Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tuan 35+36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.62 KB, 22 trang )

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 28. Tiết 129
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã
học.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học thực hiện các bài tập.
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Học và ôn bài theo yêu cầu.
III. Phương pháp:
Vấn đáp, thực hành.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Khởi động: (3’)
*Kiểm tra:
CH:- Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói?
TL:- Gồm 4 kiểu câu: Câu trần thuật; câu nghi vấn; câu cầu khiến; câu cảm thán.
*Giới thiệu bài:
Tiết trước chúng ta đã ôn tập về một số kiểu câu, tiết học hôm nay chúng ta đi ôn
tập tiếp về phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (37’)
HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức
HĐ 1: Lý thuyết
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các phép biến đổi câu, các phép tu từ đã học
*Thời gian: 20’
*Cách tiến hành:


+ Rút gọn câu là gì?
+ Rút gọn câu nhằm mục đích gì?
+ Thêm trạng ngữ cho câu để làm gì?
+ Trạng ngữ trong câu có công dụng gì?
+ Việc tách trạng ngữ thành câu riên có tác
dụng như thế nào?
+ Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng
câu?
+ Các trường hợp nào thì dùng cụm chủ vị để
mở rộng câu?
I. Các phép biến đổi câu
1. Thêm, bớt thành phần câu.
a. Rút gọn câu. (Ghi nhớ SGK-15)
b. Mở rộng câu.
- Thêm trạng ngữ cho câu
(Học ghi nhớ SGK-39)
(Học ghi nhớ SGK-46)
(Học ghi nhớ SGK-47)
- Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
(Học ghi nhớ SGK-68)
(Học ghi nhớ SGK-69)
+ Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động?
+ Kể tên các cách chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động?
+ Thế nào là điệp ngữ, tác dụng, các dạng
điệp ngữ?
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện
pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm

nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như
vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại
gọi là điệp ngữ.
- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách
quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp
(điệp ngữ vòng).
+ Liệt kê là gì? Kể tên các kiểu liệt kê?
2. Chuyển đổi kiểu câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị
động.
(Ghi nhớ SGK- 57)
(Ghi nhớ SGK- 58)
(Ghi nhớ SGK- 64)
II. Các phép tu từ đã học.
1. Điệp ngữ.
(Học SGK-152-tập I)
2. Liệt kê.
(Học SGK-105-tập II)
HĐ 2: Luyện tập.
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hiện các bài tập
*Đồ dùng: Bảng phụ
*Thời gian: 15’
*Cách tiến hành:
- Xác định câu rút gọn trong đoạn đối thoại
sau và cho biết thành phần nào được rút gọn
Hoa và Lan đang rảo bước đến trường bỗng
Lan hỏi:
- Này, chiều đi học Toán không?
- Có
- Đi thì gọi tớ nhé!

- Ừ
- Hãy lấy ví dụ một số câu rút gọn
Học sinh thực hiện bài tập 1 trang 106 SGK.
Bài tập 1.
- Cả 4 câu đều rút gọn
+ Câu 1: rút gọn chủ ngữ
+ Câu 2: rút gọn chủ ngữ, vị ngữ
+ Câu 3: Rút gọn chủ ngữ
+ Câu 4: Rút gọn chủ ngữ, vị ngữ
Bài tập 2.
- Thương nhau như thể thương thân
- Hai, ba người đuổi theo nó. Rồi bốn,
năm, sáu người
Bài tập 3. Trong bài “ Tinh thần yêu
nước của nhân dân ta” tác giả dùng
biện pháp liệt kê để diễn tả
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước ….
Tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sống vô cùng mạnh mẽ, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và
cướp nước
- Lòng tự hào về truyền thống lịch sử:
chúng ta có quyền tự hào về những
trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng,, bà
Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung…
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng
lớp nhân dân đứng lên đánh Pháp. Từ
cụ già tóc bạc … quyên góp ruộng

đất… chính phủ
3. Tổng kết và HD học bài: (7’ )
*Tổng kết:
GV hệ thống kiến thức đã ôn tập trong 2 tiết qua sơ đồ.
Các kiểu câu đơn
Phân loại theo cấu tạo Phân loại theo mục đích nói
Câu TT Câu CK Câu NV Câu CT Câu BT Câu ĐB
Các dấu câu
Dấu chấm Dấu phẩy Dấu chấm phẩy Dấu chấm lửng Dấu gạch ngang
Các phép biến đổi câu
Thêm bớt thành phần câu Chuyển đổi kiểu câu
Câu rút gọn Mở rộng câu Chuyển đổi câu chủ động
Thành câu bị động
Thêm trạng ngữ Dùng cụm C-V để
mở rộng câu
Các phép tu từ cú pháp
Điệp ngữ Liệt kê
*HD học bài:
- Học bài theo nội dung vừa ôn.
- Chuẩn bị bài: Văn bản báo cáo.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 30. Tiết 130
VĂN BẢN BÁO CÁO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản báo cáo. Mục đích, yêu cầu nội dung và
cách viết văn bản này.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng chuẩn bị và biết viết văn bản báo cáo đúng.

3. Giáo dục:
- Ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập và viết báo cáo.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk + sgv, mẫu một số loại báo cáo
- Học sinh: soạn bài
III. Phương pháp:
Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH: - Nêu dàn mục của văn bản đề nghị?
TL: - SGK trang 126.
*Giới thiệu bài:
Văn bản báo cáo là một loại trong văn bản hành chính. Văn bản báo cáo có đặc
điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức
HĐ 1: Đặc điểm của văn bản báo cáo
*Mục tiêu: Nhận biết được một đặc điểm chủ yếu của báo cáo về nội dung, hình thức.
*Đồ dùng: Mẫu 1 số loại báo cáo
*Thời gian: 12’
*Cách tiến hành:
Gọi hai học sinh đọc bài tập sgk 133+134
Viết báo cáo để làm gì
+ Báo cáo cần chú ý những yêu cầu gì về nội
dung?
+ Yêu cầu về hình thức của báo cáo?
+ Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo
cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp em?
- Báo cáo tổng kết thi đua

- Báo cáo tổng kết lớp
- Báo cáo về thành tích cá nhân
+ Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì về
1. Bài tập
2. Nhận xét
- Viết báo cáo để tổng hợp, trình bày
về tình hình , sự việc và các kết quả
đạt được của cá nhân hay tập thể
- Về nội dung: Cần chú ý:
+ Báo cáo của ai
+ Báo cáo với ai
+ Báo cáo về việc gì
+ Kết quả như thế nào
- Hình thức: trình bày trang trọng, rõ
ràng, sáng sủa theo một số mục quy
định
mục đích, nội dung, hình thức?
- Báo cáo thường tổng hợp, trình bày về tình
hình, sự việc và các kết quả đạt được
- Trình bày trang trọng, rõ ràng
HĐ 2: Cách làm văn bản báo cáo
*Mục tiêu: Nhận biết được cách thức làm một bản báo cáo.
*Thời gian: 14’
*Cách tiến hành:
Theo dõi hai văn bản báo cáo sgk
+ Các mục trong báo cáo trình bày theo trình tự
nào?
+ Hai báo cáo trên có gì giống và khác nhau
- Giống: các mục, trình tự
- Khác: nội dung báo cáo

+ Qua hai bài tập, hãy rút ra cách làm văn bản
báo cáo?
+ Dàn mục của một báo cáo?
Học sinh đọc (sgk)
Gv nhấn mạnh nội dung
Học sinh đọc lưu ý (2 em)
Học sinh đọc ghi nhớ
GV chốt lại.
1. Cách làm văn bản báo cáo
Bài tập
- Quốc hiệu
- Địa điểm, ngày tháng năm
- tên báo cáo
- Nơi nhận báo cáo
- Người , tính chất, T
2
viết báo cáo
- Lí do, sự việc, kết quả đạt được
- Kí tên
2. Dàn mục của một báo cáo
Học SGK 135
3. Lưu ý
* Ghi nhớ (SHK- 136)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết để sưu tầm và phân tích một số mẫu báo cáo.
*Thời gian: 12’
*Cách tiến hành:
Học sinh sưu tầm. Trình bày trước lớp
Chỉ rõ các mục
Học sinh đọc, xác định yêu cầu

Làm bài
Thảo luận nhóm bàn 3
phút
Báo cáo
Gv kết luận
1. Bài 1: Sưu tầm và giới thiệu trước
lớp một văn bản báo cáo nào đó
2. Bài 2: Nêu và phân tích các lỗi
cần tránh khi viết văn bản báo cáo
- Trình bày không trang trọng, rõ
ràng
- Thiếu mục hoặc không đảm bảo
các mục
- Nội dung báo cáo chung chung,
thiếu số lượng cụ thể
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
Văn bản báo cáo là gì?
Dàn mục văn bản báo cáo
*HD học bài:
- Học thuộc ghi nhớ, lưu ý, dàn mục
-Luyện viết văn bản báo cáo
- Soạn: Luyện tập văn bản đề nghị, báo cáo
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 31. Tiết 131
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức lý thuyết về văn bản đề nghị, báo cáo.

- Thông qua đó học sinh biết cách xác định các tình huống viết văn bản hoặc văn
bản đề nghị, biết cách viết hai loại văn bản theo đúng các mẫu quy định.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện các tình huống để viết văn bản báo cáo, đề nghị.
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác, chấp hành kỷ luật.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk, một số văn bản mẫu
- Học sinh: sưu tầm văn bản, viết văn bản báo cáo
III. Phương pháp:
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH: - Dàn mục của một bài báo cáo như thế nào?
TL: - SGK trang 135.
*Giới thiệu bài:
Để khắc sâu kiến thức và kĩ năng văn bản báo cáo và đề nghị, chúng ta cùng
học bài hôm nay
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (37’)
HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức
HĐ 1: Ôn tập lí thuyết
*Mục tiêu: - Củng cố kiến thức lý thuyết về văn bản đề nghị, báo cáo.
- Thông qua đó học sinh biết cách xác định các tình huống viết văn bản
hoặc văn bản đề nghị, biết cách viết hai loại văn bản theo đúng các mẫu quy định.
*Đồ dùng: Mẫu văn bản đề nghị, báo cáo.
*Thời gian: 37’
*Cách tiến hành:
+ Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản
báo cáo có gì khác nhau?
+ Văn bản đề nghị và báo cáo có nội dung

1. Mục đích viết văn bản đề nghị và
báo cáo
- Văn bản đề nghị: gửi lên cá nhân và
tổ chức có thẩm quyền nhằm đề nghị,
giải quyết một yêu cầu, một nguyện
vọng nào đó
- Văn bản báo cáo được viết ra để
trình bày một cách tổng hợp về tình
hình sự việc và kết quả đạt được của
một cá nhân hay tập thể nhằm giúp
cho cấp trên hoặc cơ quan liên quan
nắm được tình hình sự việc
2. Nội dung
khác nhau như thế nào?
+ So sánh hình thức của hai văn bản này?
+ Cần tránh sai sót gì khi viết hai văn bản
này?
+ Những điểm cần chú ý khi thực hiện hai
loại văn bản trên?
- Đề nghị: trình bày yêu cầu, nguyện
vọng của người viết xin được giải
quyết vấn đề gì
- Báo cáo: trình bày , tổng hợp tình
hình và kết quả với đầy đủ số liệu cụ
thể
3. Hình thức
- Giống: Trình bày trang trọng, sáng
sủa theo một số mục quy định
- Khác: tên văn bản, nội dung
4. Khi viết cả hai loại văn bản cần

tránh
- Trình bày thiếu sạch sẽ, rõ ràng
- Lời văn rườm rà
- Thiếu hoặc không đảm bảo trình tự
các mục
- Nội dung chung chung
5. Chú ý:
- Người gửi, người nhận, nội dung
chính của văn bản
- Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề
xin giải quyết
- văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình
hình và kết quả đạt được
3. Tổng kết và HD học bài: (3’ )
*Tổng kết:
Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học.
*HD học bài:
Ôn lại nội dung lý thuyết đã học của hai bài trên.
Làm các bài tập trong SGK.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 31. Tiết 132
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức đã học học sinh biết cách xác định các tình huống viết văn bản
hoặc văn bản đề nghị, biết cách viết hai loại văn bản theo đúng các mẫu quy định.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện các tình huống để viết văn bản báo cáo, đề nghị viết được một số văn
bản đơn giản.

3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác, chấp hành kỷ luật.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk, sưu tầm một số mẫu văn bản.
- Học sinh: sưu tầm văn bản, viết văn bản báo cáo
III. Phương pháp:
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH: - Dàn mục của một bài báo cáo như thế nào?
TL: - SGK trang 135.
*Giới thiệu bài:
Để khắc sâu kiến thức và kĩ năng văn bản báo cáo và đề nghị, chúng ta cùng
học bài hôm nay
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (37’)
HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức
HĐ 1: Luyện tập
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản đề nghị, báo cáo để thực hiện được
các bài tập theo yêu cầu.
*Đồ dùng: Văn bản mẫu
*Thời gian: 37’
*Cách tiến hành:
Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
Nêu yêu cầu bài tập
Nêu một tình huống thường gặp trong cuộc
sống phải viết văn bản đề nghị và một tình
huống phải viết báo cáo
Học sinh viết. Tổ 1+2 viết đề nghị,
Tổ 3: viết báo cáo
Trình bày trước lớp

Học sinh nhận xét.Gv sửa chữa, bổ sung
1. Bài 1(138) Nêu một tình huống
thường gặp trong cuộc sống phải
viết văn bản đề nghị và một tình
huống phải viết báo cáo
a. Cửa chính của lớp bị hỏng khoá
đề nghị nhà trường cho sửa chữa kịp
thời để đảm bảo tài sản lớp
b. Viết báo cáo về kết quả đợt thi
đua chào mừng ngày 30-4 và 1-5
2. Bài 2: Từ hai tình huống trên viết
một văn bản đề nghị và một văn bản
báo cáo
Học sinh đọc bài tập 3. Xác định yêu cầu
Thảo luận nhóm 5
phút
Báo cáo .Nhận xét
Gv sửa chữa
3. Bài 3: Chỉ ra những chỗ sai trong
các tình huống sử dụng văn bản sau:
a. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn
một số học sinh đã viết báo cáo xin
nhắc nhà trường miễn học phí
b. Thầy cô giáo chủ nhiệm cần biết
những công việc tập thể lớp đã làm
để giúp đỡ các gia đình thương binh
liệt sỹ và bà mẹ VN anh hùng. Một
học sinh thay mặt cả lớp viết giâấ đề
nghị cho thầy cô giáo chủ nhiệm về
những việc làm trên

c. Cả lớp đều khâm phục tinh thần
giúp đỡ các gia đình thương binh liệt
sỹ của bạn H. Bạn ấy xứng đáng là
cháu ngoan bác hồ. Lớp trưởng thay
mặt cả lớp viết đơn xin ban giám
hiệu nhà trường biểu dương, khen
thưởng bạn H
Giải
- Cả ba trường hợp không phù hợp
a. Viết văn bản đề nghị
b. Viết văn bản báo cáo
c. Viết văn bản đề nghị
3. Tổng kết và HD học bài: (3’ )
*Tổng kết:
- Giáo viên hệ thống lại nội dung của cách viết văn bản đề nghị, báo cáo và một số
yêu cầu cần lưu ý.
*HD học bài:
- Ôn lí thuyết, làm bài tập các hoàn chỉnh
- Chuẩn bị: Ôn tập văn học
- Yêu cầu đọc kỹ nội dung yêu cầu bài ôn tập và trả lời các câu hỏi.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 31. Tiết 133
ÔN TẬP VĂN HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tái hiện lại nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của
từng cụm bài, đặc trưng thể loại của các văn bản và sự giàu đẹp của tiếng việt thể
hiện trong các văn bản đã học
2. Kỹ năng:

- So sánh, hệ thống hoá, đọc thuộc lòng bài thơ, lập bảng hệ thống phân loại
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống hóa kiến thức văn học trong chương trình.
- Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III, Phương pháp:
Hệ thống, so sánh, vấn đáp
IV. Các bước lên lớp
1. Khởi động: (2’)
*Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
*Giới thiệu bài:
Chúng ta đã học xong phần Văn học lớp 7. Để củng cố kiến thức, chúng ta
cùng ôn tập lại chương trình đã học.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (41’)
HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức
HĐ 1: Ôn tập
*Mục tiêu: Kể lại tên các văn bản đã học, nhận biết được một số nội dung cơ bản về các
tác phẩm và thể loại văn học.
*Thời gian: 26’
*Cách tiến hành:
+ Hãy kể tên những tác phẩm đã học trong
chương trình Ngữ văn 7?
- Học sinh kể: học kì I: 24
học kì II: 10
+ Nêu khái niệm ca dao – dân ca?
+ Phân biệt ca dao, dân ca?
+ Tục ngữ là gì?
+ Em hiểu thế nào là thơ trữ tình?
1. Một số tác phẩm đã học, đọc.
2. Một số thể thơ, truyện

a. Ca dao dân ca
- Thơ ca dân gian: là những bài thơ bài hát trữ
tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác,
biểu diễn và truyền miệng từ đời này sang đời
khác
b. Tục ngữ
- Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định ,
có nhịp điều, hình ảnh thể hiện những k/v của
nhân dân về mọi mặt cuộc sống
c. Thơ trữ tình
- Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng
cảm xúc trực tiếp của người sáng tác
+ Thơ trữ tình trung đại VN gồm những thể
loại nào?
+ Thể thất ngôn tứ tuyệt có đặc điểm gì?
+ Đó là những tình cảm nào? Lấy ví dụ?
+ Tục ngữ nêu lên những kinh nghiệm gì
của nhân dân?
+ Giá trị tư tưởng, tình cảm trong các bài
thơ, đoạn thơ Việt Nam, Trung Quốc?
- Thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô
đọng, mang tính cách điệu cao
* Thơ trữ tình trung đại VN
- Đường luật: Thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ
tuyệt
- VN: lục bát, song thất lục bát, 4 tiếng học tập
từ ca dao dân ca
* Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 4 câu, mỗi câu 7 tiếng
- Kết cấu: khai, thừa, chuyển, hợp

- Nhịp: 4/3; 2/2/3
- Vần chân
* Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật
- 4 câu, mỗi câu 5 tiếng
- Vần bằng , trắc
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3
* Thất ngôn bát cú
- 8 câu mỗi câu 7 tiếng
- Vần bằng trắc, chân
- Kết cấu: đề, thực, luận, kết
- Luật: nhất tam tứ bất luận, nhị tứ lục phân
minh
- Câu 3-4, 5-6 đối
* Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc kết cấu cặp, 1 câu 6, một câu
8
- Vần bằng, vần lưng
- Nhịp 2/2/2/2 hoặc 3/3 4/4 2/4/2
* Song thất lục bát
- 2 câu 7, 1 câu 6, 1 câu 8 -> một khổ
d. Truyện ngắn hiện đại
- Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài
- kể linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn
tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể,
nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột
* nghệ thuật: tương phản
Tăng cấp: thường đi cùng tường phản tăng dần
về cường độ, chất lượng, tốc độ, số lượng, màu
sắc, âm thanh
3. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các

bài ca dao – dân ca
- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận,
buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, châm biếm,
hài hước, dí dỏm, đả kích
4. Những kinh nghiệm của nhân dân được
thể hiện trong tục ngữ
- Kinh nghiệm về thiên nhiên , thời tiết
- kinh nghiệm về lao động, sản xuất
- Kinh nghiệm về con người, xã hội
5. Giá trị tư tưởng, tình cảm trong các bài
thơ đoạn thơ VN và TQ
-Lòng yêu nước và tự hào dân tộc
- ý chí bất khất, kiên quyết đánh bại quân xâm
lược
- Tình yêu nhân dân, nỗi nhớ, mong quê, ngỡ
ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên
- Tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ
chung sâu sắc
6. Giá trị chủ yếu về tư tưởng
- Nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi đã học
(trừ văn nghị luận)
STT Nhan đề( tác giả) Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuât
1 Cổng trường mở ra- Lí Lan
Lòng mẹ thương con vô bờ,
mong con học giỏi nên
người
-> tình thương của mẹ trong
đêm trước ngày khai giảng
của con

Tâm trạng người mẹ được thể
hiện chân thực, nhẹ nhàng mà
cảm động , sâu sắc
2
Mẹ tôi – Et-môn đô đơ
Amixi
- Tình yêu thương kính
trọng cha mẹ là tình cảm
thiêng liêng. Thật xấu hổ và
nhục nhã cho kẻ nào trà đạp
lên tình cảm đó.
- Lời lẽ nghiêm khắc, thấm
thía, đích đáng khiến cho
người con ăn năn, hối lỗi
3
Cuộc chia tay của những
con búp bê – Khánh Hoài
- Tình cảm gia đình là vô
cùng quý giá và quan trọng
- Bậc cha mẹ hãy vì hạnh
phúc con cái mà tránh
những cuộc chia tay
- Qua cuộc chia tay của những
con búp bê -> đặt ra vấn đề
một cách nghiêm túc và sâu
sắc
4
Sống chết mặc bay –
Phạm Duy Tốn
- Lên án tên quan phủ vô

trách nhiệm gây nên tội ác
khi làm nhiệm vụ hộ đê
- Cảm thông với nỗi khổ của
nhân dân vì đê vỡ
- Tương phản
- Tăng cấp
5
Những trò lố hay là Varen
và Phan Bội Châu – NAQ
- Đả kích toàn quyền Varen
đầy âm mưu thủ đoạn, thất
bại đáng cười trước Phan
Bội Châu.Ca ngợi người anh
hùng kiên cường
- Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính
- Xây dựng nhân vật đối lập
6 Một thứ quà của lúa non:
Cốm - Thạch Lam
- Ca ngợi miêu tả vẻ đẹp và
giá trị của một thứ quà quê
đặc sản mà quen thuộc của
người Việt Nam
-Cảm giác tinh tế, trữ tình,
đậm đà, trân trọng nâng niu
- Bút kí, tuỳ bút
7
Sài Gòn tôi yêu – Minh
Hương
- Tình cảm sâu đậm của tác
giả đối với Sài Gòn qua sự

gắn bó lâu bền, am hiểu
tường tận và cảm nhận tinh
tế về tác phẩm này
- bút kí, kể, tả , giói thiệu và
biểu cảm kết hợp khéo léo ,
nhịp nhàng
- Lời văn giản dị
8 Mùa xuân của tôi – Vũ
Bằng
Vẻ đẹp độc đáo của mùa
xuân miền Bắc và Hà Nội
qua nỗi buồn lòng của người
con xa xứ
Hồi ức trữ tình, lời văn giàu
cảm xúc, chất thơ, nhẹ êm và
cảm động ngọt ngào
9
Ca Huế trên sông Hương –
Giới thiệu ca Huế - sinh hoạt
và thú vui văn hoá tao nhã ở
Văn bản giới thiệu thuyết
minh mạch lạc, giản dị
Hà Ánh Minh cố đô
HĐ 2: Luyện tập
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
*Thời gian: 15’
*Cách tiến hành:
HS đọc bài tập 7-SGK-129
Nêu yêu cầu
HS thực hiện

Báo cáo kết quả
GV nhận xét, chốt lại
HS đọc bài tập 8-SGK-129
Nêu yêu cầu
HS thực hiện
Báo cáo kết quả
GV nhận xét
HS đọc bài tập 9-SGK-129
Nêu yêu cầu
HS thực hiện
Báo cáo kết quả
1. Tiếng Việt của chúng ta vô cùng giàu đẹp
- Tiếng giàu chất nhạc
- Dồi dào về từ vựng, uyển chuyển về ngữ pháp, phong
phú về hình thức diễn đạt, thoả mãn nhu cầu đời sống
đủ khả năng diễn đạt đời sống và tâm hôn con người
Việt
2. Những điểm chính về ý nghĩa của văn chương
- Nguồn gốc văn chương là lòng thương người mà rộng
ra là thương muôn vật, muôn loài không có tình cảm
với con người , cuộc sống thì không có văn chương
- Văn chương là hình ảnh của cuộc sống, văn chương
sáng tạo ra sự sống
- Làm cho tâm hồn con người phong phú, trong sáng và
nhân đạo hơn
-> cuộc sống con người không thể thiếu văn chương
3. Việc học phân tiếng việt và tập làm văn theo
hướng tích hợp có nhiều lợi ích cho việc học văn. Nó
có tác dụng gắn lí luận với thực tiễn, lí thuyết với
thực hành

Kiến thức về tiếng việt và tập làm văn là phương tiện để
tìm hiểu sâu sắc hơn văn
3. Tổng kết và HD học bài: ( )
*Tổng kết:
Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức tiết ôn tập.
*HD học bài:
- Học thuộc các nội dung ôn tập đặc biệt câu 6, làm câu 9 ( sgk)
- Soạn: Ôn tập tập làm văn, trả lời câu hỏi sgk trong phần ôn tập
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 31. Tiết 134
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm
- Nhận biết được các biện pháp nghệ thuật trong văn bản biểu cảm và tác dụng của
nó.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức cào trong viết bài làm văn.
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác, nghiêm túc trong ôn tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk+sgv
- Học sinh: ôn kiến thức văn biểu cảm
III. Phương pháp:
- Hệ thống, so sánh, vấn đáp.
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (2’)
*Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của học sinh.
*Giới thiệu bài:

Để giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức về văn biểu cảm chúng ta cùng ôn
tập chương trình Tập làm văn đã học.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (40’)
HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức
HĐ 1: Văn biểu cảm
*Mục tiêu: Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã học về văn biểu cản.
*Thời gian: 40’
*Cách tiến hành:
+ Kể tên các bài văn biểu cảm đã học và đọc
ở lớp 7?
1. Các bài văn biểu cảm ở lớp 7
- Cổng trường mở ra
- Trường học
- Mẹ tôi
- Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Nhỏ thầy Song An Hoàng Ngọc Phác
- Thư cho một người bạn để bạn hiểu về
đất nước mình
- Hoa học trò
- Tản văn Mai Văn Tạo
- Cây sấu Hà Nội
- Sấu Hà Nội
- Trích “ Người ham chơi” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường
- Trích “Những tấm lòng cao cả”
- Tấm gương
+ Chọn trong các bài đó một bài em thích
nhất và cho biết văn biểu cảm có đặc điểm
gì?

+ Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong
văn bản biểu cảm?
+ Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng
ngưỡng mộ, ca ngợi các em phải nêu lên
được điều gì?
+ Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi các phương
tiện tu từ như thế nào? Lấy ví dụ ở bài “ sài
gòn tôi yêu” và “mùa xuân của tôi”
- Trích “ cây tre VN” của Thép Mới
- Trích “Mõm lũng cú tột bắc” của
Nguyễn Tuân
- Trích “ Cỏ dại” của Tô Hoài
- Quà bánh tuổi thơ
- Trích “Tuổi thơ im lặng” của Duy
Khánh
- Kẹo mầm
- Cảm nghĩ về một bài ca dao
- Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Sài Gòn tôi yêu
- Mùa xuân của tôi
2. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Văn biểu cảm ( trữ tình) là văn bản viết
ra nhằm biểu đạt tình cảm , cảm xúc , sự
đánh giá của con người đối với thế giới
xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm
nơi người đọc
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là
những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng
nhân văn và phải là tình cảm chân thực
của người viết thì mới có giá trị

- Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt
một tình cảm chủ yếu
- Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng
những hình ảnh có ý ẩn dụ tượng trưng
hoặc bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi
niềm cảm xúc trong lòng
- Bài vắn biểu cảm thường có bố cục ba
phần
3. Yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong
văn biểu cảm có vai trò khơi gợi tình cảm
- Văn biểu cảm sử dụng hai loại yếu tố
này như những phương tiện trung gian để
truyền cảm chứ không phải nhằm mục
đích miêu tả phong cảnh hay kể lại sự
việc
4. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu,
lòng ngưỡng mộ, ngợi ca…. cần nêu
được vẻ đẹp, nết đáng yêu, trân trọng,
kính phục… của sự vật, hiện tượng, con
người. Đối với con người phải nêu rõ tính
cách cao thượng của họ.
5. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử
dụng phương tiện tu từ
* Đối lập: Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương
già
Lúc ấy, đường xá không còn lầy lội mà là
cái rét ngọt ngào chứ không còn tê buốt
căm căm nữa
* So sánh: Sài Gòn cứ trẻ như một cây tơ
đương độ nõn nà

Nhựa sống trong người căng lên như máu
căng trong lộc của loài mai
* Nhân hoá: Sài gòn rộng mở và hào
phóng
Những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những
cặp uyên ương đứng cạnh
* Điệp ngữ: Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi
yêu trong nắng sớm… Tôi yêu thời tiết
trái chứng dở trời. Tôi yêu cả đêm khuya
Tôi yêu sông xanh, núi tím.Tôi yêu đôi
lông mày ai như trăng mới in ngần
* Liệt kê: Thỉnh thoảng mới thấy vài chị
quạ, chị sáo, chị vành khuyên, rắc ô, áo
gì…
7. Kẻ bảng và điền vào ô trống:
Nội dung văn bản biểu
cảm
Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người
đối với thế giới xung quanh, khêu gợi lòng đồng cảm nơi
người đọc.
Mục đích biểu cảm Biểu đạt một tình cảm.
Phương tiện biểu cảm
Phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư
tưởng của mình.
8. Bố cục bài văn biểu cảm:
Mở bài Nêu cảm xúc, tình yêu đối với đề tài
Thân bài Nêu những biểu hiện của tình yêu, cảm xúc
Kết bài Nhận thức về tình cảm của bản thân
3. Tổng kết và HD học bài: (3’ )
*Tổng kết:

Giáo viên hệ thống lại nội dung tiết học
*HD học bài:
Học bài và ôn tập tiếp về phần văn Nghị luận.
Yêu cầu: Đọc nội dung sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong bài ôn tập.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Bài 31. Tiết 135
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức cơ bản về văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức cào trong viết bài làm văn.
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác, nghiêm túc trong ôn tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk+sgv
- Học sinh: ôn kiến thức văn nghị luận
III. Phương pháp:
- Hệ thống, so sánh, vấn đáp.
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (2’)
*Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của học sinh.
*Giới thiệu bài:
Để giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức về văn nghị luận chúng ta cùng ôn
tập chương trình Tập làm văn đã học.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (40’)
HĐ của thày và trò Nội dung kiến thức
HĐ 2: Văn nghị luận
*Mục tiêu: Nhận diện được các bài văn nghị luận trong chương trình, trong đời sống.

Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận.
*Thời gian: 40’
*Cách tiến hành:
+ Kể tên các bài văn nghị luận đã học
trong chương trình Ngữ văn 7?
+ Kể tên một số các bài văn nghị luận
mà em được đọc, xem trên báo chí và
các thông tin đại chúng?
+ Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận
là những yếu tố nào?
+ Luận điểm là gì?
1. Các bài văn nghị luận đã học:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
2. Trong đời sống hàng ngày trên báo
chí, trong sách giáo khoa, văn bản nghị
luận thường xuất hiện trong văn nghị luận.
Ví dụ:
- Giữ gìn nếp sống văn minh thành phố.
- Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ.
- Giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Với các bài trên thường yêu cầu giải thích
hoặc chứng minh.
3. Trong các bài văn nghị luận phải có
ba yếu tố cơ bản:
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng,
quan điểm của bài văn được nêu ra dưới
hình thức câu khẳng định (phủ định) được

+ Luận cứ là gì?
+ Lập luận là gì?
+ Trong ba yếu tố trên, yếu tố nào là
quan trọng nhất?
Đọc yêu cầu 4 SGK.
+ Hãy cho biết trong những câu sau đâu
là luận điểm và giải thích vì sao?
+ Đọc yêu cầu và cho biết câu nói trên
đúng không? …
+ Lấy ví dụ chứng minh?
+ Cách làm hai đề văn này có gì giống
nhau và khác nhau?
+ Nhiệm vụ của giải thích và chứng
minh khác nhau như thế nào?
diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận
điểm là linh hồn của bài viết, nó thống
nhất các đoạn văn thành một khối. Luận
điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng
nhu cầu thực tế.
- Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm
cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân
thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho
luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến
luận điểm Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí
bài văn mới có sức thuyết phục.
- Trong ba yếu tố trên, yếu tố luận điểm là
chủ yếu.
4. Luận điểm trong các câu sau:
- Câu a, câu d (luận điểm thường có hình

thức câu trần thuật với từ " là" hoặc từ "có"
khi có phẩm chất, tính chất truyền thống
nào đó).
- Câu b là câu cảm thán.
- Câu c là một cụm danh từ, mới chỉ nêu
một số vấn đề nó tương ứng với một luận
đề mà chưa phải là luận điểm.
5. Chứng minh trong văn nghị luận là
kiểu bài có nội dung làm sáng tỏ một vấn
đề đã được thừa nhận với mục đích làm cho
người đọc công nhận sự đúng đắn của vấn
đề một cách vững chắc hơn. Đây cũng là
kiểu bài dùng nhiều dẫn chứng trong thực
tế đời sống hoặc văn học để thuyết phục
người đọc. Tuy nhiên bên cạnh dẫn chứng
thực tế cũng cần có lí lẽ để giải thích vấn
đề, phân tích dẫn chứng để bàn bạc mở
rộng, nâng cao vấn đề cần chứng minh.
Ví dụ: Khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta
giàu đẹp" chỉ cần dẫn ra câu ca dao:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông
trắng lại chen nhuỵ vàng ” thì chưa đủ mà
phải diễn giải câu ca dao đó ra về hình thức
cũng như nội dung thì người đọc mới hiểu.
6. Cho hai đề văn:
* Đề a là văn giải thích "Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây"
Ở đề bài này ta phải trả lời các câu hỏi:
+ Nghĩa câu tục ngữ là gì ?
+ Nghĩa tường minh: Ăn quả phải nhớ kẻ

trồng cây.
+ Ở đề bài này ta sẽ trả lời cho câu hỏi
suy nghĩ này đúng đắn như thế nào? Tuy
nhiên để chứng minh cho vấn đề này
trước hết ta cũng phải giải thích sơ lược
về câu tục ngữ này "Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” nghĩa là gì? Sau đó chứng
minh bằng dẫn chứng (trong lao động
sản xuất, trong cuộc đấu tranh chống
xâm lược của dân tộc ta từ trước tới
nay )
+ Nghĩa hàm ẩn: Người đọc thừa hưởng
thành quả lao động phải nhớ người đã tạo
ra thành quả đó.

+ Nghĩa mở rộng: Thế hệ sau phải nhớ ơn
các thế hệ trước.
+ Tại sao Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ?
Vì mọi thành quả lao động mà chúng ta
được hưởng ngày nay (về vật chất, tinh
thần) đều do công sức của các thế hệ trước
tạo nên, thậm chí phải đổi cả bằng xương
máu.
+ Thái độ của người ăn quả đối với người
trồng cây ?
- Thể hiện sự biết ơn.
- Ý thức vun đắp, bảo vệ, phát triển
- Phê phán những biểu hiện sai trái với đạo
lí.
* Đề b là văn chứng minh: " Ăn quả nhớ kẻ

trồng cây" là một suy nghĩ đúng đắn.
3. Tổng kết và HD học bài: ( )
*Tổng kết:
Giáo viên hệ thống lại nội dung tiết học
*HD học bài:
Học bài và ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn theo gợi ý tại các tiết ôn tập phần
Tiếng Viết, Văn học và Tập làm văn.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn. Tiết 136
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình Ngữ văn 7 đã học.
2. Kỹ năng:
- Làm bài kiểm tra tổng hợp đúng trọng tâm.
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác nghiêm túc, tinh thần học hỏi.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Đề bài hướng dẫn học sinh cách làm.
- Học sinh: Học và ôn bài theo yêu cầu.
III. Phương pháp:
Vấn đáp, thảo luận.
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (1’)
*Giới thiệu bài:
Để giúp các em làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm đạt hiệu quả tốt, hôm nay
thày hướng dẫn các em cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (42’)
I. Các phần trong đề kiểm tra:

- Đề kiểm tra tổng hợp bao gồm 2 phần:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
Phần này có từ 6 đến 12 câu trắc nghiệm, ở 3 mức độ: Nhận biết; thông hiểu; vận
dụng.
Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng; câu hỏi điền
khuyết; câu hỏi nối cột A với cột B.
Giáo viên lấy ví dụ minh họa.
Phần II: Tự luận. (7 điểm)
Phần này có từ 1 đến 2 câu hỏi, ở ba mức độ: Nhận biết; thông hiểu; vận dụng.
Giáo viên lấy ví dụ minh họa.
II. Đề bài hướng dẫn:
I . Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm )
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng?
1. Nhận xét nào đúng về văn bản nghị luận?
A. Trình bày ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó.
B. Tái hiện sinh động đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người.
C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về sự vật, hiện tượng, con người.
D. Trình bày một chuỗi sự việc, sự kiện, câu chuyện theo một trình tự nhất
định.
2. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận.
B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết.
C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận.
D. Cách trình bày lý lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận
3. Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích?
A. Hãy làm sáng tỏ đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam từ
thực tế cuộc sống.
B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ.
C. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất nếu không có ý thức bảo vệ môi trường
sống.

D. Em hiểu thế nào, về nội dung ý nghiã của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ của
thành công"
4. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn ?
A. Người ta là hoa là đất.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
D. Uống nước nhớ nguồn.
5. Từ nào có thể điền vào chỗ trống (…) trong nhận định sau:
Dấu… được dùng để;
- Đánh dấu danh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu trúc phức tạp.
- Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
A. Chấm phẩy.
B. Ba chấm.
C. Gạch ngang.
D. Gạch nối.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 10 :
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm.
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bầy. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm
cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hiện vào công việc
yêu nước, công việc kháng chiến."
(Theo "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". Hồ Chí Minh)
Ngư văn 7 tập 2
6. Nội dung chính của đoạn trên là gì ?
A. Giới thiệu về tinh thần yêu nước của dân tộc.
B. Trình bày ý kiến, quan điểm của tác giả về tinh thần yêu nước.
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả về tinh thần yêu nước.
D. Giới thiệu về công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

7. Câu nào sau đây nêu luận điểm của đoạn văn trên ?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày.
8. Luận điểm của đoạn văn trên nói lên điều gì ?
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta.
B. Tinh thần yêu nước được biểu hiện vô cùng phong phú trên mọi lĩnh vực của
cuộc sống.
C. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh
mẽ trong kháng chiến.
D. Nhiệm vụ của người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy
mạnh mẽ trong cuộc sống.
9. Nhận xét nào trên đây đúng với hai câu văn: “Có khi được trưng bầy trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm "?
A. Là hai câu chủ động
B. Là hai câu bị động
C. Là hai câu đặc biệt
D. Là hai câu ghép
10. Nghệ thuật lập luận nổi bật của đoạn văn trên là gì?
A. Giọng văn hùng hồn, đanh thép.
B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ.
C. Lập luận chặt chẽ, sáng rõ, dễ hiểu.
D. Dẫn chứng phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.
II. Tự luận( 7 điểm )
Câu 11.
Cho tình huống sau :
Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp muốn đi

xem tập thể. Em phải viết một văn bản gì để gửi cô giáo chủ nhiệm nêu nguyện
vọng trên? Nội dung của văn bản ấy phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Câu 12.
Hãy chứng minh truyện ngắn: "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn đã sử dụng
thành công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ.
ĐÁP ÁN
I, Trắc nghiệm khách quan
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B D A A B D C B C
II. Tự luân
Câu 11.
- Phải viết văn bản đề nghị :
- Trình bày được các yêu cầu sau về nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều
gì?
Câu 12.
- Viết đúng kiểu văn nghị luận
- Chỉ ra và phân tích được hai mặt tương phản qua những chi tiết tiêu biểu
Trong truyện. Sống chết mặc bay (cảnh dân hộ đê và cảnh tên quan chơi bài): Tác
dụng nghệ thuật tương phản.
- Diễn đặt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả
III. Một số yêu cầu khác:
Giáo viên nhắc nhở học sinh một số yêu cầu khác cần thực hiện trong bài kiểm tra.
3. Tổng kết & HD học bài: (2’)
*Tổng kết:
- Giáo viên hệ thống lại nội dung yêu cầu của bài.
*HD học bài:
- Ôn tập, chuẩn bị giấy kiểm tra để tiết sau kiểm tra học kỳ II.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×