Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.18 KB, 3 trang )

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung
thư cổ tử cung


Mặc dù việc dự đoán người nào bị và người nào không
bị ung thư cổ tử cung là điều dường như không thể
nhưng chúng ta hoàn toàn có những yếu tố để xác định
ai có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Dù có khá nhiều yếu tố có liên quan trong việc xác định
nguy cơ mắc chứng ung thư cổ tử cung nhưng chỉ có một
nhân tố duy nhất - siêu vi Human Papilloma Virus ở người hay còn gọi là HPV, là nhân
tố gây gia tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

HPV là nhân tố có tính nguy cơ cao nhất với phụ nữ ở bệnh ung thư cổ tử cung. Hầu như
tất cả những người mắc bệnh này đều có HPV. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào có
HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, HPV phổ biến tới mức gần như ai cũng
có thể nhiễm phải chúng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Các bác sỹ thường xét
nghiệm HPV ở phụ nữ ngay cả khi không có những biểu hiện rõ rệt nào của bệnh.

Các nhân tố gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của chứng bệnh ung thư cổ tử cung:

1. Không khám phụ khoa thường niên với các xét nghiệm Pap

Dò tìm triệu chứng ung thư cổ tử cung là một phần trong thủ tục khám phụ khoa.

Khám phụ khoa nên được bắt đầu tiến hành với phụ nữ từ năm 21 tuổi và với phụ nữ
dưới 21 tuổi là thời điểm ba năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu.

Xét nghiệm Pap sẽ dò tìm những thay đổi về mặt tế bào có thể gây ra ung thư cổ tử cung
chưa được điều trị. Điều may mắn là có rất nhiều các kỹ thuật khác như thủ thuật LEEP
và sinh thiết CONE có thể ngăn chặn những thay đổi tế bào trước khi chứng ung thư cổ


tử cung bùng phát.

Đó cũng là lý do vì sao những phụ nữ không khám phụ khoa hàng năm có nhiều khả
năng mắc ung thư cổ tử cung hơn những người thường xuyên khám định kỳ.

2. Có hệ miễn dịch yếu

Những phụ nữ nhiễm HIV phải dùng những loại thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch tự
nhiên và khả năng chống chọi lại bệnh tật. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung của những
người này cũng cao hơn và cần được bác sỹ phụ khoa theo dõi chặt chẽ những biến đổi
tiền ung thư của tế bào.

3. Tuổi tác

Ung thư cổ tử cung xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ trên 40 tuổi.

4. Tiền sử tình dục

Những phụ nữ có nhiều bạn tình thì cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.
Ngay cả khi người phụ nữ không có nhiều bạn tình nhưng nếu chồng/bạn tình của họ có
quan hệ với nhiều phụ nữ trước khi đến với họ thì nguy cơ bị ung thư cổ tử cung của
những người này cũng cao hơn do nguy cơ nhiễm siêu vi HPV cũng cao hơn.

5. Hút thuốc

Nhiễm HPV và hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

6. Sử dụng thuốc tránh thai quá lâu

Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai dạng viên trong 5 năm hoặc lâu hơn đồng thời đã

nhiễm HPV có nhiều nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

7. Có nhiều con

Một số nghiên cứu cho biết, những phụ nữ nhiễm HPV và có nhiều con cũng có nguy cơ
mắc ung thư cổ tư cung cao hơn.

Một dạng thức hiếm của ung thư cổ tử cung nữa có thể xuất hiện ở những phụ nữ có mẹ
đã từng dùng thuốc diethylstilbestrol (thường gọi là DES) để phòng sẩy thai trong thời
gian mang bầu.

Mặc dù hiện nay loại thuốc này không còn được dùng nữa song nếu bạn được sinh ra
trong khoảng thời gian từ 1940 - 1971 thì cũng có nguy cơ mắc phải dạng thức ung thư
cổ tử cung hiếm này. Nếu lo ngại, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sỹ chuyên
khoa.


×