Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hệ thống kế toán trong môi trường thương mại điện tử pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.98 KB, 12 trang )

Hệ thống kế toán trong môi trường
thương mại điện tử
Internet có ảnh hưởng đến tất cả các mặt của thương mại quốc
tế. Ngay cả đối với các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia
vào thương mại điện tử (TMĐT) cũng bị ảnh hưởng bởi các cơ h
ội
về thông tin và liên lạc sẵn có trên Internet. Tốc độ và sự thuạn
tiện của công nghệ mới không chỉ cung cấp các thông tin về cơ
hội kinh doanh mà còn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Thực tế
đòi hỏi nhà quản trị phải tính đến tác động của công nghệ thông
tin đối với quá trình kinh doanh, bao gồm cả kế toán và tài chính.

Thương mại điện tử
TMĐT tác động đến tất cả cácdn kể cả các doanh nghiệp không
trực tiếp tham gia vào loại hình này. TMĐT đưa lại những cơ hội
mới, đồng thời cũng mang đến cả những rủi ro mới. Cơ hội là số
lượng lớn các nhà cung cấp, khách hàng và thị trường,
marketting điện tử và các liên kết giữa các nhà cung cấp hoặc
sản xuất hoạt động trong cùng một lĩnh vực (các liên kết dọc).
Các rủi ro xảy ra thường liên quan đến kỹ thuật (phần cứng-
hardware), phần mềm ứng dụng (softwave), cơ sở dữliệu, việc
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế (tính xác thực), chữ ký điện tử,
vấn đề liên quan đến luật pháp và các thông tin
có tính cá nhân…
TMĐT làm thay đổi sâu sắc phương thức kinh doanh, đòi hỏi sự
thay đổi trong cấu trúc của tổ chức, các mối quan hệ kinh doanh
và các liên minh, cơ chế và cách thức phân phối, luật pháp cũng
như cá quy định mà theo đó, hoạt động kinh doanh được thực
hiện. TMĐT đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro mà các doanh
nghiệp cần phải hạn chế bằng cách thiết lập một hệ thóng cơ sở
hạ tầng thông tin và hệ thống kiểm soát hiệu quả. Hơn nữa,


TMĐT còn làm thay đổi trách nhiệm của người lao động cũng
như vai trò của các cấp quản lý khác nhau. Những thay đổi căn
bản này có ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống kế toán; thay đổi
trong quá trình kinh doanh dẫn tới thay đổi trong cách thức ghi
chép và các quá trình kế toán. Do vậy, những người làm kế toán
và kiểm toán sẽ phải đối mặt với những thách thức mới và cần
thiết phải áp dụng các kỹ thuật phù hợp, ví dụ như phát triển một
hệ thống kế tóan trên cơ sở TMĐT, đảm bảo chắc chắn là các
nghiệp vụ được ghi chép đúng đắn tương thích với các quy định
của quốc gia và quốc tế cũng như phù hợp với các nguy
ên tăc và
chuẩn mực kế toán được thừa nhận.
Trách nhiệm thông qua internet đã mang lại những cơ hội đáng
kể những những cơ hội này cũng sẵn có đối với các đối thủ cạnh
tranh khác nên cũng hàm chứa những rủi ro. Internet cho phép
một doanh nghiệp có thể thâm nhập có hiệu quả các thị trường
mục tiêu có tính địa phương hoặc có thể phục vụ một thị trường
rộng lớn (quốc gia, toàn cầu) với chi phí hiệu quả nhất. Internet
cho phép tiết kiệm chi phí (bằng cách trở thành một nhà cung c
ấp
với số lượng lớn và chi phí thấp) và hạ giá thành (thông qua việc
chuyên môn hóa sản xuất). Thậm chí doanh nghiệp không quyết
định tham gia vào TMĐT cũng sẽ bị ảnh hưởng vì người mua có
thể chỉ quan tâm đến internet và tìm kiếm nguồn cung mới thông
qua internet, hoặc các nhà cung cấp có thể yêu cầu khả năng về
TMĐT và chỉ quan hệ với các doanh nghiệp có khả năng về
TMĐT.
TMĐT thúc đẩy việc áp dụng các mô hình kinh doanh mới, bao
gồm thiết lập các chuỗi bán hàng, các dịch vụ hỗ trợ và thành lập
các liên minh với mục tiêu giảm chi phí. TMĐT còn cung cấp khả

năng tăng lợi nhuận bằng việc tiết kiệm chi phí như dự trữ ảo,
liên kết dọc, giao hàng hóa và dịch vụ theo phương thức điện tử;
tự động đặt hàng: các khách hàng và các nhà cung cấp có thể tự
thực hiện có hiệu quả các giao dịch điện tử dựa trên cơ sở của
internet, bao gồm cả các liên kết với các nhà vận chuyển và các
môi giới khách hàng…Các phương thức kinh doanh mới này
ngày càng được quan tâm bởi khách hàng và người mua.
Vì trách nhiệm không thể không liên quan đến việc sử dụng công
nghệ thông tin, một trong những rủi ro của hệ thống tin học như:
rủi ro của hạ tầng thông tin; rủi ro của các chương trình ứng
dụng; rủi ro của quá trình xử lý thông tin kinh doanh nảy sinh khi
hệ thống tin học đang sử dụng không bao quát toàn bộ quá trình
kinh doanh, mà chỉ phản ánh được một phần của quá trình đó.
Những rủi ro có thể là sự không rõ ràng của số liệu, không rõ
ràng trong việc chuyển sổ và nhận dạng số liệu ở từng khâu của
quá trình ghi chép kế toán.
Doanh nghiệp điện tử và các nguyên tắc kế toán trong
môi trường kinh doanh điện tử.
Các nhà quản lý có nghĩa vụ là đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp trong mói quan hệ tương thích với chiến lược kinh doanh
đã đề ra. Khi hệ thống tin học được thiết lập để phục vụ cho mục
tiêu đó, vấn đề quan trọng là các nhà quản lý phải có các biện
pháp để quản lý và giảm thiểu rủi ro. Trong quá trình xâu dựng
chiến lược của doanh nghiệp điện tử, bên cạnh các cân nhắc về
rủi ro kinh doanh không thể không tính đến rủi ro của hệ thống
thông tin.
Vì vậy, quản lý rủi ro thông tin thường là việc thực hiện nghiêm
túc tính xác thực của thông tin. Tính xác thực của thông tin phụ
thuộc vào sự hữu hiệu của hệ thống tin học và sự hữu hiệu này
lại phụ thuộc vào cách kiểm soát thông tin hiện hành.

Vấn đề là phải quản lý sự hoạt động của hệ thống thông tin để
đảm bảo rằng nó vận hành một cách có hiệu quả và trôi chảy.
Tông tin do hệ thống tin học cung cấp sẽ trở nên hữu hiệu khi hệ
thống đó có khả năng vận hành mà không có lỗi và sai sót trong
một thời kỳ nhất định. Những yêu cầu này dĩ nhiên cũng áp dụng
đối với thông tin của kế toán. Các nguyên tắc sau có thể sử dụng
để đánh giá sự hữu hiệu của thông tin kế toán. Các nguyên tắc
đối với tính bảo mật của thông tin kế toán, và các nguyên tắc đối
với quá trình xử lý thông tin kế toán.
Các nguyên tắc về sự hữu hiệu của thông tin kế toán.
Các nguyên tắc bảo đảm thông tin kế toán
Một điều kiện tiên quyết của bảo đảm thông tin kế toán là sự hữu
hiệu của số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, vì thông tin
trình bày trên các báo cáo tài chính là bắt nguồn từ thông tin do
kế tón cung cấp. Đối với doanh nghiệp điện tử, vì các dữ liệu
được xử lý bởi hệ thông máy tính, nên mức độ ứng dụng tin học
và chất lượng của hạ tầng thông tin cũng là các khía cạnh quan
trọng của đảm bảo thông tin kế toán.
Theo các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán, cá nhà quản lý có
trách nhiệm và nghĩa vụ đáp ứng các điều kiện tiên quyết về sự
hữu hiệu của thông tin kế toán. Vì vật, điều cần thiết là phải phát
triển, ứng dụng và duy trì một mức bảo mật cần thiết để bảo đảm
các tiêu chuẩn của bảo mật.
Một hệ thống tin học sẽ tạo ra sự hữu hiệu của thông tin kế toán
khi nó đáp ứng được các yêu cầu về sau:
Phân tích được: yêu cầu này được thỏa mãn khi các dữ liệu
là đúng đắn và chuẩn xác, hệ thống thông tin là đầy đủ và tương
thích với tất cả các yêu cầu về sự không sửa đổi và mất trộm
thông tin. Các biện pháp có tính kỹ thuật để đạt được kết quả n
ày

gồm các bức tường lửa (firewalls) và hệ thống chống virus. Sự
hữu hiệu của việc xử lý thông tin, các dữ liệu, và việc ứng dụng
tin học được sử dụng trong những điều kiện về cấu hình cụ thể,
và chỉ được chỉnh sửa khi có sự phê chuẩn.
Sẵn có: theo yêu cầu này, doanh nghiệp phải đảm bảo sự
luôn sẵn sàng của phần cứng, phần mềm, và dữ liệu thông tin để
hoạt động kinh doanh diễn ra một cách bình thườg, đặc biệt là
các vấn đề đảm bảo hệ thống trong trường hợp bị gián đoạn
thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý. Vì vậy, đòi hỏi phải
thiết lập được một quy trình phản hồi thích hợp cho các vấn đè
khẩn cấp (mất dữ liệu, lỗi đường truyền…). Thêm vào đó, khả
năng chuyển đổi từ thông tin số hóa sang thông tin có thể đọc
được trên các sổ kế toán cũng hết sức cần thiết.
Bảo mật: yêu cầu này có nghĩa các dữ liệu thu nhận đư
ợc từ
bên thứ ba không được truyền hoặc công bố ra bên ngoài nếu
không có sự ủy quyền.
Tin cậy, chính xác: yêu cầu này liên quan đến nguồn gốc
phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế đối với các cá nhân, người
thực hiện các giao dịch đó. Điều này có thể thực hiện bằng cách,
ví dụ, sử dụng một quy trình ủy quyền. Khi dữ liệu hoặc thông tin
được trao đổi theo cách thức điện tử/kỹ thuật số, vấn đề quan
trọng là bên đối tác có thể nhận diện được, ví dụ bằng cách sử
dụng quy trình về chữ ký điện tử. Trong trường hợp cần thiết,
doanh nghiệp có thể thành lập trung tâm về nhận dạng.
Cho phép và ủy quyền: yêu cầu này có nghĩa là chỉ một vài
người, được chỉ định từ trước có thể truy cập vào một số dữ liệu
thông tin hoặc hệ thống nhất định. Việc này bao gồm đọc, tạo,
sửa đổi và xóa dữ liệu của một tệp thông tin nào đó. Các phương
pháp có hiệu quả để đạt được mục tiêu này là các quy trình bảo

vệ, như thẻ nhận dạng cá nhân hoặc cá từ khóa.
Không thể sao chép: liên quan đến cá kỹ thuật chống sao lưu
(copy) tài liệu nếu không được phép.

×