Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự thật của lãi, lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.9 KB, 5 trang )

Sự thật của lãi, lỗ trong hoạt động
sản xuất kinh doanh
Sự thật của lãi, lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
các DN Việt Nam như thế nào, không ai có thể khẳng định
được một cách chính xác.
Bạn muốn download phần mềm kế toán miễn phí FTS
Accouting phải không? Hãy click vào đây.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo báo cáo
thì lỗ nhiều hơn lãi, mức lỗ khá lớn và mỗi năm một tăng,
làm cho dư luận nghi ngờ đến tình trạng chuyển giá, giấu lãi
để giảm nghĩa vụ nộp NSNN.
Với thế mạnh về quy mô vốn, về thiết bị, kỹ thuật – công nghệ, về
trình độ quản lý, tay nghề, tiếp thị, sự hỗ trợ của các công ty mẹ
ở nước ngoài, với sự ưu đãi của Việt Nam, với thị trường có quy
mô dân số đông, có mức tăng trưởng cao, có thị trường quốc tế
được mở rộng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có giá nhân công
rẻ, chi phí bảo vệ môi trường còn đang thấp,…, thì không thể lỗ,
trái lại còn có lãi và lãi lớn là tất yếu. Hơn nữa, nếu lỗ lớn và lỗ
tăng như vậy, thì chẳng có chuyện nhiều nhà đầu tư nước ngoài
đã coi Việt Nam là "thiên đường đầu tư" để đổ vốn theo các dự
án mới hoặc tăng vốn cho các dự án cũ như thời gian qua. Như
vậy, đỗi với không ít DN có vốn đầu tư nước ngoài thì thật sự "lỗ
giả, lãi thật".
Đối với các DN nhà nước, theo báo cáo thì số có lãi nhiều hơn
hẳn số bị lỗ và mức lãi nhiều hơn hẳn số bị lỗ và mức lãi thì khá
lớn. Đúng là với những ưu đãi về đất đai, về tiếp cận vốn, về vị trí
thuận lợi, thậm chí cả về vị thế độc quyền,… thì lãi nhiều hơn lỗ
cũng là tất yếu. Nhưng cứ sau một thời gian lại xuất hiện những
DN, thậm chí cả những "đại gia" như Vinashin thua lỗ, nợ
"khủng", cho dẫu nhiều DN trước đó thường báo cáo lãi. Có
những DN độc quyền, thường báo cáo lãi lớn để được duyệt khi


chia thưởng, nhưng khi đề nghị tăng giá thì báo cáo lỗ nhiều, cần
phải tăng giá. Như vậy, tình trạng "lãi giả, lỗ thật" diễn ra cũng
không ít ở các DN nhà nước.
Đối với các DN ngoài nhà nước báo cáo thì lúc lãi, lúc lỗ; với
ngân hàng và các nhà đầu tư chứng khoán để vay vốn thì muốn
báo cáo lãi (để ngân hàng "trông giỏ bỏ thóc" mà cho vay và nhà
đầu tư chứng khoán tăng mua); với cơ quan thuế lại muốn báo
cáo lỗ để giảm số thuế phải nộp ngân sách, mặc dù lãi thật!
Như vậy, tình trạng lãi hay lỗ không chỉ xuất phát từ thực tế phát
sinh mà còn do tình hình hạch toán của DN. Nguyên tắc của hạch
toán là trung thực, khách quan, chính xác, nhưng đã bị một bộ
phận không nhỏ những người làm công tác này dùng "thủ thuật"
làm cho con số bị "nhào lộn"- Các thủ thuận thường dùng là hạch
toán chênh lệch giá, chênh lệch tỷ giá, khấu hao tài sản cố định,
giá trị quyền sử dụng đất, tồn kho, chuyển kỳ sau, treo nợ,… mà
việc xác định phụ thuộc vào các chủ DN.
Để giảm thiểu tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và "lỗ giả, lãi thật", cần
thực hiện nguyên tắc cơ bản hàng đầu của công tác kế toán và
thống kê là trung thực, khách quan, minh bạch, công khai. Cần
kiện toàn chế độ ghi chép ban đầu trước kia đã thực hiện, bởi nó
không chỉ làm cơ sở cho công tác kế toán, thống kê, mà còn là
một trong những công cụ trực tiếp hữu hiệu để quản lý và bảo vệ
tài sản tại đơn vị, là công cụ để tập thể, Nhà nước thực hiện việc
giám sát, kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh.

×