Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mẹo giành khách thị trường chứng khoán pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.62 KB, 7 trang )

Mẹo giành khách
TTCK đã trải qua hơn một tháng hồi phục, giúp các CTCK dễ thở
hơn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. Nhưng sự cạnh
tranh giữa các CTCK vẫn đang diễn ra ngày một quyết liệt hơn, đi
kèm theo đó là những những thủ thuật, mánh lới giành giật khách
hàng. Thị phần chật chội

Sự suy giảm của TTCK trong năm 2008 đã làm không ít CTCK
phải dở sống dở chết với danh mục tự doanh của mình, chỉ trừ
một vài “ông lớn” có bản lĩnh thật sự tiếp tục duy trì mảng tự
doanh. Nhu cầu tư vấn cổ phần hóa, thu xếp mua bán sáp nhập
hoặc bảo lãnh phát hành trong năm nay không nhiều để các
CTCK có thể triển khai.

Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động môi giới nhằm củng cố thu
nhập là điều rất nhiều CTCK đang hướng đến. Để chiếm lĩnh
được thị phần môi giới vốn đã rất chật chội, các CTCK buộc sẽ
phải dốc toàn bộ sức lực của mình.

Rất nhiều CTCK đang tìm mọi cách “ăn thua đủ” miễn sao là
giành được thị phần.

Ông Phạm Linh, TGĐ CTCK Quốc Tế, cho biết: “Chảy máu khách
hàng đang là một trong những nguy cơ hàng đầu của các CTCK
lớn. NĐT ngày càng nhận được nhiều lời mời chào hết sức hấp
dẫn từ các đối thủ, điều này buộc CTCK phải nhìn lại mình, có
những chiến lược hợp lý để giữ khách hàng”.

Hiện nay, biện pháp rải nhân viên đi khắp các nơi, từ hội thảo đến
ĐHCĐ và thậm chí là ngay cả tại sàn của đối thủ cạnh tranh đang
được rất nhiều CTCK áp dụng. Danh sách khách hàng của CTCK


đối thủ đang được xem là “báu vật” mà nhân viên môi giới quyết
tâm săn lùng cho kỳ được.

Những sản phẩm “độc”

Cách đây khoảng 1 năm, UBCKNN đã xử phạt vi phạm hành
chính đối với một CTCK vì bảo lãnh cho khách hàng mua chứng
khoán có giá trị cao hơn số dư tiền có trong tài khoản. Đây là một
hình thái tương tự như sản phẩm giao dịch ký quỹ (margin
trading) hay còn gọi là “bảo hành chìm”.

Nhưng sau khi sự việc này xảy ra, rất nhiều nhân viên môi giới
thuộc các CTCK đối thủ đã xuất hiện tại sàn giao dịch của CTCK
này. Trớ trêu thay, hình thức bảo lãnh chìm vừa khiến cho một
CTCK bị phạt lại được CTCK khác áp dụng rồi biến thể thành sản
phẩm thanh toán “T+7” tung ra nhằm thu hút các NĐT VIP. Theo
đó, các VIP thậm chí khỏi cần nộp tiền vào tài khoản nhưng vẫn
có thể mua chứng khoán rồi sau đó bán ngay vào ngày “T+4”.
những khoản lời hoặc lỗ, cùng với phí giao dịch sẽ được thanh
toán vào ngày “T+7”.

Một hình thức để CTCK thu hút NĐT VIP cũng khá quen thuộc là
cho mượn danh mục đầu tư để giao dịch, hay thường được gọi là
“short sell” (bán khống). Theo đó, sẽ có một thỏa thuận giữa NĐT
và CTCK về thời hạn vay và trả CP mà thường là rất ngắn. CTCK
sẽ chuyển CP sang tài khoản để NĐT có thể bán ra hoặc thực
hiện theo yêu cầu của NĐT. Với hình thức này, CTCK sẽ được
hưởng thêm một khoản lãi suất cho vay CP trong khi NĐT có thể
giao dịch với một giá trị rất lớn.


Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là việc một số nhân viên môi
giới đã lấy tài khoản của NĐT mà chưa được sự cho phép để
chuyển sang tài khoản khác giao dịch. Vào những ngày đầu
tháng 4, đã xuất hiện thông tin một CTCK short sell một blue chip
với khối lượng rất lớn lấy từ tài khoản của khách hàng nhưng đã
được dàn xếp êm thấm. Rủi ro cũng có thể xảy ra là sau khi NĐT
bán ra CP mà giá của CP này tăng mạnh thì có thể dẫn đến việc
mất khả năng thanh toán và CTCK cũng sẽ chịu những thiệt hại
không nhỏ.

Gần đây, một số CTCK mới thành lập cũng chào mời các NĐT về
giao dịch tại công ty mình sẽ được tùy nghi vay mượn danh mục
với vài chục mã CP để đầu tư. Tuy nhiên theo lời của một NĐT
lão làng thì đây cũng chỉ là một “hư chiêu” vì CTCK mới mở thì
làm sao có một danh mục CP phong phú như vậy.

Mở thay vì cấm

Việc một số CTCK âm thầm triển khai những sản phẩm, dịch vụ
khi chưa được các cơ quan quản lý cho phép đã tạo ra sự cạnh
tranh không công bằng.

Trong khi đó việc giám sát và xử phạt những vi phạm vẫn còn
quá nhẹ nhàng và thiếu tính răn đe. Do vậy sẽ không tránh khỏi
việc các CTCK xé rào hàng loạt. Thiết nghĩ, đã đến lúc TTCK cần
xuất hiện thêm những sản phẩm để vừa tạo nguồn cung vững
chắc cho thị trường, đồng thời cũng sẽ hạn chế được cạnh tranh
không lành mạnh.


×