Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Doanh nghiệp được góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 7 trang )

Doanh nghiệp được góp vốn và
nhận góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng nhãn hiệu

Doanh nghiệp được góp vốn và nhận góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu
Trước tình trạng thiếu văn bản pháp lý quy định cụ thể việc cho
phép các tổ chức, cá nhân được góp vốn và nhận góp vốn bằng
giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu (GTQSDNH), Bộ Tài chính đang
gấp rút soạn thảo thông tư hướng dẫn vấn đề này. Đây là cơ chế
rất sát sườn, bởi nhiều DN đã và đang nhận và góp vốn nhưng
chưa biết hạch toán khấu hao tài sản cố định mang tính chất vô
hình này như thế này.
heo dự thảo thông tư của Bộ Tài chính, đối tượng áp
dụng việc nhận, góp vốn bằng GTQSDNH là các tập
đoàn, tổng công ty, DN, tổ chức có giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu. Bên góp vốn tự thỏa thuận với nhau về các điều
khoản, độc quyền sử dụng nhãn hiệu; quyền kinh doanh dịch vụ,
hàng hóa tương ứng để sử dụng nhãn hiệu. Thời hạn góp vốn
không vượt quá thời hạn bảo hộ mà pháp luật quy định đối với
nhãn hiệu đó. Trong thời hạn góp vốn bằng GTQSDNH, đơn vị có
nhãn hiệu sẽ không được phép chuyển nhãn hiệu cho tổ chức, cá
nhân khác.
Đối với bên góp vốn, GTQSDNH góp vốn được ghi nhận là một
khoản đầu tư, nhưng giá trị đó không được phản ánh tăng tài
T
sản, vốn chủ sở hữu. Do đó, bên góp vốn có trách nhiệm mở sổ
theo dõi riêng ngoài bảng cân đối kế toán đối với phần
GTQSDNH đã đầu tư tham gia góp vốn, thực hiện quyền, nghĩa
vụ theo hợp đồng góp vốn. Hàng quý, năm bên góp vốn có quyền
được chia cổ tức, lãi - lỗ từ phần vốn góp, sau đó thực hiện đầy


đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước. DN sẽ được hạch toán vào thu
nhập của đơn vị.
Đối với bên nhận góp vốn bằng GTQSDNH thì được phép ghi
tăng tài sản dài hạn khác, ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu trên
bảo cân đối kế toán của DN, lấy đó là cơ sở để thực hiện phân
chia lợi nhuận, trách nhiệm, chi trả cổ tức theo tỷ lệ tham gia góp
vốn. Điều đặc biệt trong quy chế này là, DN nhận góp vốn sẽ
không được trích khấu hao đối với phần vốn góp bằng
GTQSDNH và không được pháp hành cổ phiếu tương ứng với
giá trị nhãn hiệu nhận góp vốn.
Theo phân tích của các chuyên gia thì, quy định như trong dự
thảo thông tư của BTC đang đưa ra lấy ý kiến hiện nay còn quá
sơ sài, rất rễ nảy sinh trường hợp nhiều DN, nhất là các tập đoàn
kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước có thương hiệu
mạnh sẽ bị lạm dụng, đem góp vốn tùy tiện, dẫn đến gây thất
thoát giá trị tài sản, thậm chí là làm hỏng hình ảnh, giá trị thương
hiệu của DN. Đại diện một tổng công ty nhà nước có thương hiệu
khá nổi tiếng lý giải, thực tế giá trị thương hiệu là loại tài sản rất
khó xác định chính xác, bản thân DN có thương hiệu cũng rất khó
kiểm soát, định giá được thương hiệu của chính mình. Chính vì
thế, nếu không có quy định nghiêm ngặt thì cả người góp vốn và
nhận góp vốn sẽ rất dễ mặc cả, "đi đêm" với nhau khi thực hiện
các hợp đồng góp vốn bằng GTQSDNH.
Một mối lo ngại khác, đó là tình trạng, nếu một DN mới thành lập,
sản phẩm, dịch vụ chưa được người tiêu dùng quan tâm, biết đến
nhưng khi được khoác lên mình "chiếc áo" có thương hiệu nổi
tiếng của DN góp vốn thì đương nhiên giá trị hàng hóa, dịch vụ sẽ
tăng lên rất nhiều. Nhưng, trường hợp một thương hiệu lớn, có
tên tuổi mà đem đi góp vốn tràn lan vào cả những lĩnh vực không
phải là thế mạnh, không kiểm soát được DN sản xuất, dịch vụ

nhận góp vốn của mình, để họ làm giả, làm nhái hàng hóa, dịch
vụ thì tất yếu giá trị thương hiệu sẽ bị pha loãng, thậm chí bị làm
xấu đi, thập chí làm thất thoát tài sản thương hiệu của DN khi
thương hiệu đó bị gắn với DN kinh doanh kém hiệu quả, chất
lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng không đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị, các quy định, tiêu chuẩn,
điều khoản trong quy định góp, nhận vốn góp, phải được cụ thể
hóa một cách chặt chẽ. Các cam kết về tiêu chuẩn, điều kiện sử
dụng nhãn hiệu, logo, hình ảnh, kích thước, mẫu biểu trưng, biểu
tượng của từng thương hiệu cần được chi tiết hóa, từ đó cơ quan
quản lý mới có thể giám sát chặt chẽ việc góp vốn và nhận góp
vốn đối với các thương hiệu thuộc sở hữu nhà nước, đặc biệt là
các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước. Đồng thời, việc
quy định các tiêu chí, quy chuẩn chặt chẽ cũng sẽ tạo điều kiện
giám sát việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của bên nhận
góp vốn, để tránh bị lợi dụng, từ đó làm giả, làm nhái hàng hóa,
gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng./.

×