Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

de tai mon ky thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.33 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập –Tự Do –Hạnh Phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT MÔN KĨ THUẬT
LỚP 4, LỚP 5”
I/ Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Giáo dục về việc đánh giá sâu môn
Thủ công, Kĩ thuật ở cấp Tiểu học, qua ý kiến của các tỉnh ,thành phố trên cả
nước , ý kiến các cấp quản lý, phụ huynh, học sinh đại diện cho vùng, miền ,thực
trạng dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học .Hầu hết ý kiến các địa phương
đều thống nhất nhận định: Mục tiêu của môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học là
đúng đắn, phù hợp, góp phần đạt mục tiêu chung của giáo dục tiểu học bởi vì:
Môn Thủ công, Kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nhà trường: Được dạy có
hệ thống từ tiểu học đến trung học .Cũng như các môn học khác, môn Thủ công,
Kĩ thuật góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản khác của học sinh. Là một bộ
phận của kĩ thuật phổ thông .Môn Thủ công, Kĩ thuật giúp cho học sinh tập áp
dụng những kiến thức đã học từ các môn học khác như: Toán, Tự nhiên & Xã hội
v.v…vào quá trình làm ra sản phẩm, qua đó củng cố và vận dụng kiến thức đã
học góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác .Môn Thủ công, Kĩ thuật,
góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp
giải quyết vấn đề, góp phần phát triển tư duy sáng tạo. Nó đóng góp vào việc
hình thành các phẩm chất của người lao động mới như: cần cù,cẩn thận,có ý thức
vượt khó,làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Môn Kĩ thuật lớp 4, lớp 5 là một trong các môn học trong kế hoạch giáo dục Tiểu
học. Mục tiêu của môn Kĩ thuật lớp 4, lớp 5:
Kiến thức: giúp cho học sinh hiểu được những tri thức cần thiết và tối
thiểu về kĩ thuật cắt, khâu, thêu, nấu ăn trong gia đình; kĩ thuật trồng cây, nuôi
vật nuôi trong gia đình và kĩ thuật lắp ghép mô hình. Trên cở sở đó, bước đầu cho


các em làm quen với các lĩnh vực hoạt động dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp.
Kĩ năng: Hình thành ở học sinh kĩ năng lao động đơn giản; khâu, thêu, nấu
ăn, trồng cây, lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật, chăn nuôi và sử dụng các
dụng cụ thông thường (kéo, kim khâu, thước, cuốc, ) trong quá trình lao động.
Bước đầu hình thành ở học sinh tư duy sáng tạo, thói quen lao động có kĩ
thuật theo quy trình công nghệ và bồi dưỡng năng lực làm việc hợp tác với người
khác.
Thái độ: giáo dục học sinh yêu lao động, kính trọng người lao động, biết
quý sản phẩm lao động.Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và thói quen làm việc
theo quy trình. Có ý thức tự phục vụ, hợp tác với bạn bè, giữ gìn môi trường sạch
đẹp.
Chương trình môn thủ công, kĩ thuật nhìn chung khá hợp lý. Các mạch kiến
thứchệ thống đảm bảo sự cân đối hài hòa trong mục tiêu đề ra. Việc cần thiết là
người giáo viên cần có phương pháp dạy học nào để đạt được mục tiêu.Nó đòi
hỏi người thầy phải có những phương pháp và tổ chức dạy học môn Thủ công
đặc biệt là môn kĩ thuật lớp 4 và lớp 5 như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống,
đạo đức cho học sinh. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để tiết học nhẹ
nhàng, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này trong quá trình dạy học một số giáo
viên chú ý liên hệ thực tiễn và hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung đã học
trong điều kiện thực tiễn cụ thể.Trong thực tế khi lên lớp giáo viên đã sử dụng
nhiều hình thức dạy học đạt kết quả cao ,nhưng trong quá trình thực hiện vẫn
còn những hạn chế nhất định, nên sản phẩm các em làm ra chưa đạt như ý muốn,
một số học sinh yếu chưa làm ra được sản phẩm, chính vì vậy tổ Kĩ thuật chọn đề
tài “ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT MÔN KĨ THUẬT LỚP 4, LỚP
5”
2. Cơ sở thực tiễn:
.Tìm hiểu những khó khăn thuận lợi của giáo viên khi dạy môn kĩ thuật lớp 4,
lớp 5:
Qua các buổi họp khối, họp trường, dự giờ giáo viên trong huyện, trong
trường mình phụ trách. Giáo viên đã cho biết những thuận lợi khó khăn của giáo

viên khi dạy môn Kĩ thuật:
Thuận lợi:
Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, không ngại khó.
- Học sinh có sách giáo khoa đầy đủ, thích tìm hiểu điều mới lạ.
- Thư viện trường được cấp thêm một số :bộ dụng cụ, vật liệu cắt, khâu,
thêu, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
-Sĩ số lớp đủ chuẩn,có trường sĩ số học sinh ít so với chuẩn của bộ Giáo
dục & Đào tạo
Khó khăn:
- Không có tranh quy trình như lớp 2, lớp 3.
- Không có tranh phục vụ kĩ thuật nuôi gà.
- Nhiều chương khó đối với học sinh như nuôi vật nuôi, khâu thêu, nấu
ăn,
- Học sinh không ham thích học môn kĩ thuật như các môn học khác.
- Một số phụ huynh là người có “ảnh hưởng” không tốt bắt con học hai môn
Toán và Tiếng việt.
- Lúng túng khi dạy chương lắp ghép kĩ thuật do không có thời gian tháo các
chi tiết.
- Không có giáo viên chuyên như môn mĩ thuật, thể dục
- Một số giáo viên xem nhẹ môn học này( cho đó là môn học phụ)
II/ Khảo sát thực trạng
Toàn huyện có 17 trường Tiểu học, các thành viên trong tổ phân công nhau
dự giờ được 12 tiết, trong đó có 5 tiết chương cắt, khâu,thêu, gấp hình ; 5 tiết
lợi ích của việc nuôi gà( khối 5); 2 tiết lắp ghép ( khối 5). Trong các tiết dạy giáo
viên đã giới thiệu khái quát một số kĩ năng sử dụng một số thiết bị của các bộ đồ
dùng, quan sát vật thật, bài mẫu, quy trình trồng một cây, nuôi một con, nhưng
nhìn chung tiết dạy học sinh còn chán một phần bởi giáo viên đang làm cho môn
học trở nên “nặng” hơn.Lẽ ra đây là môn học để học sinh thư giãn thì ngược lại,
học sinh phải chịu áp lực làm ra sản phẩm .Vì vậy phương pháp dạy học của
giáo viên giữa các trường chúng tôi thấy bất cập.

@ Giáo viên:
- Một số bài không có tranh quy trình giáo viên phải làm thêm tranh quy trình
quá phức tạp và mất nhiều thời gian do một số giáo viên vẽ không đẹp, do đó còn
gặp khó khăn trong việc hướng dẫn cho học sinh trước đối với một số bài có
những bước làm khó.
-Giáo viên còn bám sát sách giáo viên ,chưa chủ động trong việc soạn giảng cho
phù hợp với chuẩn kiến thức-kĩ năng của Bộ quy định( nhất là chương lắp ráp).
-Giáo viên chưa mạnh dạn tổ chức cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để
hoàn thành sản phẩm, thường hỏi – đáp gây mất thời gian thực hành của học sinh.
- Giáo viên nam dạy chương khâu thêu và giáo viên nữ dạy chương lắp ráp điện
chưa phù hợp.
- Không có bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5, giáo viên phải sử dụng bộ của lớp 4 nên có
vài linh kiện bị thiếu.
-Nhiều tiết ĐDDH của giáo viên kích thước nhỏ, đường khâu thêu chưa rõ ràng,
học sinh chưa gọi tên, nhận dạng được các chi tiết, dụng cụ một cách chính xác
trong Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
@ Học sinh:
-Bộ lắp ráp Kĩ thuật học sinh quá cao ( 45.000 đ/bộ) nên học sinh khó có thể mua
được.
-Một số em sử dụng chưa thành thạo dụng cụ Cờ lê,tua vít để lắp, tháo các bộ
phận chi tiết
-Nội dung thêu chưa phù hợp với học sinh nam,
- Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm lại
theo sự làm mẫu của giáo viên.
Sau khi dự giờ xong cùng trao đổi với giáo viên những ưu điểm, tồn tại và
những khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Kĩ thuật lớp 4 +5 , tổ chúng tôi
họp bàn biện pháp giúp giáo viên dạy môn Kĩ thuật lớp 4+ 5 ngày càng tốt hơn,
“giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc
Trung học cơ sở” ( Điều 25 Luật giáo dục)

III/Nội dung và biện pháp thực hiện.
1/Nội dung:
• Nội dung chương trình Kĩ thuật lớp 4+5
+ Kĩ thuật lớp 4:
- Cắt, khâu,
- Thêu
- Trồng rau, hoa
- Lắp ghép mô hình cơ khí.
+ Kĩ thuật lớp 5: ( 35/70 tiết)
- Khâu,thêu
- Nấu ăn
- Nuôi gà
- Lắp ghép mô hình cơ khí
- Lắp ghép mô hình điện.
Điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học được hướng dẫn trong công văn số
7975/BGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 9 năm 2009 .Nội dung điều chỉnh căn cứ
vào đối tượng học sinh và điều kiện thực tế, các địa phương chủ động lựa chọn,
điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học môn Thủ công-Kĩ thuật phù hợp với đối
tượng học sinh và điều kiện dạy học các vùng miền .
1.1. Biện pháp giải quyết những khó khăn:
1.1.1 Bồi dưỡng cho GV những kiến thức về tâm sinh lí học sinh lứa tuổi tiểu
học:
Ở lứa tuổi từ 6 đến 11, sinh lí của não vẫn tiếp tục hình thành. Việc dạy
học sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng của não. Nhờ đó, đã xuất
hiện các điều kiện để chuyển dần từ tư duy hình tượng – đồ vật sang tư duy trừu
tượng – lời. Nhưng cũng cần chú ý rằng, ở lứa tuổi này , trẻ lúc nào cũng tìm chỗ
dựa ở kinh nghiệm cảm tính, ở những biểu tượng, ấn tượng của bản thân, những
tri thức gần với cuộc sống của các em. Học sinh tiểu học rất dễ đãng trí trong
công việc mà các em chưa hứng thú, khó tập trung chú ý đến những tài liệu thiếu
hấp dẫn về cảm xúc trực tiếp. Hơn nữa học sinh tiểu học rất hăng hái và ham

thích vận động. Vừa hiếu động, vừa chưa biết điều khiển hoàn toàn hành vi của
mình, thường dẫn đến hiện tượng dễ bị kích động, thiếu kiềm chế và vô tổ
chức Tuy nhiên, cần nhấn mạnh ba nét đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
mà các nhà quản lí giáo dục tiểu học cần đặc biệt quan tâm:
- Mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên.
- Trong mỗi học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển.
- Mỗi học sinh là một nhân cách đang hình thành và phát triển.
1.1.2. Bồi dưỡng cho GV những định hướng chính trong đổi mới phương
pháp dạy học.
- Đổi mới theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo
các PPDH khác nhau sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù
hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của trường, lớp.
- Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của HS.
- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động
nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.
- Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành.
- Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào
dạy học.
- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cả PP kiểm tra và đánh giá kết quả
học tập của HS.
- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mơí cách thiết kế bài học và xây dựng
mục tiêu bài học.
SƠ ĐỒ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PPDH môn Kĩ thuật
PP trình bày trực
quan (Quan sát
mẫu)
PP làm mẫu

PP luyện tập
PPDH dùng
ngôn ngữ
SƠ ĐỒ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.1.3 Lưu ý giáo viên những dấu hiệu cơ bản của việc thực hiện PPDH tích
cực khi dạy môn kĩ thuật lớp 4 – lớp 5.
- Dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh: nội dung của
bài học thông qua các hoạt động như hoạt động quan sát nhận xét mẫu,
hoạt động hướng dẫn thao tác mẫu, hoạt động thực hành. Trong các
hoạt động này, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo
điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động như hoạt động quan sát,
đàm thoại, thực hiện các thao tác làm ra sản phẩm Qua đó khám phá
Hình thức tổ chức dạy học
Trong lớp
Ngoài lớp
(tại hiện trường)
Cá nhân Nhóm
Cả lớp
ra những điều chưa biết và thu nhận những kiến thức, kĩ năng cần thiết
theo mục tiêu bài học.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Khi dạy môn kĩ
thuật, giáo viên không dạy theo kiểu “rót” kiến thức từ thầy sang trò,
giảng giải mọi vấn đề mà cần tập trung hướng dẫn cho học sinh “ học
cách học”, học cách phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách riêng
của các em. Hướng dẫn cho học sinh cách đọc SGK để bước đầu làm
quen với phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: học tập hợp
tác trong giờ kĩ thuật được tổ chức dưới hình thức học tập theo nhóm
khi học sinh thực hành, trưng bày, trang trí sản phẩm hoặc khi thảo
luận những vấn đề kĩ thuật do giáo viên đặt ra trong giờ học.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: HS phải được tham
gia tự đánh giá dựa trên sự hướng dẫn và các gợi ý về tiêu chí đánh giá
của giáo viên . Khi giáo viên tổ chức trưng bày, đánh giá sản phẩm thực
hành thì khuyến khích, động viên học sinh tham gia đánh giá. Việc kết
hợp đánh giá của học sinh với đánh giá của GV không những tạo không
khí học tập sôi nổi, tích cực, hứng thú mà còn góp phần hình thành
năng lực đánh giá cho học sinh ngay ở cấp tiểu học.
1.1.4 Giúp giáo viên giải quyết những khó khăn bằng cách:
- Tham mưu với hiệu trưởng tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc
dạy môn kĩ thuật lớp 4, lớp 5.
- Khuyến khích giáo viên sưu tầm tranh ảnh, tải từ internet các hình ảnh
có liên quan.
- Thư viện mua sắm thêm nhiều bộ lắp ghép kĩ thuật, bộ thực hành khâu
thêu cho các em khó khăn về kinh tế mượn khi học.
- Với chương lắp ghép kĩ thuật: hướng dẫn cho giáo viên có thể dạy theo
hướng bổ ngang (dạy lắp ghép hoàn chỉnh từng chi tiết) trong từng tiết
học. Tiết cuối của bài sẽ lắp ráp hoàn chỉnh thành sản phẩm. Tuy nhiên
lưu ý giáo viên tránh không dạy theo kiểu “thầy nói đến đâu trò làm
đến đó”.
• Phân công thể nghiệm đề tài như sau:
-Tháng 12: Tuần 15 –Buổi sáng dự lớp 4,5 trường Tân Nghĩa 2
- Buổi chiều dự lớp 2-3 trường Tân Nghĩa 1
-Tháng 1: Tuần 21 –Buổi sáng dự lớp 1,5 trường Sơn Mĩ 2
- Buổi chiều dự lớp 4-5 trường Tân thắng 1
Thời gian bắt đầu từ tháng 12/2009 đến tháng 4/2010.
1. 2/ Quy trình và phương pháp dạy học môn Kĩ thuật lớp 4+5
- Chương : cắt, khâu, thêu:
+ Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét vật liệu
+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm sử dụng kéo
+ Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác.

Trong quá trình dạy học môn Kĩ thuật lớp 4+ 5 một việc không thể thiếu
được, nó giúp cho người giáo viên thành công trong tiết dạy, nhưng giáo viên lại
thờ ơ ít ai chú ý tới Bộ dụng cụ, do vậy khi hướng dẫn học sinh học chưa đạt
như mong muốn, giáo viên lúng túng khi dạy, một số học sinh yếu khi thực hành
chưa hoàn thành sản phẩm như mong muốn .Nhưng thực sự nó đem đến hiệu quả
rất cao trong tiết học, tác dụng giáo dục rất thiết thực gần gũi với học sinh tiểu
học. Vậy muốn cho tiết dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc soạn giảng giáo viên
cần nghiên cứu kĩ Bộ dụng cụ . Sau đây tổ chúng tôi sẽ hướng dẫn thêm khi sử
dụng :bộ dụng cụ kĩ thuật lớp 4+5
@ Đối với Bộ dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu.
+ Vải: Nên chọn loại vải sợi bông để thực hành, do vải có sợi to, khi căng vải
trên khung mặt nền sẽ phẳng, không bị co dúm, hình mẫu không bị xô lệch.
Trong quá trình sử dụng vải để thực hành cần có ý thức tiết kiệm vải.
+ Chỉ khâu,thêu;
Chỉ khâu, thêu có nhiều loại, nhiều màu khác nhau.Muốn có đường khâu, thêu
đẹp cần phải lựa chọn loại chỉ có độ mảnh, dai phù hợp với độ dày, độ dai của sợi
vải.Có màu sắc phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng.
+ Kéo:
Kéo gồm có kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
Cầm kéo bên tay phải, lưỡi kéo có đầu vát và to ở trên, lưỡi kéo thon nhỏ hơn
ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa khít. Dùng kéo xong phải để
đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra.
+ Kim khâu, thêu:
Kim có nhiều loại, nhiều số to, nhỏ khác nhau.Khi thực hành khâu, thêu phải
chọn loại kim phù hợp với độ dày, mỏng từng loại vải. Nên dùng kim có mũi
nhọn, sắc, thon mũi. Khi dùng xong nên để kim đúng chỗ quy định. Tốt nhất nên
làm “ gối” cắm kim để giữ kim không bị gỉ hay gãy mũi kim.
+ Thước:
Thước gồm có thước dây, thước gỗ.
*Thước dây: Ngoài tác dụng để đo các số đo trên cơ thể, thước dây còn dùng để

kiểm tra kích thước sản phẩm. khi dùng xong hướng dẫn học sinh cất cẩn thận, để
thước không bị hỏng ( chảy nhựa do quá nóng, bị xoắn lại…) khi đo thiếu chính
xác.
* Thước gỗ:
Khi kẻ, vẽ trên vải, tay trái cầm thước( ngón cái ở trên, 4 ngón ở dưới), cách
cầm thước như vậy thao tác và di chuyển thước sẽ nhanh,dễ dàng
• Phấn may:
Khi kẽ, vẽ, cầm phấn bằng ngón cái và ngón trỏ.Tránh dùng phấn cùng màu với
vải, làm xong cho phấn vào hộp tránh phấn vỡ vụn.
• Khung thêu:
Khi căng vải lên khung, phải vuốt và kéo vải cho thật thẳng và đều về mọi
phía, để vải không bị xô lệch, độ căng của vải tùy thuộc vào từng loại vải:
-Loại vải mỏng: căng vừa
-Loại vải dày: căng thẳng
* Giấy than
Giấy than rất quan trọng và cần thiết khi thêu, giấy than dùng để in mẫu thêu
lên vải. Dùng tờ giấy than đặt ở giữa lớp vải và mẫu thêu, có thể lấy kim ghim
chặt để mẫu thêu không bị xê dịch.

VÍ DỤ1
BÀI: Vật liệu dụng cụ cắt khâu thêu ( tiết 1) –Lớp 4
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
a) Mục tiêu:
Học sinh phân biệt được các loại kéo, cách sử dụng.
b) Cách tiến hành:
-Thảo luận nhóm đôi.
+Đặc điểm cấu tạo.
-Giáo viên cho học sinh quan sát kéo cắt vải, kéo cắt chỉ
Hỏi: Nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 loại kéo?
- Giáo viên giới thiệu thêm kéo bấm tay trong bộ dụng cụ để mở rộng

thêm kiến thức.
Hỏi: Cách cầm kéo
- Giáo viên hướng dẫn cách cầm kéo cho các em .
Giáo viên chốt:
Kéo gồm có kéo cắt vải, kéo cắt chỉ.
Cầm kéo bên tay phải, lưỡi kéo có đầu vát và to ở trên, lưỡi kéo thon nhỏ hơn
ở dưới , kéo luôn được mài sắc, giữ 2 lưỡi kéo vừa dễ cắt vải bằng những nhát cắt
sắc gọn và chính xác, đầu kéo sắc nhọn ( không bị quăn lại ) .Dùng kéo xong phải
để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai nạn có thể xảy ra. ( Phần này đã nêu
mục hướng dẫn trên)
Ví dụ 2
Bài: Cắt vải theo đường vạch dấu ( tiết 2 ) –Lớp 4
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật.
a) Mục tiêu:
Học sinh nắm được các thao tác, cắt đúng theo đường vạch.
b) Cách tiến hành
Thảo luận nhóm
+ Vạch dấu trên vải:
Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng , đặt thước đúng vị
trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt.
Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ theo vị
trí đã định.
+ Cắt vải theo đường vạch dấu.
( Quan sát hình sách giáo khoa)-bên cạnh đó giáo viên kết hợp cho học
sinh quan sát tranh quy trình.
• Lưu ý: Khi thực hiện cắt theo đường vạch dấu :
= Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn
= Mở rộng 2 lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải
không bị cộm lên.
= Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo.

= Đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu
= Chú ý giữ an toàn không đùa nghịch.
Giáo viên chốt: Khi vạch dấu trên vải dù đường thẳng hay khi vạch dấu đường
cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải, sau đó vẽ. Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái
cầm vải nâng nhẹ lên, đưa lưỡi kéo cắt theo đường vạch dấu, trong khi cắt không
được đùa nghịch.Dùng kéo xong phải để đúng chỗ quy định và an toàn, tránh tai
nạn có thể xảy ra. ( Phần này đã nêu mục hướng dẫn trên)
Chương : Lắp ghép mô hình
Để sử dụng hiệu quả Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật , cụ thể là các em học sinh
có thể lắp, tháo được các mô hình kĩ thuật đúng quy trình, đúng kĩ thuật. Trong
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật gồm có 34 chi tiết và dụng cụ khác nhau, được
phân thành 7 nhóm chính ( SGK đã hướng dẫn cụ thể)
Quy trình lắp ghép mô hình theo các bước sau:
- Quan sát vật mẫu
- Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
c) Lắp ráp xe
d) Tháo rời
Ví dụ
Bài: Lắp xe ben ( Lớp 5)
Hoạt động 2:
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Mục tiêu
Học sinh nắm được các bước lắp xe.
b)Cách tiến hành
Thảo luận nhóm 6
Các chi tiết, chi tiết dụng cụ:Tấm lớn, tấm nhỏ,3 tấm để lắp chữ U, tấm mặt
ca bin,
( Bộ đồ dùng)

Câu hỏi thảo luận .
1-Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ cần chọn những chi tiết nào?
2- Để lắp sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở( hình 2), em phải
chọn thêm các chi tiết nào?
- Các nhóm tiến hành lắp.
-Trưng bày sản phẩm –nhận xét
Kết luận : Lắp xe ben theo các bước:
-Lắp các bộ phận
- Khung sàn xe các giá đỡ
- Sàn ca bin và các thanh đỡ
- Trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin
- Lắp ráp các bộ phận với nhau để được xe ben hoàn chỉnh
• LƯU Ý: Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
Đây là hoạt động cực kì quan trọng, là phương pháp trong đó giáo viên biểu
diễn các thao tác kĩ thuật kết hợp với giải thích nhằm giúp học sinh hiểu rõ trình
tự và cách thực hiện các phương pháp khác. Giải thích –minh họa; quan sát- trình
bày trực quan và vấn đáp ( giáo viên nên chọn vị trí đứng mà tất cả học sinh đều
thấy)
IV/ Kết quả đạt được.
Thời điểm Số tiết
đã dự
Xếp loại Ghi
chú
Tốt Khá ĐYC CĐYC
Tháng12
đến tháng 4 12
SL TL SL TL SL TL SL TL
4 33.3 5 41.7 3 25.0 0 0
a) Đối với giáo viên.
Thông qua môn học giáo viên hiểu thêm rằng, bước hướng dẫn thao tác kĩ

thuật là bước quan trọng, nếu giáo viên hiểu môn kĩ thuật ở trường tiểu học là
một môn học ứng dụng thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực
hiện , giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp cho học sinh
đạt tới đích dự kiến của bài học, trong bài học giáo viên phân hóa đối với
những học sinh có kiến thức và trình độ tư duy khác nhau để mỗi học sinh đều
được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức. Tránh giáo viên không dạy nhồi
nhét, áp đặt. Giáo viên hiểu dạy kĩ thuật có đặc điểm quan trọng là lý thuyết
gắn với thực hành.
b) Đối với học sinh.
Các em yêu thích môn Kĩ thuật vì đây là môn học rất hay, rất vui, rất bổ ích,
rất thú vị, tự tay các em làm ra sản phẩm để gửi tặng ông, bà, cha, mẹ, giúp
em khéo léo, nhanh nhẹn, rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, dẻo dai, kiên trì, giúp các
em thêm vui vẻ, sảng khoái sau những giờ học Toán,Tiếng việt căng thẳng.
V/ Hiệu quả và khả năng phổ biến:
Môn Kĩ thuật giúp học sinh biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động
đơn giản, biết mục đích, cách tiến hành một số công việc lao động đơn giản
trong gia đình; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. Rèn
luyện kĩ thuật thực hành và làm được sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.
Từ đó, hình thành cho các em lòng yêu lao động, quý sản phẩm lao động.
Vì vậy về phương pháp và tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học môn Kĩ
thuật lớp 4+5 như một hoạt động giáo dục kĩ năng sống, đạo đức cho học
sinh.Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để tiết học nhẹ
nhàng, hiệu quả. Tùy điều kiện thực tế của nhà trường, tổ chức dạy học ở trong
hoặc ngoài lớp học để học sinh được thực hành và được chơi với sản phẩm đã
làm ra. Hướng dẫn học sinh nắm được các thao tác của quy trình tạo ra sản
phẩm.Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy môn kĩ thuật. Đánh giá học sinh bằng nhận xét theo chuẩn kiến
thức kĩ năng của môn học. Tuyệt đối không giao bài tập cho học sinh về nhà làm
để đánh giá.Muốn làm tốt điều đó, giáo viên cần dạy đúng, dạy đủ nội dung
chương trình môn kĩ thuật. Để đạt mục tiêu môn học đề ra, nhằm góp phần giáo

dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển toàn diện. Giáo viên cần
phải thay đổi nhận thức đối với môn học, đổi mới thói quen dạy học. Đồng thời
phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn
nghiệp vụ để có những hiểu biết đầy đủ, sâu rộng về kĩ thuật, có khả năng thực
hiện các thao tác kĩ thuật thành thạo, khéo léo; có nghiệp vụ sư phạm vững vàng,
có khả năng thích ứng cao với những thay đổi trong quá trình dạy học và có tâm
huyết đổi mới PPDH.
Đó cũng chính là góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2009-2010. Năm học
thực hiện các cuộc vận động lớn và phong trào “ xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
Trên đây chỉ là một số biện pháp giúp giáo viên dạy môn kĩ thuật lớp 4+5
điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện trong nhà trường .
Hàm Tân, ngày 19
tháng 4 năm 2010
Tổ Kĩ thuật

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×