Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đáp án cuộc thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn nămVăn hiến và Anh hùng"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.57 KB, 2 trang )

I
Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
Câu 2: Tòa nhà cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
b. Thành Cổ Loa.
Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô
Vương Quyền, tên là gì?
d. Đường Lâm.
Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở
trên cao điểm nào?
b. Núi Nùng.
Câu 5: Những công trình nào trong "Tứ đại khí" nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở Thăng
Long?
a. Tháp Báo Thiên
Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê?
d. Bia Tiến Sỹ.
Câu 8: Ngày 10- 10 - 1954, đại quân ta tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào?
a. Ô Quan Chưởng.
Câu 10: Trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của
đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào?
b. Năm 1972.
Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào?
a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
II
Bạn viết một bài không quá 1.000 từ (theo thể bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng ) của bạn về
những câu mở đầu trong bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi: “Đây hồ Gươm, Hồng Hà, hồ
Tây/ Đây lắng hồn núi sông ngàn năm ”.
Tháng 2/1947, khi những người lính cuối cùng của Trung đoàn Thủ Đô - Quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh - rút quân qua Sông Hồng. Nhìn về Hà Nội, lửa cháy rừng rực đỏ, tiếng pháo
nổ ầm ầm, khói mù mịt, trên mắt tất cả những người lính đều rưng rưng nước mắt cùng ánh
nhìn đầy bi hùng, trong trái tim rỉ máu họ thầm hứa một ngày quay trở về


Trong những người lính đó có một thi nhân - nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Đình Thi. Ông cũng
ngoái nhìn Hà Nội chìm trong lửa khói mà cháy bỏng niềm tin ngày trở về. Đêm dừng chân ở
một ngôi làng, bên cây đàn piano của người đi tản cư gửi lại, những cảm xúc cuồn cuộn tràn
về, những giai điệu đầu tiên của Ca khúc Người Hà Nội vang lên
Vừa mới viết xong, ca khúc đó đã được tất cả những Người Hà Nội hát như chính tiếng trái
tim mình. 60 năm qua, ca khúc và giai điệu Người Hà Nội trở thành bất tử, ngày nào cũng
được ngân lên là nhạc hiệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Giai điệu mở đầu chầm chậm, trầm hùng, lắng đọng như một dòng chảy bất tận: “Đây Hồ
Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô,
đây Hà Nội. Hà Nội mến yêu…”. Những tên gọi thiêng liêng, tự hào mang bóng dáng hồn sông
núi, khí thiêng trời đất của dân tộc. Cả một chiều dài lịch sử Việt Nam cùng huyền thoại dựng
nước, giữ nước đầy máu và nước mắt, in dấu thời gian trên từng viên gạch nhỏ Hà Nội, từng
hạt bụi phủ mờ rêu mái phố…
“Hà Nội đẹp sao; ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm
lòng…”. Hà Nội ảo huyền với những hàng cây lả lướt soi bóng nước mặt hồ trong xanh lăn
tăn gợn sóng. Hà Nội bốn mùa hoa, ướp thơm cả trời đêm, trăng, sao cho quấn quít bước chân
những đôi tình nhân, cho ngọt môi hôn tình yêu. Hà Nội sương khói mê hoặc với bao truyền
thuyết đậm dấu cổ tích nơi kinh thành xưa. “Hà Nội đẹp sao…”. Chỉ có thể chìm đắm vào
từng nốt nhạc để cảm nhận cái đẹp của Hà Nội bằng cảm xúc chính ngay trong tâm hồn mình

×