Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra văn 7 kì 2+ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.01 KB, 2 trang )

Đề bài
I/ TIẾNG VIỆT ( 2 điểm ):
Câu 1 ( 1 điểm ): Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ.
Câu 2 ( 1 điểm ): Tìm các trạng ngữ trong câu sau đây và cho biết ý nghĩa
của trạng ngữ đó trong câu:
a. Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp.
b. Để làm vui lòng cha mẹ, Lan luôn cố gắng trong học tập.
II/ NGỮ VĂN ( 2 điểm ) :
Câu 1( 1,5 điểm): Tìm và giải thích các thành ngữ, tục ngữ trong đoạn
lời ca sau:
a) Giống phượng giống công,
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
b) Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
( Trích vở chèo Quan Âm Thị Kính )
Câu 2( 0,5 điểm ): Em hiểu thế nào là "Oan Thị Kính " ?
III/ TẬP LÀM VĂN ( 6 điểm ):
Chân lý " Đoàn kết là sức mạnh " đã được nhân dân Việt Nam thể hiện
bằng hình ảnh trong câu ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hãy chứng minh chân lý ấy trong thực tế đời sống (trong lao động, trong
chiến đấu, trong học tập - rèn luyện).
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7
I/ TIẾNG VIỆT:
Câu 1( 1đ ): Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
Ví dụ: - Buổi sáng. ( Nêu thời gian )
- Ôi chao! ( Bộc lộ cảm xúc)

Câu 2( 1đ ): Các trạng ngữ là : a. Đêm qua; Sáng nay ( Xác định thời gian ).


b. Để làm vui lòng cha mẹ (trạng ngữ chỉ mục
đích )
II/ NGỮ VĂN:
Câu 1(1,5đ) : - Các thành ngữ, tục ngữ ( 0,5đ ):
+ Giống phượng giống công
+ Mèo mả gà đồng
+ Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
- Giải thích đúng từng câu ( 1đ ):
+ Dòng dõi sang trọng, quyền quý, đẹp đẽ.
+ Những kẻ trộm cắp, sống bạt mạng, lang thang, không đứng đắn
gặp nhau. + Rau nào sâu ấy, dòng nào giống ấy, không thể lẫn
lộn được.
Câu 2(0,5đ) : Oan Thị Kính là nỗi oan cùng cực, không có cách nào thanh minh, oan
giải.
III/ TẬP LÀM VĂN :
Mở bài (1đ ): Nêu được luận đề Sức mạnh của sự đoàn kết.
Thân bài(4đ): Trình bày được các luận điểm và dẫn chứng:
- Sức mạnh vô địch của đoàn két trong lao động ( dẫn chứng: đắp đê
chống lụt, xây dựng công trình thuỷ lợi ).
- Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm ( dẫn
chứng từ các cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm ở nước ta).
- Sức mạnh đoàn kết trong học tập, rèn luyện bản thân( dẫn chứng).
Kết bài(1đ ):
- Bài học đoàn kết đối với học sinh; tránh làm mất đoàn kết, đoàn kết một
chiều, không đẩy mạnh phê bình và tự phê bình, thân ái nhưng nghiêm khắc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×