Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề + đáp án KTHKII lý 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.35 KB, 3 trang )

Họ và tên:………………………………………………
Lớp: ………………………
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II –
MÔN VẬT LÍ 6
Thời gian: 45’ (không kể thời gian phát đề)
Ngày kiểm tra:
Điểm: Nhận xét của giáo viên:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I. Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trong các câu sau: (1đ)
Câu 1: Khi nung nóng 1 quả cầu bằng sắt thì:
A. Khối lượng quả cầu sẽ tăng lên.
B. Khối lượng quả cầu sẽ giảm đi.
C. Khối lượng riêng quả cầu sẽ tăng.
D. Khối lượng riêng quả cầu sẽ giảm.
Câu 2: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B. Các chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. Nhiệt độ mà tại đó chất rắn nóng chảy luôn luôn thay đổi.
D. Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy không thay đổi.
Câu 3: Sau giai đoạn nóng chảy, nếu tiếp tục đun nữa thì:
A. Nhiệt độ tiếp tục tăng.
B. Nhiệt độ bắt đầu giảm.
C. Nhiệt độ tiếp tục không thay đổi.
D. Tùy theo chất rắn đó là gì.
Câu 4: Sự nở về nhiệt của 3 chất rắn, lỏng, khí được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, lỏng, rắn.
C. Lỏng, rắn, khí. D. Lỏng, khí, rắn.
II. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: (1đ)
Nhiệt độ Diện tích mặt thoáng Thể lỏng
Thể rắn Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ đông đặc
Câu 1: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào (1)……………………………………, gió và (2)……………………………………của


chất lỏng.
Câu 2: Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang ………………………………………
Câu 3: Với một chất thì …………………………………………và nhiệt độ đông đặc của nó bằng nhau.
III. Hãy khoanh tròn vào câu đúng hoặc sai cho ý kiến mà em chọn: (1đ)
Câu 1: Thân nhiệt của người bình thường là 38
0
C.
A. Đúng B. Sai
Câu 2: Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0
0
C.
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Khi làm muối, người ta dựa vào hiện tượng bay hơi.
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhỏ.
A. Đúng B. Sai
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Vì sao khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
(1,5đ)
Câu 2: Tại sao quả bóng bàn đang bẹp, khi nhúng vào nước nóng thì có thể phồng lên? (1đ)
Câu 3: Thế nào là sự ngưng tụ? Cho ví dụ. (1đ)
Câu 4: Các chậu ở hình vẽ dưới đây đều đựng 0,5kg nước. Để cả 3 chậu trong phòng kín. Hỏi sau 1 tuần chậu
nào còn ít nước nhất? Tại sao? Chậu nào còn nhiều nước nhất? Tại sao?
A B C
Câu 5: Hãy tính xem 60
0
C, 95
0
C ứng với bao nhiêu
0

F? (2đ)
–––––––––––––––––
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
THI HK2 VẬT LÍ 6 (2006-2007)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I. Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D): (Mỗi câu đúng đạt 0,25đ)
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: B
II. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: (Mỗi từ đúng đạt 0,25đ)
Câu 1: (1) nhiệt độ (2) diện tích mặt thoáng.
Câu 2: thể lỏng.
Câu 3: nhiệt độ nóng chảy.
III. Hãy khoanh tròn vào câu đúng hoặc sai cho ý kiến mà em chọn: (Mỗi câu đúng đạt 0,25đ)
Câu 1: B. Sai
Câu 2: A. Đúng
Câu 3: A. Đúng
Câu 4: B. Sai
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Khi rót nước nóng vào:
+ Cốc thủy tinh dày dễ vỡ vì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nên nóng lên trước và nở ra.
(0,25đ)
Lớp thủy tinh bên ngoài chưa kòp nóng và chưa nở ra. (0,25đ)
Do sự nở không đồng đều của cốc thủy tinh gây ra một lực lớn làm cốc bò vỡ. (0,5đ)
+ Cốc thủy tinh mỏng không vỡ vì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và nở ra đồng thời.
(0,5đ)
Câu 2:
Quả bóng bàn đang bẹp, khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì không khí trong quả bóng bò
nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. (1đ)

Câu 3:
Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. (0,5đ)
Ví dụ: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa, hoặc hơi nước trong không khí ban đêm
gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá. (0,5đ)
Câu 4:
+ Chậu A còn nước nhiều nhất. (0,25đ)
Vì diện tích trên mặt thoáng của chậu A nhỏ nên tốc độ bay hơi nhỏ. (0,5đ)
+ Chậu C còn ít nước nhất. (0,25đ)
Vì diện tích mặt thoáng của chậu C lớn nên tốc độ bay hơi lớn. (0,5đ)
Câu 5:
60
0
C = 0
0
C + 60
0
C
= 32
0
F + (60 × 1,8)
0
F (0,75đ)
= 140
0
F (0,25đ)
95
0
C = 0
0
C + 95

0
C
= 32
0
F + (95 × 1,8)
0
F (0,75đ)
= 203
0
F (0,25đ)
−−−−−−−−−−−−−−−−−

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×