Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phụ nữ và chứng mất ngủ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.58 KB, 5 trang )

Phụ nữ và chứng mất
ngủ




Do hormone
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, thiếu
ngủ ở phụ nữ là do hoạt động của đồng hồ sinh học,
do hormone thay đổi gây ảnh hưởng đến các hoạt động thể
chất.
Ngoài ra còn có lý do khác như khi mang thai, sinh con,
phụ nữ cũng khó ngủ, hoặc khi mãn kinh hormone thay đổi
tạo ra nhiều hiện tượng bất thường ảnh hưởng đến giấc ngủ
như bốc hỏa hay ra mồ hôi ban đêm.

Do tuổi tác
Khi tuổi cao phụ nữ càng ít ngủ hơn, cơ chế làm việc của
cơ thể bị suy giảm nên giấc ngủ đến chậm hơn và giảm
mạnh về thời lượng.
Một số người do không ngủ được đã phải dùng đến thuốc
ngủ, nhưng theo các thầy thuốc thì đây không phải là giải
pháp tối ưu bởi nó có thể để lại phản ứng phụ gây ra các
căn bệnh về thần kinh như stress, hoặc bồn chồn lo lắng.
Phụ nữ dẻo dai nhưng dễ mệt mỏi

Lâu nay người ta thường cho rằng phụ nữ có sức chịu đựng
tốt hơn nam giới nhưng thực tế phụ nữ lại dễ mệt mỏi và
đây cũng là nguyên nhân làm cho phụ nữ thiếu ngủ, khó
ngủ.
Một trong những lý do này là do phụ nữ phải làm việc, lo


lắng quá nhiều cho công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con
cái. Ví dụ, những công việc phải tranh thủ làm buổi tối, làm
thêm giờ, lo toan gia đình và hậu quả bị kiệt sức, mệt mỏi
nên giấc ngủ đến khó khăn hơn.
Những rủi ro do thiếu ngủ gây ra
Thiếu ngủ có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, béo
phì và nhiều chứng bệnh nan y khác. Theo nghiên cứu thì
những người ngủ dưới 6 tiếng/ngày rủi ro mắc tật như thay
đổi tâm tính, stress, lo lắng tăng cao, dẫn đến ăn nhiều, béo
phì và nhiều rủi ro tai nạn khác, đặc biệt là khi điều khiển
phương tiện giao thông hay đi ca kíp ban đêm. Nếu bị thiếu
ngủ kinh niên, rủi ro mắc các chứng bệnh tâm thần rất lớn,
kể cả bệnh trầm cảm, cao huyết áp, tim mạch và tiểu
đường.
Để có giấc ngủ tốt
- Áp dụng lịch ngủ nghỉ khoa học: Nên đi ngủ đúng giờ,
ngủ sớm, dậy sớm kể cả ngày nghỉ cuối tuần. Không nên đi
ngủ quá nửa đêm hoặc thức dậy trước 4 h30’ sáng. Nên duy
trì thời gian ngủ khoảng 7 tiếng mỗi đêm.
- Khi ngủ nên tắt đèn: Đèn sáng, đồng hồ kêu quá to, tiếng
ồn thiết bị giải trí… có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì
vậy, khi đã lên giường đi ngủ thì nên tắt đèn, hạn chế tối đa
tiếng ồn và ánh sáng phát ra.
- Chú ý đến nhiệt độ phòng: Duy trì nhiệt độ phòng thích
hợp, nếu quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến giấc
ngủ.
- Không làm việc sát lúc đi ngủ: Tốt nhất là ngừng công
việc trước 1 giờ khi đi ngủ, kể cả tắm giặt, xem phim, đọc
sách báo vv… Trước khi đi ngủ có thể tắm nước nóng, sau
đó nhiệt độ cơ thể giảm dần giúp ngủ ngon hơn.

- Sử dụng chất kích thích: Theo khuyến cáo thì sau 5 giờ
chiều không nên sử dụng quá nhiều cà phê, thuốc lá, hoặc
ăn quá no, tất cả điều này sẽ làm cho dạ dày phải làm việc
quá tải, gây mất ngủ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ
3 tiếng nên tập thể dục sẽ có tác dụng giúp cơ thể thư giãn
và dễ ngủ.
- Giảm stress: Để giảm thiểu stress bạn nên làm việc, ăn
uống và nghỉ ngơi khoa học, không tham công tiếc việc, lo
lắng quá mức những cái ngoài khả năng của mình, dẫn đến
stress và gây khó ngủ.
- Kiểm tra và điều trị các chứng bệnh liên quan, ví dụ như
bệnh tê chân khi ngủ, bệnh rối loạn giấc ngủ do dùng
thuốc… Nên đi kiểm tra sớm, tư vấn bác sĩ để có cách điều
trị thích hợp.
- Không nên bỏ qua giấc ngủ trưa: Theo nghiên cứu thì giấc
ngủ trưa rất quan trọng, giống như bữa ăn sáng, nó có tác
dụng giúp cơ thể phục hồi năng lượng nhưng không được
dài quá 40 phút đối với phụ nữ mới sinh con. Nếu ngủ quá
dài sẽ gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
- Liệu pháp lựa chọn: Một số liệu pháp lựa chọn như châm
cứu, massage cũng có tác dụng tích cực cho giấc ngủ.

×