Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bệnh loãng xương: Phải phòng từ trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.79 KB, 2 trang )

Bệnh loãng xương: Phải phòng từ trẻ

Dự đoán, hiện cả nước có khoảng 2,5 triệu người bị bệnh loãng xương. Sở dĩ số
lượng người bị loãng xương ngày càng gia tăng là do tuổi thọ con người ngày được
nâng cao. Hiện nay số người cao tuổi (trên 65 tuổi) chiếm trên 12% dân số thế giới,
dự tính năm 2020 sẽ là 17%.
Theo bác sĩ Đại Phi Vân, trưởng khoa cơ xương bệnh viện Triều An thì việc phòng ch
ống
bệnh loãng xương không phải đợi đến lúc già mà phải bắt đầu từ lúc còn trẻ.
Lượng canxi cần thiết hằng ngày
Ở người trẻ không mang thai: 600 – 800mg/ngày; ở phụ nữ mang thai hay cho con bú:
1.200 – 1.500mg/ngày; sau mãn kinh: 1.500mg/ngày; đang sử dụng kích tố thay thế:
1.000mg/ngày (phụ nữ những năm sau mãn kinh dễ bị loãng xương do thiếu hormone
kích tố nữ).

Việc phòng chống bệnh loãng xương không phải
đợi đến lúc già mà phải bắt đầu từ lúc còn trẻ
Ngoài ra, cần bổ sung vitamin D cho cơ thể, vì vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi
qua đường tiêu hóa. Ngoài ra vitamin D còn làm tăng lực cơ giúp tránh té ngã ở người
già. Bổ sung vitamin D bằng hai cách: qua đường ăn uống và tác dụng của tia tử ngoại
trong ánh nắng. Ở Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt phải dùng vitamin D bổ sung, nắng
đủ để giúp chuyển hoá vitamin D. Nên tập thể dục, chơi thể thao.
Loãng xương ở phụ nữ:
- Ước tính có khoảng 50% phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương và trên 40% phụ nữ trên
70 tuổi bị gãy xương do loãng xương.
- Rất dễ xảy ra nhất là những năm sau mãn kinh do thiếu hụt hormone (kích thích tố) nữ.
Do vậy nên bắt đầu từ tuổi 30, không nên đợi đến tuổi mãn kinh mới phòng.
Loãng xương đối với người già:
Ngoài những biện pháp về dinh dưỡng, thì người già cần chú ý đến các nguy cơ gây té
ngã sau: tránh nằm lâu; phòng ốc phải đủ sáng ở cầu thang, phòng vệ sinh tránh ẩm ướt,
phải có thảm chống trơn; tránh dây điện lòng thòng dưới đất; điều trị các bệnh nội khoa


mãn tính; tập thể dục nhẹ nhàng ở công viên; cố gắng ngồi tư thế thẳng lưng.
Làm thế nào phát hiện sớm bệnh?
Người bệnh sẽ có biểu hiện như: đau mỏi mơ hồ ở cột sống,hệ thống xương khớp, mỏi cơ
bắp, vọp bẻ. Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế… thì phải đi chụp X-quang các xương
hoặc cột sống ngay.
Khám, phát hiện các yếu tố và tầm soát khối lượng xương bằng các máy đo ngoại vi (si
êu
âm, hấp thụ năng lượng quang phổ).
Và đặc biệt là phương pháp đo khối lượng xương (Bone Mass Density – BMD). Phương
pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và theo dõi bệnh. Nếu để lâu, loãng
xương sẽ gây những biến chứng rất nguy hiểm: đau kéo dài do chèn ép thần kinh, nguy
cơ gãy xương cao, gãy lún đốt cột sống, gãy cổ xương đùi…

×