Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kiểm tra cuối học kì 2 S7-Đ2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.69 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG ANH
TRƯỜNG THCS XUÂN CANH
============
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Sinh học 7
Thời gian lam bài: 45 phút

I) PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Hãy đánh dấu () vào câu trả lời đúng nhất của các câu hỏi sau:
1) Hệ tuần hoàn ếch gồm những gì?
 a) Tim hai ngăn (một tâm nhĩ, một tâm thất).
 b) Tim 3 ngăn (hai tâm nhĩ và một tâm thất).
 c) Hai vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn phổi).
 d) Cả b và c đúng.
2) Nhiệt độ cơ thể của chim và bò sát là:
 a) Ở chim là đẳng nhiệt, ở bò sát là biến
nhiệt.
 c) Ở chim và bò sát đều là đẳng nhiệt.
 b) Ở chim là biến nhiệt, ở bò sát là đẳng
nhiệt.
 d) Ở chim và bò sát đều là biến nhiệt.
3) Thỏ thở bằng cách thay đổi thể tích của lồng ngực là nhờ:
 a) Sự co dãn các cơ liên sườn.  c) Câu a, b đúng.
 b) Sự nâng lên, hạ xuống của cơ hoành.  d) Câu a, b sai.
4) Những con nào sau đây đều thuộc bộ Guốc chẵn?
 a) Lợn, Trâu, Ngựa vằn, Hươu sao  c) Ngựa vằn, Tê giác, Lừa, Ngựa.
 b) Hươu sao, Dê, Bò, Lợn.  d) Tê giác, Lừa, Bò, Hươu cao cổ.
Câu 2: Hãy đánh dấu (x) vào chỗ đúng hoặc sai trong bảng sau:
Đặc điểm Đúng Sai
Ếch hô hấp hoàn toàn bằng phổi
Ở Thằn lằn tim có 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, có 2 vòng tuần


hoàn.
Ở chim có nước tiểu đặc và thiếu bóng đái làm giảm tải trọng chim
lúc bay.
Thỏ hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.
II) PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Hãy điền các ý nghĩa thích nghi để hoàn thành nội dung bảng đặc điểm cấu tạo ngoài của
Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
Bộ phận
cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và
tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông Bộ lông mao dày, xốp
Chi
(có vuốt)
Chi trước ngắn
Chi sau dài, khỏe
Giác quan
Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm
Tai rất thính, có vành tai lớn, dài, cử động được
theo các phía
Câu 2: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa bộ thú Ăn sâu bọ và bộ Gặm nhấm?
Câu 3: Việc đốt phá rừng và săn bắt bừa bãi dẫn đến những hậu quả gì đối với nguồn lợi thú?
Nêu một số biện pháp cần thiết để bảo vệ nguồn lợi thú?
Đề số: 2
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Sinh học 7
Thời gian lam bài: 45 phút
Đề số 2:
I) PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu Đáp án Điểm Câu Đáp án Điểm
1
1- d 0,5 đ
2
1- S 0,5 đ
2- a 0,5 đ 2- Đ 0,5 đ
3- c 0,5 đ 3- Đ 0,5 đ
4- b 0,5 đ 4- S 0,5 đ
II) PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu đúng ý nghĩa thích nghi của mỗi đặc điểm cấu tạo được 0,4 điểm.
Bộ phận
cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập
tính lẩn trốn kẻ thù
Điểm
Bộ lông Bộ lông mao dày, xốp
Che trở và giữ nhiệt tốt cho cơ thể.
0,4đ
Chi
(có vuốt)
Chi trước ngắn Đào hang, di chuyển. 0,4đ
Chi sau dài, khỏe
Bật nhảy xa, giúp Thỏ chạy nhanh
khi bị săn đuổi.
0,4đ
Giác
quan
Mũi thính và lông xúc giác nhạy

cảm
Thăm dò thức ăn hoặc môi trường.
0,4đ
Tai rất thính, có vành tai lớn, dài, cử
động được theo các phía
Định hướng âm thanh, phát hiện
sớm kẻ thù.
0,4đ
Câu 2: (2 điểm)
- Nêu đúng đại diện mỗi bộ được 0,25 điểm.
- Trình bày đúng đặc điểm của mỗi bộ được 0,75 điểm.
Bộ ăn sâu bọ. Bộ gặm nhấm.
- Đại diện: Chuột chù, chuột chũi
- Đặc điểm: Là những thú nhỏ có mõm kéo dài
thành vòi ngắn.
+ Bộ răng gồm các răng đều nhọn, thích nghi
với chế độ ăn sâu bọ.
+ Thị giác kém nhưng khứu giác và xúc giác
phát triển thích nghi với việc đào bới tìm mồi.
+ Thường sống đơn độc.
- Đại diện: Chuột đồng, Sóc, Nhím
- Đặc điểm: Có bộ răng thích nghi với chế độ
gặm nhấm: răng cửa lớn, sắc, thiếu răng nanh.
Có khoảng trống hàm.
+ Có tập tính gặm nhấm thức ăn.
+ Thường sống theo đàn
Câu 3: (2 điểm)
- Nêu được những hậu quả của việc đốt phá rằng và săn bắt bừa bãi đối với nguồn lợi thú
được 1 điểm.
- Nêu đủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ nguồn lợi thú được 1 điểm.

* Hậu quả của việc đốt phá rằng và săn bắt bừa bãi đối với nguồn lợi thú:
+ Làm giảm môi trường sống và nguồn thức ăn của thú => Thú phát triển và sinh sản kém, thú
non thiếu điều kiện chăm sóc của thú bố mẹ.
+ Nhiều loài thú quý hiếm ngày càng bị hiếm dần, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
* Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thú:
+ Quy định thời gian và khu vực săn bắt để bảo vệ thú trong thời gian sinh sản, nuôi con.
+ Cấm săn bắt những loài thú quý hiếm.
+ Cấm những phương pháp đánh bắt lạc hậu như đốt, phá rừng.
+ Tổ chức thuần hóa những loài có giá trị kinh tế.
+ Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ và gây giống những loài quý hiếm,
các loài có giá trị kinh tế, khoa học.

×