Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lê Minh Khuê - Một cốt cách văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.63 KB, 4 trang )

Lê Minh Khuê - Một cốt cách văn chương
Trong giới văn chương đương đại của nước nhà, có một gương mặt bình dị hiền
hậu, một giọng điệu trầm tư những nghĩ ngợi trang nghiêm, đó là nữ văn sĩ Lê Minh
Khuê. Rất dễ hoà lẫn trong đám đông, nhưng đã một lần gặp ở ngoài đời, một lần
đọc truyện của cây bút ấy, là không thể quên. Nó lưu giữ trong ta một cảm tình dịu
dàng, một dấu ấn khó mờ phai trong tâm tưởng
u ấn khó mờ phai trong tâm tưởng
Lê Minh Khuê - Một cốt cách văn chương
Xin được trích đôi dòng về nhà văn. Lê Minh Khuê (bút danh khác là Vũ Thị Mền), sinh
năm Kỷ Sửu, 6/ 12/ 1949, quê ở xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Rời mái
trường phổ thông Trung học năm 1967, mới 16 tuổi cô gái tỉnh Thanh đã tình nguyện
tham gia đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Những tháng năm gian khổ,
đối đầu với bom rơi đạn nổ khốc liệt suốt ngày đêm trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch
sử, cô gái đầy mẫn cảm ấy đã chứng kiến những giây phút hào hùng thời cả nước ra trận,
từng lặng lẽ khóc bên những nấm mộ đồng đội ngã xuống trong bão lửa, nhiều đêm mất
ngủ trăn trở những nghĩ suy về chiến tranh, về đất nước, con người. Truyện ngắn “Những
ngôi sao xa xôi” viết dưới căn hầm chữ A gửi đăng trên báo Văn Nghệ hồi ấy đã làm bao
trái tim người đọc thổn thức. Chính những tháng năm gian khổ đầy thử thách của thời
thanh niên sôi nổi ấy là nguồn cảm xúc mãi dồi dào trong những sáng tác sau này của nhà
văn. Năm 1969 chị được chuyển về làm phóng viên báo Tiền Phong. Năm 1973 đến năm
1977 về làm báo Đài phát thanh Giải Phóng, sau đó thuyên chuyển về làm biên tập viên
văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam. Công việc thông tấn gấp gáp dường như không
thích hợp với tố chất của chị. Năm 1978 Lê Minh Khuê sang làm biên tập viên văn học
Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam. Nay đã nghỉ hưu nhưng chị vẫn được tín nhiệm
đảm trách cương vị Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Hà Nội, phó Chủ tịch Hội
đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam. Và điều đáng ghi nhận hơn cả là Lê Minh Khuê
vẫn sáng tác, bút lực không hề suy giảm, ngày càng đằm hơn, sâu sắc hơn
Tác phẩm chính của Lê Minh Khuê là các tập truyện ngắn: Những ngôi sao xa
xôi, Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Bi kịch nhỏ, Màu xanh man trá, Một mình qua
đường, Tuyển “Truyện ngắn Lê Minh Khuê”. Tiểu thuyết: Thiếu nữ mặc áo dài xanh
(1984) và Em đã không quên (1990) Hai tập truyện: Một chiều xa thành phố, Trong


làn gió heo may đã đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam.
Và mới đây chị vinh dự là nhà văn đầu tiên đoạt giải thưởng văn học Quốc tế mang tên
văn hào Hàn Quốc Byeong-zu Lee lần thứ nhất (tháng 4/ 2008) với tập truyện ngắn: The
Stars, The Earth, The River (Những ngôi sao, trái đất, dòng sông) do Nhà xuất bản
Curbstone Press ấn hành ở Mỹ. Thông báo của Hội đồng Giải thưởng ngày 7/3/2008 viết:
“Là một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác
phẩm viết về các cô gái tham chiến trong cuộc chiến tranh giữ nước. Tác phẩm thời
hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những
vấn đề sau khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hoá và
tinh thần khi đất nước chuyển sang một xã hội tiêu thụ. Những vấn đề này được thể
hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm”. Giải thưởng Byeong-zu Lee
được thành lập từ Liên hoan Văn học Quốc tế Hadong năm 2007, mỗi năm xét trao giải
cho một nhà văn duy nhất. Ứng viên được chọn trong số các nhà văn xuất sắc của Hàn
Quốc và nhiều nước trên thế giới. Lê Minh Khuê là nhà văn đầu tiên được nhận giải
thưởng vinh dự này, trị giá 10.000 đô la, vào ngày 25/4/2008 trong dịp Liên hoan Văn
học Quốc tế tổ chức tại thành phố Hadong (Hàn Quốc). Độc giả và giới văn bút Việt Nam
chia sẻ niềm vui to lớn với Lê Minh Khuê. Nhưng nhà văn chỉ nhỏ nhẻ trả lời báo chí:
Không phải vì tài năng, nhiều người tài năng hơn tôi, xứng đáng hơn tôi. Tôi nói thực
lòng, không phải khiêm tốn giả vờ vì tôi đi nhiều, gặp nhiều nhà văn các nước. Nhiều
người rất lớn trong đất nước họ, nhưng có một khía cạnh khiến những người trong
Hội đồng xét giải, phần lớn là người Hàn Quốc chú ý đến tôi, có lẽ vì tôi hay viết về
những vấn đề hậu chiến trong một lãnh thổ từng bị chia cắt như đất nước họ hiện
tại Người Hàn Quốc đồng cảm với chúng ta hơn. Dĩ nhiên. Nhờ thế mà tôi được giải
thưởng. Cũng không loại trừ có một chiếu cố nào đấy. Còn về tập truyện Những ngôi
sao, trái đất, dòng sông? Lê Minh Khuê cho biết. Đây là tập hợp những truyện ngắn
mà tôi đã in ở trong nước. Cái tên “Những ngôi sao, trái đất, dòng sông” do họ khái
quát lại từ các truyện và đặt tên cho tập sách chứ không phải tên một truyện ngắn cụ
thể nào trong tập. Tập truyện gần 300 trang, có vài truyện viết về chiến tranh, còn lại
hầu hết là chuyện thời hậu chiến Đây là một giải thưởng Quốc tế. Tôi rất xúc động
vì có sự đánh giá vô tư của những người trong hội đồng giải thưởng. Họ cho một phụ

nữ trao mở đầu cho giải thưởng văn học thường niên, có lẽ cũng có sự ưu tiên nào
trong đó. May mắn vì mình là phụ nữ. Một điều nữa, các tác phẩm của tôi thường đề
cập đến những vấn đề thời hậu chiến trong một đất nước bị chia cắt lâu dài giống như
đất nước của họ. Có sự đồng cảm và chia sẻ. Dù gì đi nữa tôi cũng thấy mình rất may.
Nhiều nhà văn tài năng hơn tôi, ở Việt Nam, ở Hàn Quốc và các nước có thể nhận
giải thưởng
Lê Minh Khuê là vậy đó. Ngay những khi nếm trải những phút giây hạnh phúc nhất trong
đời viết văn, chị vẫn khiêm nhường, nhỏ nhẹ và trang nghiêm, hệt như khi ngồi trước
trang viết. Đọc những truyện chị viết về chiến tranh, như Những ngôi sao xa xôi chẳng
hạn, nhỏ nhẹ kể về những nữ thanh niên xung phong, những người con gái chưa một lần
yêu, đi theo ánh lửa từ trái tim mình, dâng hiến tuổi thanh xuân đẹp nhất cho đất nước với
bao nỗi niềm thầm kín. Nhưng ngời lên vẫn là tình yêu cuộc sống, khát khao những giây
phút bình yên. Cảm động vô cùng. Đọc cứ rưng rưng. Nhưng, như nhà văn bộc bạch, giới
văn bút quốc tế rất trân trọng những tác phẩm của Lê Minh Khuê viết về thời hậu chiến vì
đã “quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn đề sau khi thống
nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hoá và tinh thần khi đất nước
chuyển sang một xã hội tiêu thụ. Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong
đẹp, chua xót và trang nghiêm”. Truyện ngắn “Biển mịt mờ” của Lê Minh Khuê mở đầu
như thế này: Một lớp học ở thành phố biển. Thời đó, những năm đầu tám mươi của thế kỷ
trước, ăn chẳng có gì. Buổi sáng những đứa trẻ gầy vêu đến trường mua một cái bánh
sắn hai hào vừa đi vừa ăn dọc con lộ hai bên cách đó chưa lâu đã từng dập dìu bóng
dáng viễn chinh lính Mỹ cao kều khoác tay cave thấp bé người Việt bản xứ mặc rốp, mặc
mini loè xoè bên đùi da nâu. Đời sống sáng choang đô la Mỹ đổ vào làm người ta tưởng
rằng đời cứ thế êm ru biết đâu mọi thứ đổ cái rụp. Như làm bằng bìa giấy. Như xây bằng
cát cái đô thị nền mầu. Giờ đây mọi thứ vắng hoe vắng hoắt Giọng kể trầm buồn, nhà
văn đề cập tới những số phận con người sống lay lắt ở cái phố biển đó. Chiến tranh đã để
lại bao nỗi xót xa, của chia ly, của giằng xé, của những vật vã trong cuộc mưu sinh.
Truyện ngắn “Xe Camry 3 chấm” nói về thân phận bọn trẻ như thằng Tuyền, con Cát ở
một làng quê có cái tên lạ hoắc là làng Ngẳng. Làng Ngẳng một thời êm đềm nay bỗng
xáo lộn tất thảy vì dân phải nhường đất cho tỉnh mở một khu du lịch tắm nước nóng,

đồng thời mở một nhà máy nước khoáng đóng chai xuất khẩu. Phố xá ồn như xứ sở ở đâu
chứ không phải nơi thằng Tuyền quen biết. Ngay con Cát bạn thân từ thuở nhỏ cũng bỗng
dưng thay đổi đến bất ngờ, ăn mặc hở hang, hàng ngày ngồi sau gã đàn ông trên cái xe
Camry 3 chấm bóng lộn diễu quanh làng, miệng sặc mùi rượu đắt tiền. Làng quê yêu dấu
ơi, còn đâu? “Những toà nhà giờ đây uy nghi như muốn chọc vào mây. Lốc nhốc trên các
ô cửa kia những con người sang trọng đi xe nhiều chấm muốn làm gì cũng xong vì tiền
lót đường vô thên lủng. Mảnh đất hẻo lánh của làng nó cũng bất chợt rơi vào vòng tính
toán sắc như dao của cái nệm mút mà gã có chiếc xe Camry ba chấm vẫn xài… Chỉ cần
cái váy lướt qua, vườn cây của Tuyền đi tong. Tuyền không thể ngồi nhìn mầm cây và giờ
bơ vơ phố xá thấy mình bé bằng hạt bụi. Cái quý giá nhất của nó cũng đang bị đưa ra
làm vật thế chấp ” Không thể, nhưng biết làm chi đây, hỡi chàng trai làng Ngẳng?
Những truyện như “Biển mịt mờ”, như “Xe Camry 3 chấm” chúng tôi vừa dẫn, dường
như là hiện thực “chua xót” mà Lê Minh Khuê phản ánh trong những sáng tác phẩm của
chị. Giọng văn “đẹp và trang nghiêm” khiến độc giả không thể không suy ngẫm, trái tim
không ngủ yên. Phải chăng đó là cá tính sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của nữ nhà văn
khiến bạn bè thế giới trân trọng, chia sẻ? Văn là người. Phải là người đã từng đi vào lửa
và từ lửa đi ra mới có thể thẩm thấu những gì của hôm nay. Cả những gì đã hừng lên cho
ta say đắm mến yêu, cả bao điều đau lòng, trăn trở. Đã có thành tựu trong cuộc đời viết
văn, nhưng Lê Minh Khuê vẫn bình thản tâm sự. Tôi không mấy tin vào sức mạnh của
văn học. Nhà văn thường viết cho những điều của bản thân mình, muốn nói ra một
cái gì mà mình không thể nói ở những lĩnh vực khác. Và không ít lần chị thành thật.
Khi viết ra một cái gì đấy, chỉ độ 10 người đọc cẩn thận, là đã hạnh phúc.
Đó là một cốt cách văn chương. Cốt cách Lê Minh Khuê.

NSƯT Vũ Hà

×