh Mỹ Luông là một phòng giao dịch đƣợc NHNN &
PTNT Việt Nam ký quyết định số 325/QĐ/HĐQT – TCCB về việc sắp xếp điều chỉnh
chi nhánh, phòng giao dịch Mỹ Luông đƣợc nâng cấp thành chi nhánh Mỹ Luông từ
ngày 31/3/2008 và chính thức đi vào hoạt động với tƣ cách là một chi nhánh từ ngày
15/4/2008.
Tên gọi giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Mỹ
Luông – An Giang.
Địa chỉ chi nhánh: Nguyễn Huệ, Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, An Giang
Địa chỉ hội sở: 51B – Tôn Đức Thắng, phƣờng Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, An
Giang.
NHNN & PTNT tỉnh An Giang có 14 chi nhánh loại 3, 12 phòng giao dịch. Trong đó
Agribank chi nhánh Mỹ Luông là một trong những chi nhánh loại 3 chịu sự lãnh đạo
của Agribank tình An Giang.
NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ Luông là đơn vị phụ thuộc NHNN & PTNT Tình An
Giang, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán, hoạch toán kinh tế nội bộ, đƣợc hoạt

10
động theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNN & PTNT Việt Nam ban hành kèm
theo quyết định số 325/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 31/3/2008 của Hội đồng quản trị
NHNN & PTNT Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ
Agribank chi nhánh Mỹ Luông hiện có 2 điểm giao dịch: một điểm giao dịch tại
trung tâm chi nhánh Mỹ Luông và một phòng giao dịch tại Hòa Bình.
Hiện nay Agirbank chi nhánh Mỹ Luông có 24 cán bộ. Phân theo nghiệp vụ:
cán bộ lãnh đạo có 8 ngƣời (gồm Ban giám đốc, trƣởng phó phòng nghiệp vụ), phòng
kế hoạch kinh doanh 5 ngƣời, phòng kế toán ngân quỹ 3 ngƣời, phòng hành chánh
nhân sự 1 ngƣời, phòng giao dịch Hòa Bình 7 ngƣời

















Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNTChi nhánh Mỹ Luông –
AnGiang
(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh Mỹ
Luông)
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
HANH
CHÁNH
NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ
TOÁN &
NGÂN QUỸ
PHÒNG KẾ
HOẠCH &
KINH DOANH
PHÒNG GIAO
DỊCH HÒA
BÌNH

×