Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

6 cách giúp bà mẹ nhiều con thoải mái hơn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.47 KB, 12 trang )

6 cách giúp bà mẹ nhiều con
thoải mái hơn


Sinh thêm em bé ngay
khi đang có con nhỏ đối
với mỗi người mẹ có thể
nói là một trải nghiệm
thật khó khăn! Sáu lời
khuyên được tác giả
Margartett Burnette của
tạp chí Motherhood đưa
ra dưới đây sẽ giúp cho
cuộc sống của bạn thoải
mái hơn.
Vài tháng sau khi vừa sinh con, vợ chồng chúng tôi bắt đầu
sinh hoạt lại. Chín tháng sau đó, tôi và chồng vui mừng
chào đón sự ra đời của đứa bé thứ hai.

Ảnh: Images
Sau những lần thay tã, chăm con và công việc lau dọn
không dứt, tôi phải thừa nhận rằng làm một người mẹ “tay
bồng tay bế” quả là một công việc không dễ dàng gì. Tuy
nhiên, tôi cũng tìm ra được những cách rất đơn giản khiến
cuộc sống của mình dễ chịu hơn.
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ được các chuyên gia chăm
sóc sức khỏe và các bà mẹ có kinh nghiệm đưa ra nhằm
giúp cho những phụ nữ đang có con và chuẩn bị sinh thêm
bé nữa.

1. Viết ra công việc hằng ngày


Hãy thiết lập một thời gian biểu và cố gắng thực hiện nó
theo kỷ luật. Valerie Akong là một công nhân đồng thời là
y tá hộ sinh, hiện là mẹ của hai con nhỏ, từ những kinh
nghiệm chuyên môn cũng như cá nhân mình, cô thấy rằng
lời khuyên trên là cần thiết.
Rất nhiều bà mẹ có con dưới ba tuổi cũng đã đưa ra lời
khuyên tương tự: “Bạn không thể có thêm thời gian, vì thế
hãy tận dụng nó một cách sáng suốt và hiệu quả”. Việc giữ
thói quen làm việc theo thời gian biểu không những sẽ giúp
các bà mẹ không tốn công sức nhiều mà còn đem lại kết
quả tốt hơn.
Điều này có thể mang lại sự khó chịu khi bạn thức dậy vào
sáng sớm và biết ngày hôm đó đã được “lập trình” sẵn với
hàng tá công việc, tuy nhiên nhiều bà mẹ đã đồng ý rằng đó
là cách tốt nhất để họ thật sự có được thời gian nghỉ ngơi và
thư giãn cho riêng mình.
“Lời khuyên lớn nhất dành cho các bà mẹ dạng này, đó là
trong suốt một ngày cần phải dành ra những khoảng thời
gian cho riêng mình”, Stephanie Hassel – bác sĩ chuyên
khoa nhi tại Atlanta – cho biết. “ Cách thực tế nhất để thực
hiện điều đó là trong lúc các bé đã ngủ.” Dĩ nhiên, không
phải những đứa con của bạn đều ngủ cùng một lúc, nhưng
đó sẽ chẳng phải là một trở ngại lớn lắm đâu!
“Một số trẻ còn lại thì lại rất thích thú với việc có thời gian
yên tĩnh hoặc tự do chơi đùa”, bác sĩ Hassel nói. Điều này
thật sự mang lại ích lợi cho con bạn vì trẻ có thể tự học
được cách cư xử nhẹ nhàng và đúng mực.
2. Giảm thiểu thời gian ra ngoài
Hãy cố gắng hạn chế thời gian mua sắm, chỉ vài tuần một
lần thôi! Bà mẹ Elaine Quanter có bốn con ở độ tuổi từ 4

tháng tuổi đến 4 tuổi. Mỗi lần đến cửa hàng tạp hóa, cô đều
mua dự trữ nhiều thứ cho một thời gian dài.
Cô nói: “Tôi cố gắng mua sắm những thứ lặt vặt chỉ 2 lần
mỗi tháng.” Để làm được việc này, cô luôn có sẵn danh
sách những thứ cần mua liên tục. Quainter cũng đề xuất
rằng trong lúc bọn trẻ đến trường các bà mẹ nên cố gắng
hoàn thành công việc của ngày hôm đó.
Những lúc dẫn cả gia đình đi dạo, cô ấy thường đến những
cửa hàng thân thiện với trẻ em. “Tôi sẽ không đến cửa hàng
nào không có xe đẩy!”, Quainter nói. Cô đặt đứa nhỏ hơn
trong xe đẩy và đứa lớn – đã biết đi chập chững thì ngồi ở
phía trước xe.


Những đứa lớn hơn thường rất thích thú với việc nhìn ngắm
và khám phá mọi thứ xung quanh, vì thế để luôn giữ chúng
bên mình, cô khuyến khích 2 bé sinh đôi 4 tuổi của mình
“giúp mẹ” đẩy xe hàng. “Bằng cách này tôi luôn chắc rằng
những đứa trẻ luôn ở cạnh mình.”
Một cách khác để hạn chế các chuyến đi mua sắm là nhờ sự
giúp đỡ của họ hàng và bạn bè. “Đừng quá tham công tiếc
việc,” mẹ của 5 đứa con – cô Angela Guzman khuyên. “Tôi
đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ gia đình.”
Hãy để bạn bè và người thân trong gia đình giúp đỡ bạn
bằng cách làm những việc lặt vặt thay bạn khi họ không
mấy hứng thú với việc trông trẻ.”
3. Đừng bắt chuyện với người lạ
Hãy học cách quan sát người lạ – những đối tượng mà hành
động của họ thường không đáng chú ý lắm. Dĩ nhiên không
phải tất cả mọi lúc. Chỉ cần biết rằng khi bạn mang con nhỏ

theo, đôi khi những người bạn không hề quen biết đó sẽ nói
lời phê bình vô cùng khiếm nhã.
Điều này dường như luôn xảy ra với tôi. Tại siêu thị, khi
đứa con nhỏ của tôi khóc ré lên và đứa kia thì lại vứt đồ ăn
xuống nền nhà. Tôi nghe những người xung quanh thốt lên,
từ cảm giác kinh ngạc: “Chị có bị mất trí không vậy? Chị
làm như thế đấy à?”… cho đến giọng điệu thông cảm: “Lần
sau, chị nên có nhiều người giúp đỡ hơn.”
Hiếm khi nào cô Quainter dẫn con ra ngoài mà không phải
nghe những lời tương tự. Vì thế lời khuyên của cô là đừng
nên bận tâm đến bất cứ điều gì người ta nói. Thỉnh thoảng
cô thậm chí còn là người bắt chuyện trước bằng những câu
nhận xét, bình luận ngắn và vui vẻ.
Nhiều bà mẹ đề nghị chúng ta nên chuẩn bị trước những
câu nói xã giao để đáp lại khi cần thiết. “Tôi hứa sẽ tham
gia nếu có thể”, hoặc “người ta nói với tôi chỉ vài năm nữa
điều này sẽ trở nên dễ dàng thôi mà!” là những câu mà tôi
đặc biệt ưa thích.
4. Lưu tâm đến vấn đề quần áo
Hãy sắp xếp quần áo của những đứa trẻ theo kích thước và
theo mùa, và chắc chắn rằng bọn trẻ có thể dễ dàng lấy
được quần áo của chúng. Một người mẹ sinh con nối tiếp
nhau rồi sẽ nhận thấy rằng họ đem quần áo mới về và rồi
cất chúng đi vài tháng một lần, vì các bé đang ẵm ngửa
cũng như đã biết đi chập chững ở giai đoạn này phát triển
rất nhanh.
Khi đang mang thai đứa con đầu lòng, tôi nhận được nhiều
quần, áo, giày, mũ… cho em bé nhưng chúng còn rất rộng
vì thể phải đem cất vào kho.
Thế nhưng vấn đề xảy đến khi con tôi đủ lớn để mặc những

bộ quần áo em bé đó thì tôi lại quên khuấy đi và không đem
chúng ra, mãi cho đến năm sau khi con tôi lớn hơn và vừa
vặn với một kích cỡ khác.
Khi sinh đứa thứ hai, tôi đã trở nên “thông minh” hơn và
bắt đầu sắp xếp lại căn phòng chứa đồ trẻ em của gia đình
mình để không phải đãng trí như vậy nữa.
Tôi xếp những quần áo hiện tại của các con vào một ngăn
tủ kéo. Đối với những bộ đồ không hợp với mùa hay đã quá
kích cỡ, tôi không giữ chúng lại trong kho hay trên gác mái
mà cất vào trong một chiếc thùng cỡ trung bình, khá sạch
sẽ.
Tôi dán nhãn theo kích cỡ và theo mùa: 0-3 tháng mùa hè,
0-3 tháng mùa đông, 4-6 tháng mùa hè,… rồi đem để vào
phòng chứa đồ trẻ em của gia đình.


Khi thời tiết thay đổi hoặc đứa trẻ không còn mặc vừa quần
áo của chúng nữa thì đó là lúc thích hợp để thay những bộ
quần áo mới. Một vấn đề nữa mà các bà mẹ cần lưu tâm là
nên giặt đồ dùng cá nhân của các con riêng ra.
Điều này khiến cho việc lấy quần áo mỗi ngày thuận tiện và
dễ dàng hơn vì chúng được sắp xếp theo từng kích cỡ riêng
biệt. Cô Guzman còn khuyên các bà mẹ nên chuẩn bị sẵn
quần áo của ngày hôm sau cho mọi người trong gia đình
mỗi đêm trước khi đi ngủ.
Mặc dù việc lưu tâm đến vấn đề quần áo và dự trữ chúng
khi cần dùng là điều cần thiết, nhưng cũng nên cố gắng
thoải mái hơn khi nhận đồ ‘second-hand’ từ người khác.
Chỉ cần bạn có nơi cất giữ chúng thì việc nhận quần áo cũ
và cất chúng để dùng trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng.

Trong năm tôi sinh bé đầu tiên, tôi đã tiết kiệm được hơn
18 triệu đồng chỉ với một việc rất đơn giản: nhận quần áo
cũ từ bạn bè và người thân.
5. Giữ vóc dáng cân đối
Hãy luyện tập những môn thể dục đơn giản, chẳng hạn như
dạo phố cùng với các con. Sau nhiều lần sinh liên tiếp, hơn
bao giờ hết ngay lúc này người mẹ cần có một thói quen
tập luyện thể dục thường xuyên để có thể lấy lại vóc dáng
như trước.
Tuy thế, khi có con nhỏ sẽ khiến cho việc tập luyện trở nên
khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, đi bộ hay dạo phố với con
là một cách hữu hiệu và tuyệt vời để vừa ở bên cạnh bé yêu
nhưng vẫn có thể lấy lại “dáng ngọc” như xưa.
Nếu thời tiết thuận lợi, hãy cố gắng chen vào lịch “làm
việc” của ngày hôm đó khoảng 15 – 30 phút đi bộ. “Trước
khi đứa con nhỏ của tôi biết ngồi, tôi địu bé vào dây đeo
trước ngực, còn bé lớn thì để ngồi trong xe tập đi”. Đối với
các bé lớn hơn một chút, bạn nên cân nhắc việc mua một
chiếc xe đôi tập đi.
Khi thời tiết không cho phép, bạn có thể lên kế hoạch luyện
tập những bài thể dục tại chỗ trong khi các bé đã ngủ.
Guzman rât thích việc luyện tập vào lúc sáng sớm khi các
con còn đang ngủ và cô thì chưa bước vào ngày làm việc
mới với đầy những bộn bề, lo toan có thể khiến mình rối
trí.
Ngoài ra, cô ấy còn khuyên các bà mẹ không nên xao lãng
việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân, khi cần
thiết phải bổ sung thêm những dưỡng chất và không nên ăn
quá nhiều quà vặt.


6. Hãy dạy con học biết cách giúp đỡ
Hãy động viên những anh, chị lớn gắn bó và gần gũi với
em nhỏ hơn bằng cách để chúng chăm sóc em mình. Cô
Akong gợi ý các bà mẹ nên giới thiệu em bé với những đứa
con lớn hơn bằng các câu nói như: “Hãy ngắm em bé của
chúng ta nào”, và “chăm sóc em bé sẽ vui và thú vị lắm
đấy!”.


Cô đề nghị hãy để cho các bé lớn cũng có thời gian ở trong
lòng mẹ trong khi giao em nhỏ cho một người chăm sóc tin
cậy bế ở gần. Điều này khiến cho các em biết rằng em bé
được sinh ra trong gia đình là “cộng thêm vào” chứ không
hề thay thế các em.
Khi gia đình có thêm thành viên mới, hãy để các con của
bạn giúp một tay với việc thay tã, đọc sách, hoặc chơi
những trò chơi nhẹ nhàng, điều đó sẽ khiến em bé dễ ngủ
hơn.
Cuộc sống với muôn vàn những điều nhỏ bé nhưng thật
khó khăn, tuy thế vài mẹo nhỏ và rất đơn giản trên đây có
thể giúp bạn có nhiều thời gian vui vẻ, thoải mái bên con và
giảm bớt đi sự căng thẳng, mệt mỏi. Một người mẹ còn
mong muốn điều gì hơn thế nữa, phải không nào?

×