Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhiễm trùng rốn ở bé sơ sinhan bé rụng rốn, nếu không doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.77 KB, 3 trang )

Nhiễm trùng rốn ở bé sơ sinh


Trong khoảng thời gian bé rụng rốn, nếu không được
chăm sóc tốt, bộ phận này c
ủa bé sẽ bị nhiễm khuẩn. Có
hai biểu hiện nhiễm trùng rốn ở bé là viêm rốn và viêm
mạch máu rốn.
Viêm rốn

Dấu hiệu: Chân rốn có biểu hiện tấy đỏ, sưng phù, chảy mủ vàng, có mùi hôi và lâu rụng
(thông thường rốn bé sơ sinh rụng sau từ 5 đến 7 ngày bé chào đời). Bé có thể quấy khóc,
không chịu bú kèm theo dấu hiệu sốt nhẹ hoặc không….

Nguyên nhân

- Do chăm sóc bé không đúng cách như sử dụng các dụng cụ bị nhiễm trùng để cắt và vệ
sinh rốn bé.

- Đắp những loại thuốc không phù hợp lên rốn bé.

- Không dám mở rốn bé để vệ sinh (rốn bé để hở sẽ mau khô và mau rụng hơn).

Xử trí: Nếu chứng bệnh nhẹ, bạn nên vệ sinh và thay băng rốn cho bé thường xuyên. Có
thể lau khô rốn bé bằng dung dịch oxy già mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. Có thể rắc bột thuốc
kháng sinh (bạn nên tham khảo loại thuốc kháng sinh nào được chỉ định cho bé) rồi dùng
băng sạch băng kín lại.

Nếu bé vị nhiễm trùng rốn nặng (sốt cao, bỏ bú, toàn cơ thể suy kiệt), lúc này bạn nên
đưa bé đến gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.


Viêm mạch máu rốn

Dấu hiệu: Lớp da bụng xung quanh rốn sẽ có biểu hiện sưng phù, tấy đỏ.

Nguyên nhân: Nếu chăm sóc bé không tốt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các mạch máu,
gây viêm nhiễm.

Xử trí: Chứng viêm mạch máu rốn rất nguy hiểm vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào các cơ
quan bên trong cơ thể bé như gan, mật… dẫn tới nhiễm trùng máu. Vì vậy, khi phát hiện
chứng viêm mạch máu rốn, bạn nên đưa bé sớm đến bác sĩ.

Hướng dẫn cách phòng nhiễm trùng rốn bé sơ sinh

- Trong khoảng thời gian sau khi chào đời, bé cần được tắm rửa bằng nước đun sôi để
nguội được pha ấm (đề phòng nước lã không sạch có thể nhiễm khuẩn cho rốn bé).

- Nên thay băng rốn cho bé hàng ngày, trường hợp băng rốn bị ướt, dính nước tiểu hay
phân bé, bạn nên thay băng rốn cho bé ngay lúc đó.

- Các loại tã, áo của bé phải đảm bảo vô trùng. Nếu sử dụng tã vải, bạn nên giặt sạch,
phơi nắng và là khô trước khi mặc cho bé.

- Tránh cấu hay giật núm rốn ra mà nên để nó rụng tự nhiên.

Chăm sóc núm rốn sau rụng

- Luôn giữ núm rốn được sạch sẽ.

- Dùng một miếng bông mềm, nhúng cồn, chà xát nhẹ lên núm rốn mỗi lần bạn thay tã
cho bé.


- Nếu núm rốn bị bẩn và chảy nước, bạn có thể dùng sữa tắm loại dành riêng cho bé và
nước ấm để vệ sinh. Sau đó, lau khô.

×