Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tác dụng bảo vệ sức khỏe của khí công ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170 KB, 5 trang )

Tác dụng bảo vệ sức khỏe của khí công


Hiệu quả của khí công đối với phòng và trị bệnh là tăng cường sức đề
kháng của cơ thể. Tuy khí công cũng có cách tiến hành luyện tập nghiêng về
một bộ phận nào đó, nhưng tác dụng chủ yếu của nó là thông qua chuyển
biến tốt của trạng thái toàn thân. Nhận thức tác dụng bảo vệ sức khỏe của khí
công cần chú ý 3 điều dưới đây:
* Nhận thức đúng đắn tác dụng điều trị của khí công: Nhiều người cho
rằng khí công chỉ có tác dụng đối với bệnh “rối loạn chức năng”. Thực tế, đối với
một vài “bệnh thực thể” trong một chừng mực nhất định, khí công cũng có tác
dụng điều trị.
Chỉ cần vận dụng thích hợp thì có thể rút ngắn liệu trình, hỗ trợ và xúc tiến
sự hồi phục. Khí công góp phần củng cố hiệu quả điều trị lâu dài đối với một số
bệnh mạn tính dễ tái phát như suy nhược thần kinh, hội chứng tiền mãn kinh, cao
huyết áp, bệnh mạch vành, viêm phế quản mạn tính, loét dạ dày và tá tràng… Tuy
nhiên, không thể thần thánh hóa khí công, cho rằng khí công là vạn năng, chữa hết
trăm bệnh là không đúng.
* Nhận thức đúng đắn tác dụng bảo vệ sức khỏe của khí công: Tập khí
công tựa như tham gia các loại hình rèn luyện thân thể khác, làm cho cơ thể được
tập luyện, từ đó nâng cao thể chất, tăng cường sức đề kháng, đạt đến mục đích bảo
vệ sức khỏe.
Nhưng cho rằng tập tốt khí công thì không bao giờ sinh bệnh là không
đúng, bởi vì sự duy trì sức khỏe, sự phát sinh của bệnh tật là một quá trình phức
tạp, do nhiều yếu tố quyết định. Khí công tuy là một cách luyện tập bảo vệ sức
khỏe có hiệu quả, nhưng chưa đủ, còn phải kết hợp nhiều yếu tố như di truyền,
môi trường sống, dinh dưỡng…



* Nhận thức đúng đắn tác dụng kéo dài tuổi thọ của khí công: Thời xưa có


người xem khí công là cách “đuổi bệnh kéo dài tuổi thọ”. Tiến hành tập khí công
quả thật có thể kéo dài tuổi thọ, điều này thường thấy ở các cụ già tập khí công lâu
dài.
* Tập khí công cần lưu ý chọn một căn phòng hay môi trường yên tĩnh,
giúp ích cho luyện công nhập tĩnh. Phải tránh tiếng la hét, tiếng ồn của môi trường
xung quanh kích thích hai tai, gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
* Thời gian luyện công cần căn cứ theo tình trạng bệnh, thể chất, việc làm,
nghỉ ngơi… của người tập luyện để sắp xếp thích hợp, có thể tăng dần thời lượng
nhưng không nên tập quá sức.
* Dinh dưỡng: Trong quá trình điều trị bằng khí công, cần lưu ý tăng cường
dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo chức năng vận hành bình thường của đường
ruột. Nếu trong luyện tập không bổ sung thức ăn kịp thời, đối với việc khỏi bệnh
và hồi phục thể chất đều có thể xảy ra những ảnh hưởng xấu.
* Phần lớn phụ nữ trong thời gian hành kinh đều có thể luyện công như
thường, nhưng cá biệt một số chị em luyện công trong thời gian hành kinh có biểu
hiện tình trạng kinh kỳ kéo dài, lượng kinh gia tăng… Khi ấy nên tạm ngưng cho
đến hết kinh kỳ.
* Không luyện công lúc bụng đói và ngay sau bữa ăn. Khi bụng đói, đường
ruột trong trạng thái rỗng, luyện công thường làm tăng cảm giác đói, gây rối cho
luyện công nhập tĩnh. Sau bữa ăn, bụng trên trướng đầy, trở ngại khí tụ đan điền,
ảnh hưởng chất lượng luyện công.



×