Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ em ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.97 KB, 5 trang )

Phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ em


Mùa xuân, trẻ em được vui chơi thỏa thích, tuy nhiên cần phải thận
trọng vấn đề tai nạn đối với trẻ, trong đó ngã là một tai nạn thường gặp nhất,
có thể nói hầu như đứa trẻ nào trong đời cũng đã từng bị ngã từ một vài lần
đến nhiều lần. Có trường hợp trẻ chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da và không gây
hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng có trường hợp bị chấn thương rất nặng nề
dẫn đến tử vong. Gần đây, có một bé 7 tháng tuổi ngã từ võng xuống, chỉ cách
mặt đất độ 30 cm, em bị chấn thương sọ não nặng và đã tử vong khi được đưa
đến bệnh viện cấp cứu, lúc xảy ra tai nạn em ở nhà một mình với người giữ
trẻ.
Theo báo cáo của Chương trình phòng chống tai nạn thương tích TP.HCM
thì ngã là tai nạn đứng hàng đầu đối với trẻ dưới 15 tuổi. Ngã có thể gây ra những
hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ bị nạn từ trật khớp, gãy
xương, chấn thương ngực, chấn thương bụng đến chấn thương sọ não hoặc chấn
thương nhiều cơ quan có thể dẫn đến tử vong.
Ngã thường do những nguyên nhân sau đây:
- Ngã do sự bất cẩn của người lớn: Không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ
ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống, do tuột khỏi tay người
lớn.
- Trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững.



- Trượt té khi đi hoặc chạy giỡn ở những nơi ẩm ướt, trơn như nhà tắm, sàn
nước, sàn nhà mới lau hoặc bị đổ nước, sân chơi.
- Chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau ngã, thường gặp ở nhà, ở trường học, trên
đường đi học, đi chơi.
- Trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công.
Phòng ngừa ngã ở trẻ em như thế nào?


Ngã ở trẻ em phần lớn là do sự vô ý hoặc bất cẩn của người lớn hoặc do
tính tò mò, hiếu động nghịch ngợm, chưa nhận thức được hết những nguy cơ xảy
ra tai nạn của trẻ. Do vậy, để phòng ngừa ngã ở trẻ em cũng như những hậu quả
nghiêm trọng do ngã gây ra, người lớn và những người chăm sóc trẻ nên thực hiện
những điều sau đây:



- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ,
chơi.
- Sử dụng “cũi”, đặc biệt có tác dụng với trẻ nhỏ trong trường hợp không
thể trông trẻ được.
- Có rào hoặc thanh bảo vệ ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công
với độ cao tối thiểu 75 cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song không vượt
quá 15 cm.
- Đảm bảo bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi.
- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, ví dụ như leo lên cây cao hái
trái, leo cột điện để lấy diều, leo mái nhà, giáo dục cho trẻ biết các nguy cơ và hậu
quả có thể xảy ra khi ngã, kỹ năng phòng tránh khi đi vào những nơi dễ ngã như
cầu thang, nhà tắm, nơi trơn trượt, giáo dục trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm như
nhảy từ trên cao, thả diều trên sân thượng, lòng đường.
- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường
gặp cho người chăm sóc trẻ.
Những điều không nên làm:
- Không cho trẻ biết lật, bò, đi ngồi hoặc nằm trên võng, giường lúc không
có người lớn bên cạnh.
- Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.
- Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.
- Không để đồ vật của trẻ ngoài tầm với.
- Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc ngược, tung

trẻ.
- Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi.
Tóm lại, ngã là một tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất ở trẻ, có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe và tính mạng của trẻ bị nạn. Các biện pháp
phòng ngừa được nêu ra ở trên rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện
tốt việc phòng ngừa thì điều tiên quyết là mỗi cá nhân và gia đình phải luôn cảnh
giác, cẩn trọng, nhận thức các nguy cơ có thể gây ra tai nạn và luôn có ý thức thực
hiện các biện pháp phòng ngừa cho chính gia đình thân yêu của mình để những tai
nạn thương tâm không còn xảy ra nữa.


×