Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

LUYỆN THI VÀO LỚP 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.29 KB, 11 trang )

ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 (9)
ĐỀ 41
Phần I: (7 điểm)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM 2009
Câu 1: ( 2 điểm)
Có thể và không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu nào sau đây, nêu lí do:
a. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão
b. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông thấy và ôm ấp cái hình hài máu mủ của
mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc
c. Tại sao con người ta lại phải khiêm tốn như thế
d. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
Câu 2: (2 điểm)
Viết một đoạn văn qui nạp (không quá 10 dòng giấy thi) với chủ đề: “ Giờ trái đất”
chính là thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường”, có ít nhất 1 dẫn chứng.
Câu 3: (6 điểm):
Hãy phân tích vẻ đẹp của người lính Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính”
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 2 điểm)
Có thể và không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu nào sau đây, nêu lí do:
a. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão
 Không thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “tại sao” không phải để hỏi mà là bổ ngữ
b. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông thấy và ôm ấp cái hình hài máu mủ của
mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc
 Có thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “hay” dùng nối các vế có quan hệ lựa chọn
c. Tại sao con người ta lại phải khiêm tốn như thế
Có thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “ tại sao” từ nghi vấn dùng để hỏi
d. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
Không thể đặt dấu chấm hỏi vì từ “ai” từ phiếm định, không dùng để hỏi
Câu 2: (2 điểm)


Viết một đoạn văn qui nạp (không quá 10 dòng giấy thi) với chủ đề: “ Giờ trái đất”
chính là thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường”, có ít nhất 1 dẫn chứng.
a. Hình thức: đoạn văn qui nạp (không quá 10 dòng giấy thi) câu chủ đề đứng đầu
b. Nội dung:
-Giờ trái đất là ngày cuối tuần, trong tuần thứ tư của tháng 3 hàng năm, hạn chế sử
dụng điện góp phần bảo vệ môi trường
-Nêu dẫn chứng về hoạt động bảo vệ môi trường
Câu 3: (6 điểm):
Hãy phân tích vẻ đẹp của người lính Trường Sơn qua “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính”

ĐỀ 42
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN THPT
TẠI TP.HCM NĂM HỌC 2008-2009
Câu 1 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo trong Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ?
Câu 2 (8 điểm): Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở
những chùm hoa thật đẹp. Viết một văn bản nghị luận (không quá hai trang giấy thi) nêu
suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.
Câu 3 (10 điểm): Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở
thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì
mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn nghệ)
Suy nghĩ về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung
học cơ sở.
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI
Câu 1 (2 điểm):
Học sinh cần trình bày được:
- Kể ra những chi tiết kỳ ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương: Phan Lang nằm
mộng, thả rùa; lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương - người
cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế; Vũ Nương hiện ra

với kiệu hoa, võng lọng lúc ẩn lúc hiện sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng
ở bến Hoàng Giang.
- Nêu ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo trên:
+ Là yếu tố nghệ thuật độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lung linh của thiên
truyện, đáp ứng được yêu cầu của thể loại truyền kỳ.
+ Góp phần thể hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm, đặc biệt là giá trị nhân đạo: tô đậm
thêm vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương - vẫn khao khát trở về dương thế, phục hồi danh
dự; khiến câu chuyện có màu sắc như cổ tích với kết thúc có hậu, nói lên khát vọng,
ước mơ của tác giả cũng như của nhân dân về sự công bằng, tốt đẹp trong cuộc đời. Ở
một góc độ khác, chi tiết kỳ ảo ở cuối truyện cũng đồng thời cũng tô đậm bi kịch của Vũ
Nương - hạnh phúc dương thế mà nàng khao khát chỉ là ảo ảnh, hiện ra trong thoáng
chốc rồi biến mất, thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của
người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.
Câu 2 (8 điểm):
Cần đáp ứng được các yêu cầu:
- Về hình thức: trình bày thành bài văn nghị luận ngắn, có bố cục ba phần rõ ràng (mở
bài, thân bài và kết luận), không quá hai trang giấy thi.
- Về nội dung:
+ Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu
đựng, sức sống kỳ diệu của những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật
đẹp ngay trong một vùng sỏi đá khô cằn (có thể đi từ việc giải thích từ ngữ: vùng sỏi đá
khô cằn chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên và nở những
chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp).
+ Trình bày suy nghĩ: hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của những
con người - trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường,
sức chịu đựng và sức sống kỳ diệu nhất. Đối với họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt
của hoàn cảnh lại chính là môi trường để tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc
sống. Những chùm hoa thật đẹp - những chùm hoa trên đá (thơ Chế Lan Viên), thành
công mà họ đạt được thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự
vươn lên không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những thành công mà họ dâng

hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, càng rực rỡ hơn…
+ Liên hệ với thực tế (trong đời sống và trong văn học) để chứng minh cho cảm nhận,
suy nghĩ nói trên.
+ Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng: những con người với vẻ đẹp
của ý chí, nghị lực luôn là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí
cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc
sống…
Câu 3 (10 điểm):
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo đựơc một số ý chính:
* Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ:
- Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc
trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người
nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan
về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác
phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ:
tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà
còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là
tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng
tác của họ.
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản
ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là
nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân
sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn
hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.
* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung
học cơ sở:
Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để
qua đó chứng minh hai vấn đề chính:

- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc
sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên
với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà
đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du;
cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc
của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới
trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng
tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật…)…
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng,
quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn
Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương
vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm
yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất
tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn
nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi
đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh
về cuộc đời của mỗi con người.
* Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm
văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp
tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống
phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm
chân thành, tư tưởng đúng đắn.
ĐỀ 43
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 Hà Nội
Môn thi : NGỮ VĂN
Phần I: (4 điểm)
Cho đoạn trích sau:
(…) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê

hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn
đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe
bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (…)
(Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
3. Giới thiệu ngắn gọn (không quá nửa trang giấy thi) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã
học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Phần II (6 điểm)
Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ thời kháng
chiến chống Pháp:
(…) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (…)
1. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí?
2. Trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ
hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận tổng hợp –
phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ
chia giữa những người đồng đội. (Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).

BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I
1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đây
là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
2. Câu có lời dẫn trực tiếp : …Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa
xăm!” (…)
Câu đặc biệt trong đoạn trích : Im ắng lạ.
3. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được trần thuật từ ngôi thứ nhất. Người kể chuyện cũng là
nhân vật chính: nhân vật “tôi” (Phương Định). Cô và các đồng đội của mình đã sống và chiến đấu
ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều
bom đạn nguy hiểm nhất.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ trong
một căn buồng nhỏ ở một đoạn đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến
tranh. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm
khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn của cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến
trường.
Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với thử thách, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng
cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai. Cô gái nhạy cảm,
hồn nhiên này hay mơ mộng và thích hát. Phương Định cũng yêu mến những đồng đội trong tổ và
trong cả đơn vị của mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người
chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá : “Tôi là con gái
Hà Nội… Một cô gái khá … Có hai bím tóc dày, mềm … một cái cổ cao, kiêu hãnh… một đôi
mắt xa xăm…”.
Công việc của cô nơi chiến trường hết sức nguy hiểm. Sau mỗi trận bom, cô phải lao ra trọng
điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và
dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là một công việc phải mạo hiểm với cái
chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự bình tĩnh và dũng cảm. Nhưng với cô, công việc ấy đã
trở thành việc thường ngày.

Hình ảnh Phương Định được nhà văn miêu tả sinh động, tinh tế. Đó là hình ảnh một cô gái
thanh niên xung phong tiêu biểu cho những người thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ.
4. Tác phẩm viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương
trình Ngữ văn 9:
Về truyện :
- “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Một trong những nhân vật chính là Thu – một cô giao liên thời kháng chiến chống Mĩ.
Về thơ :
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ : người chiến sĩ lái xe vận tải quân sự trên đường mòn
Trường Sơn thời chống Mĩ.
Phần II
1. Đồng chí : người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thể chính trị hay
một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945,
“đồng chí” trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.
Bài thơ được đặt tên “Đồng chí” nhằm nhấn mạnh sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người
lính cách mạng – những người có cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng chiến đấu, gắn bó keo sơn trong
chiến đấu gian khổ thời chống Pháp. Tình đồng chí vừa là tình chiến đấu, vừa là tình thân. Cả hai
đều là máu thịt, hữu cơ, nó là sinh mạng con người cầm súng. Nó còn là lời nhắn gửi, lời kí thác
của nhà thơ với người, với mình, nó là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, nó là vật báu phải giữ gìn
trân trọng.
2. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một
cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao :
“giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp
phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ
đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.
3. Tình đồng chí cao đẹp đã mang lại sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc giữa những người đồng đội
(1). Tuy xuất thân từ những làng quê cụ thể khác nhau nhưng những người chiến sĩ ấy đã có cùng
một cảnh ngộ (2). Họ đã phải từ giã ruộng nương, làng mạc để bước chân vào quân ngũ (3). Họ
để lại sau lưng những người thân với cuộc sống khó khăn, vất vả, với những tình cảm nhớ thương

tha thiết (4). Bước chân vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn đầu gian khổ, những người lính
không có cả những trang phục bình thường, quen thuộc của một người bộ đội (5). Áo thì rách vai,
quần thì có vài mảnh vá, chân thì không giày (6). Nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan : miệng
cười buốt giá (7). Họ lại yêu thương, đoàn kết, gắn bó nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn ấy :
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (8). Tình đồng chí như một ngọn lửa nồng đã sưởi ấm tâm
hồn, cuộc sống của những người vệ quốc quân Việt Nam (9). Chính tình đồng chí cao đẹp đó đã
mang lại sức mạnh và làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp (10).
(1) : Tổng hợp → nêu nội dung chính của cả đoạn.
Các câu từ câu (2) → câu (9) : Phân tích → nêu những biểu hiện của tình đồng chí: đồng cảm,
sẻ chia.
Câu (10) : Tổng hợp → tổng kết và nâng cao, khẳng định giá trị của tình đồng chí.

ĐỀ 44
Phòng GD-ĐT Can Lộc – Hà Tỉnh Đề luyện thi vào lớp 10-THPT
Năm học: 2008-2009
Câu 1: Các phương châm hội thoại đã học?Nêu các yêu cầu cụ thể của từng phương
châm hội thoại .Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 2: Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
(Ngữ văn 9,Tập 2-NXBGD,2008)
Câu 3: Suy nghĩ của em về số phận nàng Kiều qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua
Kiều”(TRích “Truyện Kiều”-Nguyễn Du)
Đáp án
Câu 1:(2 đ):Nêu yêu cầu về từng phương châm hội thoại,mỗi phương châm cho một ví
dụ minh hoạ:
-Phương châm về lượng:Nội dung lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không
thừa-VD(,4đ)

-Phương châm về chất:Không nói những điều không tin là đúng,không có bằng chứng
xác thực-VD(0,4đ)
-Phương châm quan hệ;Nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề-VD(0,4đ)
-Phương châm cách thức:Nói ngắn gọn,mạch lạc,tránh nói mơ hồ,khó hiểu-VD(0,4đ)
-Phương châm lịc sự:Cần tế nhị và tôn trọng người khác-VD(0,4đ)
Câu 2:Đ):Yêu cầu nêu được những cảm nhận chung về khổ thơ đầu của bài thơ “Sang
thu”trong một đoạn văn phải mạch lạc liên kết chặt chẽ.
Nội dung cảm nhận được vẻ đẹp của khổ thơ:
-Thể thơ 5 chữ;giọng thơ,âm hưởng,lời thơ nhẹ nhàng,êm ái,trữ tình ->cảm xúc bồi
hồi,xao xuyến(1đ)
-Ngôn ngữ chọn lọc,tinh tế,giàu tính gợi hình,gợi cảm:”Bỗng”,”phả”,”chùng
chình”,”hình như”->Quan sát cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cảnh vật,không gian,đất
trời làng quê trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu->Thể hiện sự gắn bó tha thiết,tình
cảm yêu mến của tác giả(2đ)
Câu 3(5đ):Yêu ca nị luân về số phận nàng Kiều qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua
Kiều”
Nội dung cần hiểu và thể hiện được xcác quan điểm,tư tưởng đúng đắnn xác đáng về vấn
đề nghị luận:
-Số phận ngang trái của nàng Kiều –một đúa con trước cảnh gia đình gặp cơn tai
biến đành “Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”(1đ)
-Số phận trớ trêu,ê chề của nàng Kiều-một cô gái tài sắc tuyệt đỉnh khi phải đối
diện với kẻ “vấn danh” mình là Mã Giám Sinh(1đ)
-Số phận oái ăm của Kiều khi từ cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Bỗng chốc trở thành món hàng giữa chợ trời mặc cho bọn buôn thịt bán người
“ép”,”thử”,”cò kè”,”ngã giá”(2Đ)
-Suy nghĩ về số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh dưới ché độ xã hội xưa và thái độ
của tác giả.(1 Đ)

ĐỀ 45

Đề thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Câu 1 (1,0 điểm ):
Có một câu văn như sau:
“Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuôn viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên, ở
trung tâm thành phố Nam Định, tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần
Quốc Tuấn đứng lồng lộng, uy nghiêm.”
- Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ chính trong câu văn?
- Vì sao khi viết một câu văn thông thường cần phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ?
Câu 2 (3,0 điểm):
Nêu các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? (không vẽ lược đồ)
Viết một đoạn văn (gồm ít nhất 3 câu văn) trình bày theo cách song hành, có nội
dung nói về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp.
Câu 3 (6,0 điểm):
Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
Trước khi phân tích, hãy ghi lại theo trí nhớ bài thơ đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (1,0 điểm ):
1- Xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ chính của câu. (0,5 điểm)
CN: “tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”
VN: “đứng lồng lộng, uy nghiêm”.
2- Nêu được ý cơ bản: Câu văn thông thường mang nội dung thông báo cụ thể.
Chủ ngữ và vị ngữ làm cho thông báo đó trở nên tương đối trọn vẹn. Trừ những trường
hợp dùng câu đặc biệt hoặc câu rút gọn thành phần, trong các trường hợp thông thường,
nếu câu thiếu vị ngữ bị coi là “câu cụt”, câu thiếu chủ ngữ bị coi là “câu què”, ý nói câu
đó không hoàn chỉnh một thông tin.
(0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm ):
Yêu cầu 1: Nêu đúng 4 cách trình bày nội dung đoạn văn: (1,5 điểm)
+ Diễn dịch là cách trình bày ý đi từ ý chung, khái quát, đến các ý chi tiết, cụ thể
làm sáng tỏ ý chung. Theo đó, câu mang ý khái quát được đặt ở đầu đoạn văn, các câu

mang ý chi tiết, cụ thể đặt sau nó.
+ Quy nạp là cách trình bày đi từ ý chi tiết, cụ thể rút ra ý chung, khái quát. Theo
đó, câu mang ý khái quát đứng ở sau các câu kia và nó có tư cách câu chốt của đoạn văn.
+ Móc xích là cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc nối vào ý trước (qua
những từ ngữ cụ thể) để bổ sung giải thích cho ý trước.
+ Song hành là cách sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao
quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia.
+ Sau khi nêu 4 cách nói trên, nhấn mạnh được ý: Bốn cách trình bày nội dung
đoạn văn nói trên được dùng kết hợp và linh hoạt trong khi viết bài văn.
Yêu cầu 2: Viết được một đoạn văn (ít nhất là 3 câu văn) theo cách trình bày song
hành, có nội dung về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp. (1,5 điểm).
Ví dụ học sinh có thể viết: “Trong cuộc sống, ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói biểu
hiện tư tưởng tình cảm con người. Trong học tập, ngôn ngữ chính là công cụ để nhận
thức và tư duy. Trong sáng tác và thưởng thức, ngôn ngữ là chất liệu để sáng tác văn
thơ, là tín hiệu thẩm mỹ để hiểu vẻ đẹp văn chương ”
* Nếu viết được 2 câu đúng cách liên kết song hành cũng cho 1,0 điểm. Nếu mới
viết được 1 câu, thì không cho điểm, vì chưa biết cụ thể HS có biết cách trình bày theo
cách liên kết song hành không.
Câu 3 (6,0 điểm) : Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí”
của Chính Hữu.
Để yêu cầu phân tích bài thơ có định hướng cụ thể. Vì vậy trong quá trình phân
tích phải bám vào các chi tiết, các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong bài thơ, so sánh hợp
lý để làm nổi bật được vẻ đẹp của hình ảnh anh bộ đội giai đoạn đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp trong thơ Chính Hữu.
Với đối tượng HS lớp 9, những yêu cầu chính là:
I – Yêu cầu về nội dung bài văn: (5,0 điểm)
1 – Giới thiệu được vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tác giả Chính Hữu
(0,5 điểm)
Giám khảo tham khảo phần tiểu dẫn SGK lớp 9 tập II, các em đã được học, có in
ở cuối đáp án này.

2 – Những yêu cầu cụ thể khi phân tích hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ:
(0,5 điểm)
+ Phân tích được cách giới thiệu độc đáo của bài thơ về hoàn cảnh xuất thân của
anh bộ đội – những người lính cách mạng. Cuộc kháng chiến đầy gian khổ để bảo vệ Tổ
quốc đã tạo nên cuộc gặp gỡ giữa những “người xa lạ” nhưng đã trở thành “tri kỷ”.
+ Cảm nhận và phân tích được dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Chính Hữu về cách
đặt nhan đề cho bài thơ “Đồng chí”. Hai tiếng “đồng chí” (đặt riêng thành một dòng thơ)
vừa giản dị gần gũi vừa thiêng liêng mới mẻ cất lên từ hiện thực cuộc chiến tranh cách
mạng do chính những anh bộ đội vốn xuất thân từ những vùng quê nghèo tự nhận thức ra.
+ Đi sâu phân tích những biểu hiện giản dị và cảm động tình đồng chí của anh bộ
đội: Cùng chung nhận thức về nhiệm vụ cách mạng, cùng chung tình yêu và nỗi nhớ quê
hương, cùng chia ngọt sẻ bùi để vượt qua thiếu thốn, khó khăn gian khổ của cuộc đời
người lính
(Khai thác các yếu tố hình ảnh, nhịp điệu và giọng điệu của bài thơ để thấy chất tự
sự trữ tình đã làm cho hình ảnh tâm trạng anh bộ đội hiện lên chân thực đơn sơ mà ấm áp
tình đồng chí)
+ Liên tưởng so sánh với hình ảnh người lính công cụ của chiến tranh phi nghĩa
thời phong kiến trong bài ca dao “Ngang lưng thì thắt bao vàng, đầu đội nón dấu vai
mang súng dài Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa”; để thấy sự tương phản
đối lập về sự trang bị bên ngoài và cái chất thực bên trong của họ; từ đó khẳng định nét
đẹp mới mẻ của hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ “Đồng chí”.
+ Cảm nhận và phân tích được đoạn kết bài thơ với hình ảnh độc đáo “Đầu súng
trăng treo”. Giá trị thực và ý nghĩa tượng trưng của hình tượng này đối với việc khắc họa
vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội.
3- Nhận xét về nghệ thuật biểu hiện hình ảnh anh bộ đội của bài thơ
(0,5 điểm).
So sánh với những bài thơ cùng viết về anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp
để thấy nét đẹp của thơ kháng chiến: Mỗi bài thơ như bức chân dung tự hoạ của anh bộ
đội – nhà thơ, hiện thực mà lãng mạn, chân thật giản dị mà sâu lắng bay bổng , trong đó
bài “Đồng chí” là một kết tinh tiêu biểu. Bút pháp tả thực đã tạo nên sự hàm xúc, mộc

mạc, phù hợp với cuộc đời gian khổ của anh bộ đội; chất lãng mạn cất lên ở hình tượng
cuối bài thơ đã thể hiện một cách sinh động phẩm chất cách mạng và chất lãng mạn trong
tâm hồn của người chiến sĩ
II- Ghi theo trí nhớ bài thơ “ Đồng chí ” (0,5 điểm)
Chép thuộc liên tục được 2 khổ thơ (cho 0,25 điểm), chép thuộc cả bài thơ (cho
0,5 điểm). Chép thuộc dưới 2 khổ thơ không có điểm (vì trong kỳ thi này đây chỉ là yêu
cầu thuộc bài).
III- Yêu cầu về hình thức bài văn (0,5 điểm)
Kết cấu bài văn hợp lý, bài tương đối hoàn chỉnh, trình bày sạch sẽ.
Cách chấm điểm câu 3:
+ Điểm 4,5 đến 6,0: Tuỳ mức độ, hiểu được bài thơ, đáp ứng được hầu hết các
yêu cầu trên, lỗi không đáng kể.
+ Điểm 3,0 đến dưới 4,5: Tuỳ mức độ, tuy đã hiểu được bài thơ, có ý thức bám
sát văn bản để phân tích hình ảnh anh bộ đội, nhưng khả năng liên tưởng – so sánh còn
hạn chế; có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng.
+ Điểm 1,0 đến dưới 3,0: Tuỳ mức độ, chủ yếu thuật dựng hình ảnh, năng lực cảm
thụ phân tích hạn chế, diễn đạt còn vụng về, còn mắc lỗi trong diễn đạt.
+ Điểm dưới 1,0: Nói chung là chưa thuộc bài thơ đề cập đến hình ảnh anh bộ đội
nhưng ý chung chung, diễn đạt rất yếu.
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc có viết nhưng sai lạc hoàn toàn yêu cầu đề.
.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×