Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các virut đường ruột và bệnh tay - chân - miệng. potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.14 KB, 3 trang )

Các virut đường ruột và
bệnh tay - chân - miệng.


Các virut đường ruột (virut bại liệt, ECHO, Coxsaki, EV ) gây các bệnh truyền
nhiễm rất phổ biến và đa dạng về bệnh cảnh lâm sàng: từ tiêu chảy, viêm tủy não
dẫn đến bại liệt, viêm não tủy vô trùng, sốt cao,viêm cơ tim, tiêu chảy, viêm màng
ngoài tim, các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp

Hiện tại có khoảng gần 100 loại virut lây nhiễm qua đường tiêu hóa trong đó khoảng hơn
71 loại virut đường ruột. Chúng có kích thước rất nhỏ, nếu không nói là nhỏ nhất, 20-30
nanomet (nhỏ hơn 3 lần virut cúm, gấp 2 lần so với virut viêm não, viêm gan, rota)
thường gây bệnh cho các trẻ dưới 17 tuổi vào mùa thu, hè. Các loại virut này rất bền
vững ở môi trường bên ngoài, thậm chí ở môi trường axit có pH 3,O.
Các virut đường ruột thường gây các vụ dịch nhỏ lẻ. EV 71 là một trong số virut đường
ruột gây bệnh tay - chân - miệng. Bệnh được để ý đến từ năm 1997 khi các v
ụ dịch xảy ra
vượt qua biên giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương (Nhật Bản, Malaysia, Singapore,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc ) gây nên các biến chứng thần kinh cấp. Đáng kể là một vụ
dịch lớn do EV 71 xảy ra ở Đài Loan năm 1998 với khoảng 130.000 trẻ mắc bệnh tay -
chân - miệng, 405 trường hợp biến chứng và 78 trẻ bị chết do viêm não và phù nề phổi.
Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt, đau họng, biếng ăn và nổi ban có bọng nước. Các
bọng nước này có thể xuất hiện ở miệng như lưỡi, nướu hay bên trong má, gây đau cho
trẻ nhỏ ở miệng. Ngoài ra, bọng nước này không gây ngứa và thường thấy ở lòng bàn tay
hay lòng bàn chân. EV71 có thể dẫn tới biến chứng thần kinh và tim mạch ở trẻ, ngòai
những biểu hiện sốt nhẹ, từ 37,5-38 độ C, kèm nôn trớ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
Lòng bàn tay và bàn chân, miệng trẻ nổi nhiều ban đỏ hoặc mụn nước, vết loét.
Tuy nhiên, với nhiều trẻ có biến chứng nặng, các bỏng nước lại rất ít xuất hiện. Những ca
này đặc biệt nguy hiểm vì cha mẹ khó nhận biết dấu hiệu bệnh. Chỉ những trẻ mắc thể
viêm não và màng não mới có nguy cơ cao đẫn đến tử vong, tuy nhiên, hai thể nguy hiểm
này chỉ chiếm dưới 0,5% số trẻ mắc bệnh. Năm 2007 chỉ riêng ở miền Nam nước ta đã


ghi nhận khoảng hơn 6.000 trẻ mắc bệnh này và có 28 trẻ bị tử vong. Đây là bệnh chưa
có vaccin để phòng bệnh. Bệnh lây lan giống như các bệnh do virut đường ruột khác chủ
yếu do tiếp xúc với virut được người bệnh thải ra qua đường tiêu hóa, qua miệng, tay
bẩn, đồ chơi và thực phẩm nhiễm virut.
Vì vậy các biện pháp phòng ngừa bệnh này cũng cùng chung với các biện pháp phòng
ngừa các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa khác như phát hiện sớm bệnh nhân,
(hòan toàn phụ thuộc vào bố mẹ của trẻ nhỏ và người trông trẻ) nếu thấy chúng có các
biểu hiện bất thường (sốt cao, quấy khóc, biếng ăn, có bọng nước, phân nát ) nên để
chúng ở nhà để theo dõi và sớm đưa vào bệnh viện để điều trị và phát hiện sớm các biến
chứng. Ở nơi có bệnh nhân, các trường mầm non, nhà trẻ nên tổ chức sát trùng bằng lau
nền phòng cho các cháu sinh hoạt hằng ngày, lau rửa các đồ chơi các cháu hằng ngày,
dạy cho các cháu rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi
Ở Việt Nam 20 năm trước đây, vì còn quá nhiều bệnh truyền nhiễm nổi trội ở trẻ em xảy
ra như bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, sởi, quai bị, bạch hầu ho gà, uốn
ván sơ sinh, các bệnh tiêu chảy khác nên bệnh tay- chân - miệng và các bệnh do virut
đường ruột gây nên (trừ bệnh bại liệt gây thảm họa), chưa được chú trọng và giám sát. T

khi có Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em trong
chương trình này đã giảm một cách đáng kể, bệnh bại liệt được thanh tóan, bệnh uốn ván
sơ sinh đã gần được loại trừ.
So với những năm 90, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi đã giảm xuống một nửa còn
28/100.000, đạt mức tương đương với các nước có thu nhập bình quân cao gấp 3-4 lần.
Tuy nhiên các bệnh khác lại nổi lên như SARS, cúm A H5N1, viêm phổi do biến chứng
của nhiều bệnh truyền nhiễm khác, Rubela, quai bị, sốt xuất huyết, tiêu chảy do virut
Rota, vim gan A, B khiến chúng ta phải tập trung đối phó với chúng nhiều hơn.
Từ năm 2002, khi vaccin viêm não Nhật Bản, vaccin viêm gan B được đưa vào chương
trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 5 tuổi, và khi chúng ta đã thanh tóan được
bệnh bại liệt, các chương trình quốc gia giám sát các bệnh truyền nhiễm được tăng cường
hơn nên các nghiên cứu về bệnh tay – chân - miệng cũng bắt đầu được chú trọng giám
sát. Điều này phần nào giải thích về sự gia tăng của bệnh tay - chân - miệng trong thời

gian gần đây.

×