Chăm sóc và Phòng ngừa Bệnh Tay - Chân -
Miệng, Thủy đậu , Zona (Phần 2)
II. BỆNH THỦY ĐẬU
Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm nhưng thời điểm có số ca mắc cao nhất
thường từ tháng 2 - 6 mà trong đó, tháng 3 là đỉnh điểm. Bệnh thủy đậu cũng có
khả năng bùng phát thành dịch.
Nguyên nhân: Thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Phần lớn bệnh
nhân bị nhiễm là trẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. 90%
đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Điều này có nghĩa là
một người chưa được chủng ngừa thủy đậu nếu tiếp xúc với người mang mầm
bệnh hoặc bệnh nhân thủy đậu thì hầu như chắc chắn sẽ bị lây bệnh.
Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn
nước, bóng nước thường kèm theo sốt. Bóng nước do bệnh thủy đậu thường lõm
ở giữa khi mới mọc, nổi rải rác toàn thân, bóng nước cũ xen lẫn bóng nước mới,
có bóng nước trong lẫn bóng nước đục. Dấu hiệu ban đầu khi khởi bệnh là sốt,
mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống
thân và tay chân với số lượng từ 300 đến cả ngàn nốt gây ngứa ngáy, đau nhức rất
khó chịu.
Thủy đậu là bệnh có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc
đúng cách, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm, từ bội nhiễm vi khuẩn
đến viêm não. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm sang thương da có thể để lại sẹo vĩnh
viễn. Biến chứng của thủy đậu có tác hại đến hệ thần kinh trung ương và có thể
gây viêm phổi, dẫn đến tử vong. Một biến chứng khác về sau của bệnh thủy đậu là
Zona, còn gọi là giời leo. Bệnh giời leo thường gây đau nhức nhiều hơn so với
bệnh thủy đậu và có thể kéo dài trong nhiều năm.
III. BỆNH ZONA
Bệnh Zona - trong dân gian gọi là "giời leo"- là một bệnh do siêu vi gây ra
và chỉ xuất hiện ở những người đã từng bị thủy đậu trước đó. Nếu trẻ em được
chủng ngừa thủy đậu từ bé, chúng sẽ không bị thuỷ đậu sau này và cũng sẽ không
bị Zona.
Mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ đều có thể mắc bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột,
diễn tiến cấp tính và có thể tự lành. Các mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, đóng mài và
lành sẹo, có thể xấu hoặc không trong vòng 2-3 tuần. Một số ít trường hợp nặng,
có thể có biến chứng như bội nhiễm sang thương da, đau nhức thần kinh sau Zona,
viêm thần kinh thị giác, loét giác mạc, liêt thần kinh mặt…
Zona không có những thời điểm bùng phát đặc biệt như bệnh Tay-Chân-
Miệng, thủy đậu, mà Zona dễ phát ra ở những người già, yếu, có sức đề kháng suy
giảm, đã từng bị thủy đậu trước đó.
Lúc khởi bệnh, bệnh nhân cảm thấy đau, rát ở một vùng da kèm sốt, mệt
mỏi. Sau đó nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều thành chùm trên nền hồng
ban.Vị trí các mụn nước có thể nổi trên một vùng da hay niêm mạc nhưng đặc biệt
là chỉ ở một bên cơ thể, hiếm khi lan qua bên đối diện. Ðau là một triệu chứng
chính của bệnh do các rễ thần kinh bị tổn thương. Tùy trường hợp, có khi chỉ đau
vừa nhưng có khi đau rất dữ dội, nhất là ở những người già. Hạch nách, cổ hay
bẹn cùng bên và gần với vùng da bị bệnh có thể sưng to.
Chùm mụn nước ở một bên cơ thể, nổi hạch kèm triệu chứng đau rát là các
đặc điểm quan trọng của bệnh Zona.
Việc tái phát Zona thì hầu như không đặt ra vì Zona thường chỉ xảy ra một
lần trong đời. Rất hiếm bệnh nhân có thể bị Zona lần thứ nhì, tỷ lệ là 1/1000. Đại
đa số trường hợp chỉ bị một lần và không tái phát.
CHĂM SÓC SANG THƯƠNG DA
Bệnh Tay – Chân - Miệng, Thủy đậu và Zona đều là các bệnh do siêu vi
gây ra có biểu hiện ngoài da. Việc chăm sóc sang thương da rất quan trọng để
không làm tình trạng bệnh năng thêm cũng như phòng ngừa các biến chứng. Các
điểm chung cần lưu ý là:
+ Không dùng các loại thuốc giảm đau có chứa Aspirine.
+ Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng, cả trước lẫn sau khi đi vệ
sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có dính phân trẻ. Cắt ngắn móng tay ,
tránh gãi nhiều làm trầy sướt da. Có thể đeo bao tay cho trẻ nhũ nhi.
+ Không gãi, không lễ , không nặn các bóng nước. Không dùng các loại lá
cây truyền khẩu để đắp lên các sang thương da. Thuốc bôi tốt nhất hiện nay để sát
khuẩn và phòng ngừa bội nhiễm là xanh Methylen.
+ Không cử tắm, không cử ra gió hay cử ra ánh sáng. Không dùng các loại
lá cây, gốc rạ để nấu nước tắm vì dễ gây bội nhiễm vi trùng. Tắm với nước ấm, lau
rửa nhẹ nhàng tránh làm vỡ các bóng nước.
+ Theo dõi diễn biến các tổn thương da, niêm và tổng trạng của bệnh nhân.
Cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bệnh nặng hơn như
sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, bóng nước có mủ, máu…để được hướng dẫn xứ
trí kịp thời tránh các biến chứng đáng tiếc.
Phòng Bệnh