Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 31 trang )

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 1


LỜI GIỚI THIỆU



ây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một xu thế tất yếu của tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam không thể tách rời xu thế đó. Thị
trường chứng khoán (TTCK) hình thành và phát triển sẽ cùng với thị trường tiền tệ tạo
ra một thị trường tài chính vận hành có hiệu quả hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Là một cấu thành của thị trường tài chính, sự phát triển của thị trường chứng
khoán sẽ kém bền vững nếu thiếu sự gắn kết với hệ thống ngân hàng. Từ kinh nghiệm
của nhiều nước đã cho thấy rằng, “nếu thị trường chứng khoán là một cạnh cắt của thị
trường tài chính, thì các ngân hàng vừa là nền móng vừa là xi măng”. Như vậy có thể
thấy hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
kết hợp và tác động với nhau cùng phát triển.
Hiểu rõ về mối quan hệ giữa TTCK và NHTM sẽ giúp tăng lên gấp bội sức mạnh
của hai lĩnh vực, đồng thời nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt được những bước phát triển
ngoạn mục hơn nữa. Ngược lại, không nắm rõ về mối quan hệ nhạy cảm này, các nhà
hoạch định rất dễ có những chính sách và bước đi sai lầm, kéo nền kinh tế của đất nước
vào tình trạng khủng hoảng trì trệ. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đây là một
vấn đè hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Nhóm chúng tôi gồm 4 thành viên, đến từ lớp Anh 5 – TCQTB, đã tập trung tìm
hiểu để có một cái nhìn rõ ràng và tổng quát về NHTM, TTCK và về vai trò của các
ngân hàng thương mại đối với TTCK.
Vì kiến thức còn hạn hẹp và thời gian chuẩn bị chưa nhiều, bài tiểu luận chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy giáo và tập thể lớp góp ý và sửa
chửa để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa.


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

X
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 2



Mục lục


A. Vài nét về NHTM và TTCK ở Việt Nam……………………….3.
I. Một số nét nội bật của hệ thống NHTM …………………………….. ……3
II. Tổng quan về TTCK………………………………………………… ……..4
B. Mối quan hệ giữa NHTM và TTCK……………………………7
C. Vai trò của NHTM trên TTCK…………………………………9
I. Thị trường sơ cấp…………………………………………………………....9
1, Chức năng phát hành………………………………………………………9
2, Chức năng đầu tư…………………………………………………….....10
3, Chức năng bảo lãnh và phát hành……………………………………….12
II. Thị trường thứ cấp…………………………………………………………14
1, Kinh doanh trái phiếu……………………………………………………14
2, Sản phẩm phái sinh………………………………………………………16
3, Cho vay chứng khoán……………………………………………………21
D. Một số kiến nghị và giải pháp ……………………………………..22
E. Kết luận…………………………………………………………….29








TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 3

A.Vài nét về NHTM và TTCK ở
Việt Nam hiện nay.

I. Một vài nét nội bật của hệ thống NHTM:
Tính đến nay, hệ thống ngân hàng nước ta có 6 ngân hàng thương mại nhà nước
(NHTMNN), 37 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 37 chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 12 công ty tài chính và 13 công ty cho thuê tài
chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 54 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước
ngoài. Đến cuối tháng 7, NHNN đã chấp thuận nguyên tắc thành lập cho 10 NHTMCP
có sự tham gia góp vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (trong đó đã cấp giấy
phép chính thức đi vào hoạt động cho 2 ngân hàng). Từ đó càng chứng tỏ hệ thống ngân
hàng đang vững mạnh hơn. Nếu so với cách đây hơn chục năm thì đây quả là một sự
trưởng thành vượt bậc.
Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền
kinh tế, ước tính hàng năm chiếm khoảng 16-18% GDP, trên 50% vốn đầu tư toàn xã
hội. Tăng trưởng tín dụng liên tục tăng trong các năm và năm 2006 ước tăng khoảng
24%, cao hơn mức 19% năm 2005. Đặc biệt, năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt
1.404 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2006, trong đó vốn huy động từ dân cư và các
tổ chức kinh tế chiếm 80%. Hệ thống ngân hàng cũng có nhiều đóng góp cho tăng
trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế trong những năm qua.
Quy mô vốn tự có của các ngân hàng cũng được cải thiện nhiều. Bên cạnh kênh
phát hành trái phiếu Chính phủ với các ngân hàng Nhà nước và phát hành cổ phiếu, các
ngân hàng đã bằng nhiều giải pháp trích từ lợi nhuận, phát hành trái phiếu dài hạn, "bắt
tay" với các nhà đầu tư nước ngoài… để tăng vốn tự có. Vốn tự có của hệ thống năm

2007 tăng 55,84% so với năm 2006, năng lực tài chính cũng được cải thiện rõ rệt.Về
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 4
khả năng sinh lời, năm 2007, kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tăng
54%, trong đó nhóm TMCP đô thị tăng cao nhất 118%.
Hệ thống ngân hàng đã có cuộc đổi mới toàn diện. Nhiều văn bản luật đã được
ban hành một cách đồng bộ; Cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng đã ngày một
hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế; Khuôn khổ thể chế ngày một thông thoáng
và minh bạch hơn. Những phân biệt đối xử giữa loại hình tổ chức tín dụng, tổ chức tín
dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài đã từng bước được loại bỏ; Chức năng
cho vay tín dụng chính sách và cho vay tín dụng thương mại đã được tách bạch; Các
NHTM, các tổ chức tín dụng đã được tự chủ và tự chịu trách nhiệm khá đầy đủ. Tính
cạnh tranh của các tổ chức tín dụng được nâng cao; Thị trường dịch vụ ngân hàng được
phát triển an toàn và hiệu quả.
Hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại tài chính, tăng vốn điều lệ cho các
NHTMNN, xử lý nợ xấu (hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm từ gần 20% trong
những năm 90 xuống còn khoảng 3,1%), đào tạo cán bộ và nâng cấp hệ thống trên cơ sở
công nghệ hiện đại, nối mạng và thanh toán điện tử…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng được ghi nhận nêu trên, hệ thống
ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được khắc phục để hội nhập được tốt, có
khả năng cạnh tranh cao trong môi trường quốc tế.
II.Tổng quan về thị trường chứng khoán:
Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một xu thế tất yếu của tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam không thể tách rời xu thế đó. Thị trường chứng
khoán (TTCK) hình thành và phát triển sẽ cùng với thị trường tiền tệ tạo ra một thị
trường tài chính vận hành có hiệu quả hơn, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng đã
chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2001 - 2010 là tạo lập đồng bộ các yếu tố thị
trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước về phát triển thị
trường vốn và tiền tệ, nhất là thị trường vốn trung và dài hạn; tổ chức và vận hành an

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 5
toàn, hiệu quả TTCK, từng bước mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động kể cả việc thu
hút vốn nước ngoài.
Quán triệt chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu
cơ bản đề ra là thiết lập và đưa vào hoạt động một TTCK có tổ chức từ thấp đến cao,
từng bước hoàn thiện và phát triển. Việc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chuyển giao về
Bộ Tài chính vào đầu năm 2004 đã tạo thuận lợi để hoàn thiện khung pháp lý và chính
sách khuyến khích tham gia thị trường, phát triển hàng hoá và mở rộng phạm vi thị
trường giao dịch chứng khoán. Có thể nói sau gần 5 năm đi vào hoạt động, nhìn chung
quy mô TTCK còn nhỏ, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đến hết tháng 3/2005 là
khoảng 28.000 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 3,94% GDP của năm 2004, nhưng cũng đã
cho thấy hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ và đầu tư của các tổ chức tham gia thị
trường ngày càng tiến tới tính chuyên nghiệp hơn, góp phần cho sự phát triển của
TTCK trong tương lai.
Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh
nghiệp thực hiện cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta mới
chính thức hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28-7-2000. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao
dịch với tổng số vốn 27 tỉ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu,
mức vốn hoá của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỉ USD. Vài năm gần đây mức vốn hóa
của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD
(chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng 4- 2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP),
tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP.
Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự gia tăng
đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỉ USD. Theo dự
tính, quy mô của thị trường còn tiếp tục được mở rộng do các doanh nghiệp nhà nước
đã cổ phần hoá sẽ tiếp tục niêm yết vào năm 2007-2008 trong đó có Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 6
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với số vốn lên tới hàng
ngàn tỉ đồng.
Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị
trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm
thì tháng 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm và sau một vài tháng
giảm sút, hiện nay VN-Index đang dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm (đến giữa
tháng 5-2007 đã lên 1.060 điểm), tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Đặc biệt, số lượng
các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12- 2006,
có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2.000 tài
khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức cũng tăng lên
đáng kể, hiện có 35 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó 23 quỹ đầu tư
nước ngoài và 12 quỹ đầu tư trong nước. Ngoài ra, còn có gần 50 tổ chức đầu tư theo
hình thức uỷ thác qua công ty chứng khoán.
Hệ thống các tổ chức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
Tính đến nay, trên thị trường có 55 công ty chứng khoán, tăng mạnh hàng năm, vốn
điều lệ bình quân đạt 77 tỉ đồng/công ty. Ngoài ra, còn có sự tham gia của 18 công ty
quản lý quỹ, 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, 6 ngân hàng lưu ký.
Sự ra đời của Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01-01-2007) đã tạo khung
pháp lý cao cho TTCK phát triển góp phần thúc đẩy khả năng hội nhập vào thị trường
tài chính quốc tế của TTCK Việt Nam.
Những vấn đề liên quan đến TTCK, trong đó những quy định về đăng ký, lưu ký,
công khai và minh bạch, giám sát và kiểm tra của các cơ quan chức năng quản lý hoạt
động của TTCK từng bước được hoàn thiện. Đáng chú ý là Chính phủ đã chỉ đạo việc
phối hợp giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước
trong việc tăng cường kiểm soát TTCK ở nước ta, do đó thị trường này vẫn đang ổn
định và phát triển khá mạnh.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 7


B. Mối quan hệ giữa NHTM và TTCK


Là một cấu thành của thị trường tài chính, sự phát triển của thị trường chứng
khoán sẽ kém bền vững nếu thiếu sự gắn kết với hệ thống ngân hàng. Từ kinh nghiệm
của nhiều nước đã cho thấy rằng, “nếu thị trường chứng khoán là một cạnh cắt của thị
trường tài chính, thì các ngân hàng vừa là nền móng vừa là xi măng”. Như vậy có thể
thấy hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
kết hợp và tác động với nhau cùng phát triển.
Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán như hai bình thông nhau trong sự
luân chuyển vốn, lãi suất ngân hàng tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán
giảm hoặc tăng, cũng như ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vốn (capital flow) : vốn
được chuyển từ TTCK sang thị trường tiền tệ hoặc ngược lại. Trong khi đó sự biến
động của lãi suất trên thị trường tiền tệ chịu tác động nhiều bởi các giải pháp điều hành
công cụ chính sách tiền tệ của NHTW. Do đó nếu chính sách tiền tệ duy trì được lãi
suất thị trường tiền tệ ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán. Ngược lại, thị trường chứng khoán phát triển chính là kênh cung cấp
thông tin nhạy bén, phản ánh chính xác hoạt động kinh tế cho NHTW, qua đó giúp
NHTW đưa ra các giải pháp điều hành CSTT phù hợp, nâng cao năng lực điều tiết tiền
tệ, hiệu quả điều hành CSTT.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán phát triển còn tạo thêm những công cụ
mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia
các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng
thời hỗ trợ NHTW thực hiện tốt vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT,
nhất là thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc mua, bán chứng khoán của NHNN với
các NHTM sẽ có tác dụng mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông, qua
đó mà khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục tiêu đã định.

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 8
Các TCTD có vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán, cả với thị trường sơ cấp và thứ cấp. TCTD cũng là nhân tố góp phần thúc
đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghịêp Nhà nước và hình thành các công ty cổ
phần, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đồng thời, các TCTD
tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán, giúp các công ty phát hành chứng khoán, làm
trung gian mua bán chứng khoán, cung cấp các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán
cho khách hàng, thực hiện vịêc thanh toán chứng khoán...Ngược lại, thị trường chứng
khoán phát triển sẽ tạo điều kiện giảm bớt gánh nặng của các TCTD về đáp ứng vốn dài
hạn cho nền kinh tế, tạo thêm cơ hội mở rộng danh mục đầu tư của các TCTD và là
kênh quan trọng để các NHTM cổ phần bổ sung vốn điều lệ. Trên thực tế, là một trong
các thành viên chủ yếu của thị trường chứng khoán, các TCTD đã có mặt trong hầu hết
các lĩnh vực hoạt động như các NHTM đã thành lập công ty chứng khoán, tham gia
làm ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng lưu ký, tham gia góp vốn thành lập công
ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thực hiện vai trò ngân hàng giám sát.... Tuy nhiên,
sự tham gia của các TCTD trên thị trường chứng khoán vẫn còn khả năng mở rộng và
phát triển rất nhiều.




















TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 9

C. Vai trò của NHTM trên TTCK

I. THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP:
1. Chức năng phát hành:
a. Ví dụ:
Tháng 12/2005 Ngân hàng Ngoại thương VN -Vietcombank (VCB) đã phát hành
1.365 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn. Có thể nói, đợt phát hành này theo đánh giá của giới
chuyên gia là rất thành công, bởi đã thu hút được mối quan tâm rất lớn của công chúng
đầu tư. Ví dụ trên đã đưa ra một câu hỏi: Tại sao các ngân hàng cần phát hành trái
phiếu? Lợi ích hay ý nghĩa của nó?
b. Định nghĩa:
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản
tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản
cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
c. Ý nghĩa:
Phát hành trái phiếu ra công chúng thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả,
tiết kiệm, chi phí phát hành đối với các DN tại các nước có thị trường vốn phát triển
như Anh, Mỹ. Nhiều công ty cổ phần Việt Nam hiện đang huy động vốn thông qua thị
trường chứng khoán nhưng chủ yếu bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng

mà chưa coi trọng đúng mức việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, ngoại
trừ một số ngân hàng phát hành trái phiếu chuyển đổi. So với cổ phiếu thì trái phiếu có
tính an toàn cao hơn,tình thanh khoản tuơng đối sẽ là một công cụ đầu tư hấp dẫn với
dân chúng đặc biệt là ở Việt Nam khi cổ phiếu còn là một lĩnh vực mới mẻ.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 10
Quan trọng hơn, phát hành trái phiếu làm tăng tổng tài sản của các ngân hàng.
Giờ đây, có thể nói, tổng tài sản lớn đang là một thế mạnh mà các ngân hàng rất quan
tâm khai thác. Ngân hàng nào cũng muốn mình có tổng tài sản lớn nhất vì cổ đông và
khách hàng của họ cứ thấy ngân hàng nào có tổng tài sản lớn nhất là yên tâm. Điều này
hàm chứa nhiều rủi ro. Nhìn vào bảng tổng kết tài sản của một vài ngân hàng, vốn huy
động rất nhiều trong khi cho vay không có bao nhiêu, tức vốn vẫn chưa được sử dụng
hết. Vậy phát hành trái phiếu để làm gì? Tháng trước, BIDV phát hành 3.000 tỉ đồng
trái phiếu. Mặc dù số liệu không công bố nhưng nhiều nguồn tin cho biết đối tượng mua
chủ yếu là các ngân hàng khác. Như vậy, có tình trạng là ngân hàng này phát hành trái
phiếu, ngân hàng khác mua vào và cứ như thế tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng
lên!
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn.Đã đến lúc việc nghiên cứu để tiến tới
phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế tạo ra một kênh huy động
vốn mới là rất cần thiết có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế và chuẩn bị từng
bước tham gia vào thị trường vốn quốc tế.
Ý nghĩa thứ hai trong việc phát hành trái phiếu là tăng hàng hoá cho thị trường
chứng khoán. Bởi vì hàng hóa cho thị truờng chứng khoán gồm 2 loại chủ yếu là cổ
phiếu và trái phiếu.Đó cũng là phương thức mở rộng hoạt động và qui mô cho thị
trường chứng khoán. Bên cạnh đó, ngân hàng giúp các công ty phát hành chứng khoán,
làm trung gian mua bán chứng khoán, cung cấp các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng
khoán cho khách hàng, thực hiện vịêc thanh toán chứng khoán...

2. Chức năng đầu tư:

a.Ví dụ:
Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là 17.226 tỷ đồng,
trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 11
Với những con số cụ thể gần đây Ngân hàng Á Châu (ACB) đầu tư vào chứng
khoán của ngân hàng này xếp đầu bảng trong các ngân hàng, lên tới 9.636,853 tỷ đồng
đến 31/12/2007. Những ngân hàng khác dù nhỏ hơn, nhưng con số đầu tư chứng khoán
cũng lên tới hàng ngàn tỷ đồng, chẳng hạn ABBank đã chi ra khoảng 3.600 tỷ đồng để
đầu tư vào chứng khoán; SeABank là gần 4.000 tỷ đồng; Techcombank xấp xỉ 7.000 tỷ
đồng và VIB Bank là 6.676 tỷ đồng…
b.Ý nghĩa:
Như đã giới thiệu ở trên, trong những năm gần đây thị trường chứng khoán Việt
Nam đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Trong đó vai trò của Ngân hàng thương
mại trong việc đầu tư là rất quan trọng và gần như là khách hàng lớn nhất của thị trường
này.
Ích lợi đầu tiên là lượng tiền của chúng ta có thể đi vào sản xuất, nâng cao đời
sống tiêu dùng, giải phóng sức lao động, tăng thêm được rất nhiều công ăn việc làm...
Ngân hàng thương mại đã phát huy được nguồn vốn lớn của mình để thúc đẩy tốc độ
phát triển kinh tế. Với tư cách là một nhà đầu tư, Ngân hàng đã có những tác động tích
cực trong việc mở rộng thị trường, nâng lượng lưu thông hàng hoá trên thị trường
chứng khoán, mở rộng qui mô vốn cho các doanh nghiệp từ đó nâng cao sản xuất.
Ngoài ra việc này còn tăng tính thanh khoản cho công cụ nợ này, giúp cho trái phiếu có
một sức hấp dẫn hơn trên thị trường tiền tệ.
Trong thời gian gần đây khi nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát
cao, Nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp kiểm soát tín dụng, lãi suất được áp
dụng trong đó một biện pháp hiệu quả là khuyến khich ngân hàng thương mại mua trái
phiếu. Khi đó lượng tiền trong nền kinh tế được thu hẹp, chi tiêu công giảm và tăng
hiểu quả đầu tư. Chính vì vậy cùng với những chính sách thắt chặt tiền tệ và điều chỉnh
lãi suất, đây là một chính sách hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam còn phát triển chưa

bền vững.

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Vai trò của Ngân hàng thương mại trong Thị trường chứng khoán 12
3. Chức năng phân phối, bảo lãnh phát hành:
a.Định nghĩa:
Theo quan niệm của một số nhà chuyên môn thì, bảo lãnh phát hành chứng khoán
“là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục
trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ
chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết
của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán
ra công chúng”.
b. Ý nghĩa:
Với quan niệm này thì, người bảo lãnh có thể là ngân hàng thương mại, hoặc
một tổ chức được phép hỗ trợ cho công ty phát hành chứng khoán của mình, hoặc chủ
sở hữu chứng khoán phát hành và phân phối chứng khoán. Như vậy, người bảo lãnh
cho phát hành chứng khoán không chỉ là nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng, của các
ngân hàng thương mại nữa, mà còn là nghiệp vụ của các tổ chức được phép hỗ trợ cho
công ty phát hành chứng khoán của mình; thậm chí còn là nghiệp vụ của chủ sở hữu
chứng khoán phát hành và phân phối chứng khoán!
Một vấn đề khác rất đáng được quan tâm là, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán được thực hiện “bằng việc thoả thuận mua bán chứng khoán để bán lại, hoặc bán
chứng khoán thay mặt người phát hành hay người chủ sở hữu”. Như vậy, khi đứng ra
làm người bảo lãnh phát hành chứng khoán, ngân hàng thương mại hay một tổ chức nào
đó được lựa chọn phải làm một cam kết với người phát hành chứng khoán là phải mua
và bán hết số lượng đã phát hành. Điều này cũng có nghĩa là, người bảo lãnh phát hành
chứng khoán cũng là người bao tiêu toàn bộ “hàng hoá” đã được phát hành ra.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là một trong những nghiệp vụ có khả năng đem
lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho bản thân các ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh
mà quan trọng hơn là cho tất cả những ai có nhu cầu đầu tư trên thị trường chứng

khoán. Đặc biệt, với các doanh nghiệp không phải ngân hàng muốn phát hành cổ phiếu
khi có bảo lãnh của ngân hàng thì khả năng bán ra của các cổ phiếu này là rất lớn. Tuy
vậy, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay nghiệp vụ này hầu như chưa

×