Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi HK2 09-10 sử 8 (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94 KB, 2 trang )

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ II 2009-2010
Môn: Lịch sử 8- Thời gian: 60 phút
A. MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Tổng
TN TL TN TL TN TL
Bài 21 C1y1 0,25đ
Bài 22 C2y2 0,25đ
Bài 23 C3y3 0,25đ
Bài 24 C4y4 0,25đ
Bài 25 C5y5 C2(4,5đ) 4,75đ
Bài 26 C6y6
C7y7
0,5đ
Bài 27 C8y8 C10y10 0,5đ
Bài 28 C9y9 0,25đ
Bài 29 C11y11 C3(2đ) 2,25đ
Bài 30 C12y12 C1(0,5đ) 0,75đ
Tổng 3 5 2 10đ
B. ĐỀ THI
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Khoanh tròn một chữ cái đứng trước mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, các nước đế quốc chia thành hai khối đối
lập là?
A. Đức – Ý – Nhật và Mỹ - Anh - Pháp
B. Đức – Ý – Áo và Anh – Pháp – Nhật
C. Đức – Áo – Hung và Anh – Pháp – Mỹ
D. Ý – Áo – Đức và Anh – Pháp – Mỹ
Câu 2: Thuyết tương đối do nhà bác học nào đề ra?


A. Tô-mát Ê-đi-xơn B. I-xắc Niu-tơn C. Anbe Anhxtanh D. Ninxơn Bo
Câu 3: Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế ký với Pháp là Hiệp ước gì? Kỳ vào năm nào?
A. Hiệp ước Hác măng - 1883
B. Hiệp ước Nhâm Thất - 1862
C. Hiệp ước Pa-tô-nốt - 1884
D. Hiệp ước Giáp Tuất - 1874
Câu 4: Tại sao Việt Nam lại trở thành đích ngắm cho sự xâm lược của thực dân Pháp?
A. Vị trí thuận lợi, dân tuy nghèo nhưng đông
B. Tài nguyên tuy ít nhưng có vị trí thuận lợi
C. Tuy vị trí không thuận lợi nhưng giàu tài nguyên và thị trường béo bở
D. Giàu tài nguyên, thị trường béo bở, vị trí thuận lợi
Câu 5: Nội dung Hiệp ước Hác măng là gì?
A. Triều Nguyễn vẫn còn quyền đối nội, đối ngoại tại miền trung
B. Pháp trả 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ cho triều đình Huế
C. Việt Nam trở thành xứ bảo hộ của Pháp
D. Bắc kỳ thuộc Pháp
Câu 6: Ba Đình là tên gọi chung của ba đình làng nào?
A. Thọ Xương, Mậu Thịnh, Mỹ Khê C. Thượng Phúc, Mã Cao, Mỹ Khê
B. Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê D. Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Hương Khê
Câu 7: Ai là người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế?
A. Tôn Thất Thuyết C. Tôn Thọ Tường
B. Nguyễn Văn Thành D. Trần Liễn Thành
Câu 8: Yên Thế thuộc địa phận tỉnh nào?.
A. Hà Giang B. Thanh Hóa C. Sơn Tây D. Bắc Giang
Câu 9: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần đề cập đến một loạt vấn đề cải
cách?
A. Nguyễn Huy Tố C. Nguyễn Lộ Trạch
B. Nguyễn Trường Tộ D. Đinh Văn Điền
Câu 10: Tại sao gọi cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yến Thế là phong trào nông dân?
A. Lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa đều là nông dân

B. Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra tại thành thị nhưng được nông dân tích cực ủng hộ
C. Vì cuộc khởi nghĩa này chỉ chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn
D. Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang
Câu 11: Cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất của Pháp diễn ra vào thời gian nào?
A. 1897-1917 B. 1884-1914 C. 1897-1914 D. 1858-1914
Câu 12: Tổ chức chính trị đầu tiên do Phan Bội Châu thành lập là tổ chức nào?
A. Việt Nam Cách Mang thanh niên hội C. Việt Nam Quang Phục hội
B. Đông kinh nghĩa thục D. Hội Duy Tân
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 (0,5đ): Em hảy kể tên những phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 2 (4,5đ): Em hãy cho biết tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể
hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về tinh thần đó (trong giai đoạn từ năm 1858 – 1873)
Câu 3 (2đ): Em hãy nêu nhận xét của mình về sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?
C. ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (3đ)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A C B D C B A D B A C D
II. Tự luận
Câu 1 (0,5đ)
-Phong trào Đông Du (1905-1907), Đông kinh nghĩa thục (1907), cuộc vận động Duy Tân và
phong trào chống thuế ở Trung kỳ.
Câu 2 (4,5đ)
- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa quân phối hợp với quân triều đình chống Pháp. (0,5đ)
- Tại Gia Định và tỉnh miền Đông Nam kỳ: phong trào diễn ra sôi nổi. (0,5đ)
+ Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên
sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861). (0,5đ)
+ Khởi nghĩa Trương Định: làm địch thất điên bát đảo (0,5đ)
+ KHởi nghĩa Trương Quyền ở Tây Ninh, kết hợp với người Cam-pu-chia kháng Pháp. (0,5đ)
- Phong trào kháng Pháp của nhân dân 6 tỉnh Nam kỳ; nhiều trung tâm kháng chiến được thành
lập; Đồng Tháp Mười, Tây Ninh,. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan

Liêm, Nguyễn Trung Trực, Trương Định. (1đ)
Nhận xét của học sinh
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn căm thù giặc sâu sắc, biết đoàn kết chống giặc
ngoại xâm, không ngại gian lao kháng chiến dù phải hi sinh nhưng phải kiên quyết chiến đấu để giữ
vững nền độc lập cho dân tộc. (1đ)
Câu 3 (2đ)
- Chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn. (1đ)
- Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến (1đ)

×