Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những biểu hiện của bệnh tâm thần phân liệt pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.68 KB, 3 trang )

Những biểu hiện của bệnh tâm
thần phân liệt

Bệnh này khá phổ biến ở hầu hết các nước
trên thế giới, chiếm tỷ lệ từ 0,5 đến 1,5% dân
số. Ở Việt Nam, tỷ lệ này từ 0,3 đến 1%.

Anh Vũ Đình Hoàn, 37 tuổi, ngụ tại Hải
Dương, bị tâm thần phân liệt dẫn đến hoang
tưởng. Khoảng 18 giờ ngày 15/7, khi xô xát
với vợ là chị Nguyễn Thị Ái Thư, 35 tuổi,
anh cầm dao đâm chị nhiều nhát rồi tự sát.

Đây là hậu quả của chứng hoang tưởng ở
bệnh nhân tâm thần. Người bệnh luôn có
cảm giác mình bị ai đó sai khiến, xúi giục và
thực hiện theo. Vậy làm sao để phát hi
ện một
người mắc chứng bệnh này?

Những biểu hiện không thể bỏ qua

Rối loạn tư duy: Người bệnh cho rằng mọi suy nghĩ của mình bị lộ ra hoặc bị đánh cắp,
áp đặt.

Hoang tưởng: Họ có những ý tưởng không thực tế, viển vông, nhưng lại cho là đúng, hợp
lý.

Người bệnh có cảm giác mình bị một người hoặc lực lượng nào đó kiểm tra, chi phối hay
đang bị theo dõi, đầu độc, giết hại… Điều này khiến cho ngư
ời bệnh phản ứng tự vệ bằng



Biến đổi nhân cách một cách khác thư
ờng
là một trong những biểu hiện của bệnh
tâm thần phân liệt

cách tấn công những đối tượng mà họ cho rằng, đang theo dõi, tìm cách đầu độc, sát hại
mình, kể cả người thân.

Bệnh nhân hoang tưởng tự cao, thường coi mình là siêu nhân, có thể điều khiển thế giới,
vũ trụ hoặc tiếp xúc với “cõi trên”…

Ảo giác: Có thể là ảo thanh (nghe thấy những lời buộc tội, đe doạ, chửi bới…), ảo thị
(nhìn thấy siêu nhân, Phật hay Chúa…) hoặc ảo khứu (ngửi thấy những mùi đặc biệt). Ảo
giác thường kết hợp với hoang tưởng liên hệ, kiện tụng, ghen tuông, bệnh tật…

Rối loạn hành vi: Kích động vô cớ, hò hét, đập phá hoặc bất động, không nói, không ăn
uống…

Các triệu chứng khác: Rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ, giảm hiệu suất làm việc và học tập…
Biến đổi nhân cách, không ham muốn, vô cảm, thiếu tính mục đích, khó thích ứng với xã
hội.

Bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn hoặc một phần nhưng tái phát cũng là đặc điểm của
bệnh tâm thần phân liệt.

Tại sao bệnh tái phát?

Dùng thuốc không đều: Phần lớn người bệnh nghĩ rằng mình không mắc bệnh nên không
đi khám, không uống thuốc, bỏ dở thuốc…


Những stress tâm lý như: Thái độ giễu cợt, hắt hủi, ngược đãi, bỏ rơi, hành hạ người
bệnh, phân biệt đối xử trong phân công công việc, mất mát về tình cảm, danh dự, cái chết
của người thân… Các yếu tố trên sẽ thúc đẩy người bệnh khởi phát, khiến bệnh nặng
hơn, hay tái phát.

Đến nay, các bác sĩ vẫn không xác định được nguyên nhân chủ yếu nhưng có một số yếu
tố khác nhau kết hợp gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Đó là:

Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở những người con lên tới 12%.

Yếu tố sinh hóa, nhất là chất Dopamine trong não, được cho rằng góp phần gây ra bệnh
này.

Yếu tố môi trường: Quá stress là một tác nhân góp phần thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh.

Những cách điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Phương cách tốt nhất để chữa trị bệnh tâm thần phân liệt là k
ết hợp thuốc chống loạn thần
và can thiệp về tâm lý.

Thuốc chống loạn thần giúp người bệnh mau chóng thoát khỏi trạng thái loạn thần nặng
như: kích động, hoang tưởng, ảo giác… Không những thế, thuốc còn chống tái phát và
mãn tính hóa.

Thuốc không gây nghiện, nhưng tác động mạnh, vì thế khi dùng phải được bác sĩ chuyên
khoa chỉ định, lựa chọn và theo dõi.

Can thiệp về tâm lý, bao gồm các biện pháp nhằm giúp cho gia đình, hàng xóm của ngư

ời
bệnh cũng như cộng đồng hiểu, chấp nhận, cảm thông và quan tâm đến họ.

Những điều nên tránh: Không đưa người bệnh tới thầy bùa, thầy pháp… vì bệnh không
phải do ma quỷ gây ra. Không tranh luận, bàn cãi với người bệnh về những hoang tưởng
vô lý, bất thường của họ. Không xiềng xích, trói, nhốt người bệnh. Không được tự ý
ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ tâm thần.

×