Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.14 KB, 5 trang )

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh



Cân nặng: Thông thường, trẻ sinh đủ ngày tháng có cân nặng trung
bình 3 kg, dài khoảng 50 cm. Bé sinh 2,8 kg và dài 48 cm thì hơi nhỏ nhưng
chưa đáng ngại. Chỉ khi nào bé sinh dưới 2,5 kg thì được xếp vào nhóm nhỏ
cân, nếu dưới 1,5 kg thì cần có những chăm sóc đặc biệt.
Các bé nhỏ cân thường do sinh thiếu tháng (khoảng 60%). Bé được nuôi
trong bụng mẹ càng ít, các bộ phận cơ thể chưa phát triển hết, cân nặng vì vậy
cũng ít đi, phát sinh nhiều nguy cơ.
Những bé sinh sớm nhưng cận ngày sinh (khoảng 35 - 37 tuần) thường
không bị thiếu cân, không gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hay nếu có
cũng chỉ nhẹ thôi. Cũng có trường hợp nhỏ cân so với tuổi thai (từ chuyên môn là
“SGA - small for gestational age” hay “growth - restricted”), bé có thể sinh đủ
ngày tháng nhưng vẫn thiếu cân do có những giai đoạn bị chậm hay ngưng phát
triển khi còn trong bụng mẹ.
Có một số bé vừa bị sinh thiếu tháng, vừa bị SGA, có nhiều nguy cơ gặp
các vấn đề có liên quan đến thiếu cân.
Khi bắt đầu ăn dặm, mỗi ngày bé cần bú thêm bao nhiêu? Khó có thể
đưa ra một con số chính xác về lượng sữa bé cần, vì còn tùy thuộc vào tuổi, cân
nặng và lượng calori trong thức ăn. Thường thì đa số các bé bắt đầu ăn dặm vẫn
cần được cho bú khoảng 6 lần trong mỗi 24 giờ. Điều quan trọng là phải quan sát
dấu hiệu để cho bú khi bé tỏ ra có nhu cầu.
Tuy nhiên đừng cho bé ăn sớm quá. Viện Nhi khoa Mỹ khuyên các bé nên
được cho bú mẹ ít nhất trong 6 tháng và cũng chỉ nên chờ đến khi bé tròn 6 tháng
mới bắt đầu cho ăn dặm. Ngay khi đã cho ăn dặm rồi, trong thời gian từ 6 tháng
đến 1 năm, sữa mẹ vẫn là thức ăn quan trọng nhất. Vì vậy nên giữ các cử sữa. Nên
cho bé bú trước khi ăn hơn là sau khi ăn.
Khi lớn hơn, bé sẽ ăn nhiều hơn và đương nhiên sẽ bú ít đi. Dù vậy cũng có
những ngày bé sẽ tỏ ra không chịu ăn mà lại đòi bú nhiều, và cũng có những ngày


ngược lại, bé đòi ăn cả ngày mà không chịu bú. Vì vậy sẽ không thể có một liều
lượng nhất định cho bé bú trong 24 giờ.



Uống nước ép trái cây có tốt cho bé không? Các bác sĩ ghi nhận là một số
trẻ em có rối loạn hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng sau khi uống nước ép trái
cây. Nguyên nhân được cho là do một số loại trái cây như táo, lê có chứa một
lượng sorbitol đáng kể mà cơ thể bé không hấp thu được. Quả mận là loại trái cây
có nhiều sorbitol nhất nên có tính nhuận trường. Nhóm trái cây có múi (citrus) như
cam, quýt, chanh, bưởi không có chứa sorbitol. Ở góc độ này thì việc cho bé uống
nước cam vắt không sao. Tuy nhiên nước cam có thể gây dị ứng và làm nổi mẩn
ngứa ở một số bé. Nên chậm cho bé uống nước cam, chanh mà nên đợi bé lớn một
chút, tốt nhất khoảng 9 tháng tuổi.
Cần nhớ là cho uống nhiều nước trái cây quá (dù là loại gì) cũng không tốt.
Chúng làm cho bé đầy bụng, không có chỗ để bú hay ăn những thức bổ dưỡng
khác. Nên giới hạn lượng nước trái cây mỗi ngày không quá 120 ml cho bé dưới 2
tuổi. Với bé 5 - 6 tháng tuổi, nên cho uống bổ sung calci thay vì nước cam.
Đến bao nhiêu tháng thì bé khỏi bú đêm? Theo Susan E.C. Sorensen,
chuyên viên nhi khoa ở Reno, Nevada, Mỹ: “90% các bé sinh đủ ngày đủ tháng,
khỏe mạnh có thể ngủ thẳng giấc qua đêm mà không cần bú vào độ tuổi 6 tháng. Ở
lứa tuổi này, đa số các bé có thể ngủ ngon lành ít nhất 6 giờ không cần thức dậy để
bú”. Vì vậy, cho dù bạn sẵn lòng thức giấc giữa đêm để cho bé bú đi nữa, cũng
nên hạn chế bớt bú đêm khi bé tròn 6 tháng tuổi.
Dấu hiệu để biết bé có thể bỏ bú đêm là: không bú hết bình, buồn ngủ khi
bú… Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp bé sinh non hay suy dinh
dưỡng… Để dễ tập cho bé bỏ bú đêm, nên giảm dần lượng sữa của cử bú khuya.
Mỗi đêm giảm bớt khoảng 30 ml sữa. Nếu bé bú mẹ, mỗi đêm bớt dần thời gian
cho bú. Cuối cùng, nếu bé thức dậy giữa đêm, chỉ dỗ bé mà không cho bú.


×